Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 6

kiện sống mới thì cần duy trì và phát huy (tập thể dục, chơi thể thao, làm sạch môi trường sống...); ngược lại, những thói quen không phù hợp thì cần phải điều chỉnh, hạn chế và sửa đổi (làm việc tùy tiện không giờ giấc, thiếu kế hoạch, đi lại tùy hứng không theo luật giao thông...). Những thói quen tốt cũng là một điều kiện để hình thành lối sống đẹp.

Chính thói quen của SV cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục kỷ luật cho SV. Bởi vì thói quen và hành động đã được hình thành không dễ dàng để thay đổi được. Nếu SV có thói quen tốt thì việc quản lý, giáo dục kỷ luật gặp nhiều thuận lợi. Ngược lại, nếu SV có thói quen chưa tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục kỷ luật cho SV của Trung tâm GDQP&AN.

- Trình độ của cán bộ làm công tác giáo dục kỷ luật: Con người là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Để cho việc giáo dục kỷ luật SV đạt hiệu quả thì trước hết cán bộ, nhân viên, SV trong Trung tâm phải có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục kỷ luật.

Cán bộ làm công tác giáo dục cần làm tốt việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chấp hành kỷ luật của SV. Đồng thời cán bộ làm công tác giáo dục kỷ luật cần phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.

Cán bộ quản lý SV là người trực tiếp giáo dục kỷ luật cho SV, do vậy đòi hỏi cán bộ quản lý SV không chỉ làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình mà cần phải biết phát huy các lực lượng giáo dục khác trong Trung tâm như: GV, SV, tổ chức Đoàn, tập thể lớp.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Những năm qua cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi mới đất nước, công tác quốc phòng, an ninh của nước ta luôn được Đảng và Nhà nước, nhân dân chăm lo xây dựng, củng cố. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Tăng cường, củng cố GDQP&AN là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân” [14]. Tư duy mới của Đảng ta về xây dụng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân

dân trong giai đoạn hiện nay được thể hiện rõ ở việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức GDQP&AN, làm cho mọi người hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Công tác quốc phòng và an ninh được quan tâm đào tạo và giáo dục cho SV còn thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần nâng cao vị thế chính trị, quân sự của nước ta đối với các nước trong khu vực và bạn bè quốc tế.

Hiện nay Luật Giáo dục quốc phòng, an ninh của Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm GDQP&AN và cũng đã ban hành Thông tư về chương trình, quy chế đánh giá kết quả GDQP&AN đối với SV... Đây là điều kiện thuận lợi để Trung tâm GDQP&AN thực hiện tốt công tác giáo dục kỷ luật cho SV.

- Sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội đối với việc giáo dục kỷ luật: Đất nước ta hiện nay đang trong công cuộc đổi mới, đất nước có nhiều thay đổi quan trọng: chính trị ổn định, kinh tế có những bước tăng trưởng nhất định, văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao... Điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục không ngừng được tăng lên, điều kiện sống và học tập của SV không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, do mặt trái của kinh tế thị trường kéo theo một loạt những tệ nạn nảy sinh: nạn cờ bạc, lô đề, rượu chè, ma túy, mại dâm... trong xã hội đang hình thành lối sống chạy theo đồng tiền khiến mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng với cá nhân ngày càng giảm, các cá nhân có xu hướng sống biệt lập, chỉ biết mình... Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ nói chung và SV trong các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đất nước mở cửa hội nhập kéo theo những biến động về hệ thống các giá trị truyền thống về đạo đức, về bản sắc văn hóa với sự du nhập của nhiều luồng văn hóa. Thế hệ trẻ khó xác định được đâu là những tinh hoa văn hóa cần phải tiếp thu và với sức đề kháng còn yếu khiến những luồng văn hóa ngoại lai rất dễ xâm nhập.

Toàn bộ điều kiện kinh tế - xã hội với những mặt tích cực và tiêu cực của nó đang từng ngày, từng giờ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến SV. Trung tâm GDQP&AN là cơ sở GD&ĐT, là một bộ phận của xã hội, do đó tất yếu phải chịu sự chi phối tác động

Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 6

nhiều chiều từ xã hội... những biểu hiện tiêu cực đó tất yếu sẽ tác động, chi phối đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, động cơ học tập, chấp hành kỷ luật của SV.

