* Ý kiến của sinh viên
Bên cạnh việc tìm hiểu đánh giá của giảng viên về biểu hiện các hành vi lệch chuẩn của sinh viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (ở phiếu điều tra số 2) để tìm hiểu sự tự đánh giá của chính bản thân các em về nội dung này. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.5: Đánh giá của sinh viên về các biểu hiện vi phạm kỷ luật của SV tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh
Các biểu hiện | Mức độ | Tổng điểm | X | TB | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | |||||
1 | Vi phạm quy chế, quy định, chế độ yêu cầu của nhà trường và Trung tâm. | 24 | 42 | 83 | 48 | 436 | 2,21 | 5 |
2 | Vi phạm thời gian (Tự do đi chơi;đi chơi quá giờ quy định; chậm trong học tập; ra ngoài không báo cáo theo quy định điều lệnh quân đội; chậm thực hiện yêu cầu điều lệnh…) | 29 | 55 | 94 | 19 | 488 | 2,48 | 3 |
3 | Vi phạm lễ tiết tác phong khi ra, vào Trung tâm (Như: Mang mặc sai tác phong không đội mũ, không đeo biển, phù hiệu, không mang thắt lưng…) | 42 | 65 | 90 | 0 | 543 | 2,75 | 1 |
4 | Vi phạm quy chế học tập, thi và kiểm tra. | 18 | 42 | 89 | 48 | 424 | 2,15 | 6 |
5 | Vi phạm luật lệ giao thông. | 12 | 47 | 77 | 61 | 404 | 2,05 | 7 |
6 | Uống rượu, bia say, hút thuốc lá vi phạm quy định ở Trung tâm. | 6 | 19 | 65 | 107 | 318 | 1,61 | 10 |
7 | Lười học tập, rèn luyện | 27 | 50 | 101 | 19 | 479 | 2.43 | 4 |
8 | Còn có thói quen sinh hoạt tự do, tuỳ tiện. | 36 | 59 | 89 | 13 | 512 | 2,60 | 2 |
9 | Chống lại yêu cầu của giáo viên và mệnh lệnh của người chỉ huy. | 12 | 35 | 59 | 91 | 362 | 1,84 | 9 |
10 | Có biểu hiện (hành vi) cá độ, lô đề, đánh bài ăn tiền... | 12 | 48 | 59 | 78 | 388 | 1,97 | 8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hình Thức Giáo Dục Kỷ Luật Cho Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
- Giáo dục kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên - 6
- Thực Trạng Nhận Thức Về Giáo Dục Kỷ Luật Cho Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Thái Nguyên
- Thực Trạng Sử Dụng Các Hình Thức Tổ Chức Giáo Dục Kỷ Luật Cho Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Thái Nguyên Hiện Nay
- Đánh Giá Của Sv Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Giáo Dục Kỷ Luật Cho Sv Tại Trung Tâm Gdqp&an - Đại Học Thái Nguyên Hiện Nay
- Đề Xuất Các Biện Pháp Giáo Dục Kỷ Luật Cho Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Đại Học Thái Nguyên
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Qua số liệu bảng 2.6 ta nhận thấy:
Đa số SV đều tự nhận thấy và đánh giá các biểu hiện hành vi lệch chuẩn vẫn tồn tại ở bản thân và bạn cùng học trong khi đang học tập và rèn luyện tại Trung tâm. Trong đó, “Vi phạm lễ tiết tác phong khi ra, vào Trung tâm (Như: Mang mặc sai tác phong không đội mũ, không đeo biển, phù hiệu, không mang thắt lưng…)” ( X =2,75; xếp TB1) và “Còn có thói quen sinh hoạt tự do, tuỳ tiện.” ( X =2,60; xếp TB2) được thể hiện rõ nét nhất và được đánh giá ở mức độ tương đối nhiều. Đây là những biểu hiện bộc lộ rõ trong quá trình học tập và rèn luyện hàng ngày ở Trung tâm, do đó không chỉ GV mà SV cũng nhìn thấy rõ.
Các biểu hiện: “Uống rượu, bia say, hút thuốc lá vi phạm quy định ở Trung tâm”; “Chống lại yêu cầu của giáo viên và mệnh lệnh của người chỉ huy.” và “Có biểu hiện (hành vi) cá độ, lô đề, đánh bài ăn tiền...”; “Vi phạm luật lệ giao thông”… là những biểu hiện ít có ở các em SV tại Trung tâm. Theo chúng tôi, có hai nguyên nhân chính khiến cho những biểu hiện hành vi lệch chuẩn trên ít được SV nhận thấy:
Thứ nhất, Khi đến Trung tâm, các em được học tập và rèn luyện với cường độ cao, như là những người lính thực sự. Với yêu cầu kỷ cương, kỷ luật cao, vi phạm sẽ bị đuổi học, vì vậy các em không dám có những hành vi trái với quy định của Trung tâm như: rượu chè, cờ bạc, lô đề…
Thứ hai, những hành vi lệch chuẩn này có thể khá nhiều trong sinh hoạt của một số em, nhưng chúng chỉ được bộc lộ ở ngoài giờ học tập, ở bên ngoài Trung tâm, vì vậy không chỉ GV mà cả các bạn học cũng không nhìn thấy được những hành vi lệch chuẩn khi các em đến lớp.
Trao đổi về vấn đề này, sinh viên L.T.A.H (Khoa Điều dưỡng, Đại học Y dược) cho biết: “Trong lớp em vẫn còn có bạn uống rượu bia, gây gổ đánh nhau gây mất trật tự khu nhà trọ, Tuy nhiên những hành động đó chỉ diễn ra ở nhà trọ chứ khi đến lớp, do quy định của Trung tâm rất cụ thể và các thầy khá nghiêm khắc nên những bạn đó không dám có hành vi lệch chuẩn vi phạm các quy định của Trung tâm”
Còn sinh viên N.V.Tr (Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên) thì bộc bạch: “Hôm kia thức khuya canh gác nên sáng đến giờ báo thức tập thể dục mặc dù đã tỉnh giấc, nhưng em đã xuống sân tập trung muộn, làm cả lớp phải đứng đợi”. Như vậy, ở nhiều SV, các biểu hiện hành vi lệch chuẩn có khá nhiều.
Cùng chung quan điểm này, thầy giáo Ng.H.H cho biết: “Đa số SV đến Trung tâm học ít vi phạm các quy định về tính kỷ luật, nếu có thì chỉ vi phạm một số những quy định về trang phục, tác phong… mà thôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn biết rằng, điều đó không có nghĩa là ý thức kỷ luật của các em là tốt, mà thực tế, các em vẫn còn thể những hành vi chuẩn một cách hình thức, đối phó. Vì vậy trong giảng dạy và giáo dục, chúng tôi cố gắng tác động vào nhận thức để các em có sự hiểu biết đầy đủ về trách nhiệm của mình và có những hành vi đẹp từ trong suy nghĩ chứ không phải là những hành vi đẹp mang tính hình thức, đối phó.”
Như vậy, đa số SV của Trung tâm đều có các biểu hiện hành vi lệch chuẩn với các mức độ khác nhau, song không nhiều. Đây có thể là biểu hiện ở một bộ phận SV chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục kỷ luật, do vậy chưa hình thành cho bản thân thái độ học tập và rèn luyện đúng đắn, từ đó có những biểu hiện lệch chuẩn khi học tập tại Trung tâm.
2.2.3. Thực trạng giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
2.2.3.1. Thực trạng mục tiêu giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
Kỷ luật nói chung và kỷ luật học tập trong nhà trường nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra sự ổn định, trật tự, sự thống nhất cao và vẻ đẹp văn hóa của mỗi nhà trường. Vì vậy giáo dục kỷ luật cho người học là nhiệm vụ cơ bản của các nhà trường nói chung, trong đó có Trung tâm GDQP&AN nói riêng. Muốn giáo dục kỷ luật cho người học, cần xác định rõ ràng, đúng đắn mục tiêu, xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục cho phù hợp. Trong đó, mục tiêu giáo dục kỷ luật có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình dạy học và giáo dục SV, bởi mục tiêu sẽ quyết định đến nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục. Xác định mục tiêu giáo dục như thế nào sẽ thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục tương ứng với nó như thế.
Để tìm hiểu mục tiêu giáo dục tính kỷ luật của Trung tâm, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 4 (ở phiếu điều tra số 1) với 4 mức độ lựa chọn. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.6. Ý kiến của GV về mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
Mục tiêu | Mức độ | Tổng | X | TB | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | |||||
1 | Trang bị những kiến thức cơ bản về hiến pháp, pháp luật của nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội và quy định của nhà trường; những hiểu biết đúng về các hình thức kỷ luật, các bước thi hành kỷ luật trong nhà trường và quân đội; đấu tranh phê bình, chống lại mọi nhận thức, biểu hiện sai trái | 8 | 16 | 9 | 0 | 98 | 2,96 | 1 |
2 | Nâng cao cao nhận thức, niềm tin tự giác thực hiện pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội và quy định của nhà trường và ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tác động, ảnh hưởng xấu và vượt qua những tình huống dễ nảy sinh vi phạm kỷ luật; | 7 | 17 | 9 | 0 | 97 | 2,93 | 2 |
3 | Rèn luyện SV có tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần chịu đựng, tính kiên trì, ý chí quyết tâm vượt khó, vượt khổ giành kết quả cao trong học tập; thói quen thực hiện về lễ tiết tác phong trong mang, mặc, sinh hoạt, phát ngôn và giải quyết các mối quan hệ, giao tiếp hàng ngày; rèn luyện tác phong chấp hành nghiêm các chế độ, quy định, kế hoạch học tập hàng ngày của Trung tâm. | 5 | 16 | 12 | 0 | 92 | 2,78 | 3 |
Kết quả bảng 2.6 cho thấy: Việc thực hiện mục tiêu giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN được cán bộ GV đánh giá đạt được ở mức độ tương đối tốt (với X từ 2,78 đến 2,96).
Mục tiêu: “Trang bị những kiến thức cơ bản về hiến pháp, pháp luật của nhà nước...” được thực hiện tốt nhất ( X =2,96; xếp TB1, mức độ tốt).
Tiếp theo là mục tiêu: “Nâng cao nhận thức, niềm tin tự giác thực hiện pháp
luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội...” ( X =2,87; xếp TB2, mức độ tốt).
Sở dĩ các mục tiêu này được cán bộ GV đánh giá đạt kết quả tương đối tốt, bởi vì trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trung tâm GDQP&AN, Trung tâm đã dành lượng thời gian tương đối lớn để trang bị những kiến thức về chính trị và quốc phòng cho SV thông qua rất nhiều hình thức: học tập lý luận, thông qua các bài nói chuyện, các buổi thảo luận, thông qua tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ và các hoạt động thực tế… Chính vì vậy, khả năng tư duy, tự luận về Quốc phòng, về Quân sự của các em thay đổi rõ nét trước và sau thời gian học tập.
Trao đổi về vấn đề này, sinh viên N.T.H (Khoa Điều dưỡng, Trường Đại học Y Dược) em cho biết: “Đến học ở Trung tâm, chúng em không chỉ được trang bị những kiến thức, những kỹ năng cơ bản về QPAN và ý thức bảo vệ Tổ quốc theo chương trình của Bộ GD&ĐT, mà còn được sống tập thể, được trải nghiệm cuộc sống quân ngũ. Vì vậy, đối với em, một đợt học tập ở đây là một lần lột xác cả về tư tưởng và hành động để trưởng thành hơn”.
Mục tiêu: “Rèn luyện SV có tính tổ chức, tính kỷ luật, tinh thần chịu đựng, tính kiên trì, ý chí quyết tâm vượt khó…” được đánh giá đạt kết quả thấp nhất