- Quy mô đào tạo của trường đại học: Trong những năm gần đây quy mô đào tạo của các trường đại học lớn, trong khi các điều kiện để đáp ứng nhu cầu dạy và học thì chưa đáp ứng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN.

- Các phong trào hoạt động chung: Sự hình thành và phát huy lối sống tốt đẹp của SV học môn GDQP&AN không thể tách rời các hoạt động chung và tập trung, nhất là các phong trào, các cuộc vận động mang tính quần chúng, tính xã hội cao (phong trào Thanh niên tình nguyện, Hiến máu nhân đạo, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp...).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, trong Chương 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN, bao gồm những nội dung: Các khái niệm cơ bản (Kỷ luật; giáo dục; giáo dục kỷ luật; Giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN) và làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN.

Công tác giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN có vị trí quan trọng, là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp SV hoàn thiện về nhân cách. Giáo dục kỷ luật có vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu GD&ĐT của Trung tâm GDQP&AN, do đó các chủ thể giáo dục cần có những biện pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của Trung tâm, địa phương để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN.

Qua chương này, tác giả đã thể hiện cơ sở lý luận giúp cho việc nghiên cứu được đúng hướng, logic khoa học, phù hợp với yêu cầu chung GD&ĐT của Trung tâm GDQP&AN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay. Đây là những vấn đề cơ bản, từ đó có cơ sở để nghiên cứu, phân tích thực trạng giáo dục kỷ luật cho SV và đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN‌


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về khách thể khảo sát

Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 2936/QĐ-TCCT ngày 17/12/1992 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên là Trung tâm GDQP&AN đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với hơn 27 năm xây dựng và phát triển đã có nhiều thành tích và phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng trao tặng. Trung tâm đã khẳng định được vị trí trong sự nghiệp giáo dục quốc phòng toàn dân nói chung, giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh sinh viên nói riêng. Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên là giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường Đại học, Cao Đẳng thuộc Đại học Thái Nguyên. Mỗi khóa, sinh viên có thời gian học tập và rèn luyện là 5 tuần.

Năm 1994, Đại học Thái Nguyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất 5 trường: Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Trường Đại học Y khoa Việt Bắc, Trường Đại học cơ điện Việt Bắc, Trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái và Trường Công nhân Cơ điện Bắc Thái. Vì vậy, Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên được hình thành từ Trung tâm Giáo dục quốc phòng thành phố Thái Nguyên của Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc và các Bộ môn quân sự thuộc các trường đại học trên. Các sĩ quan biệt phái của Trung tâm do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên quản lý.

Trụ sở đầu tiên của Trung tâm đặt tại Khu B của trường Đại học Sư phạm Việt Bắc (Cao đẳng Sư phạm Việt Bắc cũ).

Năm 1996, Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên chuyển địa điểm về Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp và là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp. Các sĩ quan biệt phái do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên quản lý. Tháng 4 năm 2000, Bộ Tư Lệnh Quân khu 1 quyết định chuyển các sĩ quan biệt phái về chịu sự quản lý của Bộ tham mưu Quân khu 1.

Giai đoạn 2002 đến nay Theo Quyết định số 170/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên trở thành một đơn vị thành viên trực thuộc Đại học Thái Nguyên, theo quy hoạch của Đại học Thái Nguyên. Trụ sở của Trung tâm lại chuyển về địa điểm thuở ban đầu thành lập, thay thế Trường Đại học Đại cương giải thể, thuộc quản lý hành chính của Xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên.

Tháng 5 năm 2008, Trụ sở của Trung tâm được di chuyển về địa điểm mới tại xóm Nước Hai, xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên. Trung tâm được Nhà nước đầu tư xây dựng theo Quyết định số 07/2003/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch các Trung tâm GDQP&AN giai đoạn 2001 - 2010.

Ngày 15/02/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 437/QĐ-BGDĐT đổi tên Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên thành Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.

Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên có sứ mạng như sau:“Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Thái Nguyên có nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho học sinh, SV và đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”; Và tầm nhìn “Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, GV; đổi mới căn bản nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo; hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh SV; đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh có chất lượng cao. Phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy về GDQP&AN trong cả nước”.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ giáo viên Trung tâm đã tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, đến nay có 1 người có học hàm giáo sư, tiến sĩ; 17 người có trình độ thạc sĩ và 45 người có trình độ đại học. Đối với các môn học, nhà trường đều tổ chức các giờ bình giảng, trong đó môn chính trị là 12 giờ/năm; môn quân sự là 18 giờ/năm. Thông qua những giờ bình giảng, toàn thể cán bộ Khoa giáo viên và Trung tâm dự giờ, chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu để rút kinh nghiệm chung cho giáo viên, trong đó đặc biệt chú ý đối với những giáo viên mới về giảng dạy.

Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm gồm giảng đường, thư viện, hội trường, ký túc xá SV; Nhà làm việc của Ban Giám đốc, Nhà công vụ; Khu thao trường kỹ chiến thuật, nhà kho quân khí, quân trang; sân vận động… với diện tích đất sử dụng là 15,5327 ha. Diện tích này đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu khoa học quân sự và các hoạt động rèn luyện, sinh hoạt tập thể của người học và cán bộ, GV.

Hệ thống giảng đường của Trung tâm bao gồm 01 nhà giảng đường 03 tầng với 10 phòng học, 02 phòng máy tính phục vụ việc thi trắc nghiệm, 01 giảng đường lớn. Trung tâm có hệ thống khu học tập, rèn luyện gồm nhà tập bắn, thao trường kỹ chiến thuật, sân duyệt đội ngũ, chào cờ và tổ chức các sự kiện. Trung tâm có hệ thống sân vận động (02 sân), nhà thi đấu thể thao đa năng, hội trường, dụng cụ phục vụ SV luyện tập thể dục thể thao, văn nghệ và các chương trình hoạt động tập thể. Hàng năm, Trung tâm đều dành một nguồn kinh phí để hỗ trợ SV tham gia các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khóa…Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên có khả năng tổ chức học tập tập trung cho mỗi khóa khoảng 1700 SV.

* Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong những năm qua:

Tổ chức giảng dạy môn học GDQP&AN cho học sinh, SV các Trường thành viên, các khoa trực thuộc Đại học Thái Nguyên được 26 khóa; Liên kết giảng dạy cho học sinh, SV các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn.

Đào tạo được 11 khóa ngắn hạn giáo viên GDQP&AN cho các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề các tỉnh khu vực phía Bắc và trên địa bàn Quân khu 1.

Từ năm 2007, Trung tâm đã được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ cùng với Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy hai môn (môn Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng an ninh). Đến nay đã thực hiện được 09 khóa đào tạo.

Trung tâm đã tham mưu cho Giám đốc Đại học Thái Nguyên và lãnh đạo các trường thành viên về công tác quốc phòng, an ninh; giúp các nhà trường xây dựng các phương án bảo vệ trường và được đánh giá có chất lượng tốt qua kiểm tra của Thanh tra quốc phòng hàng năm.

Huấn luyện hơn 1200 lượt tự vệ cho các trường trong Đại học Thái Nguyên, dân quân tự vệ các phường, xã trên địa bàn; kết quả huấn luyện đều đạt từ khá trở lên. Trong hơn 27 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm GDQP&AN - Đại học

Thái Nguyên đã 3 lần di chuyển địa điểm với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất. Được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Quân khu 1 và sự cố gắng, nỗ lực của tập thể đơn vị, đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động đã phát huy tốt bản chất truyền thống Quân đội, quyết tâm vượt qua những khó khăn để từng bước xây dựng, ổn định cơ sở vật chất bảo đảm cho quá trình hoạt động tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh.

Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên đã được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng nhì và hạng ba; Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen; được Bộ Giáo dục & Đào tạo, UBND tỉnh Thái Nguyên, Tư lệnh Quân khu 1 tặng nhiều Bằng khen cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác Giáo dục quốc phòng, an ninh.

2.1.2. Mục tiêu khảo sát

Khảo sát nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm một cách khách quan, cụ thể. Qua đó tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục kỷ luật cho SV ở Trung tâm GDQP&AN.

2.1.3. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát được tập trung vào những vấn đề sau:

- Thực trạng nhận thức về giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.

- Đánh giá của GV và SV về thái độ học tập và rèn luyện kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.

- Thực trạng giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỷ luật cho SV Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.

2.1.4. Đối tượng, địa bàn khảo sát

Gồm 213 SV đang học tại Trung tâm và 37 GV khoa Giáo viên tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí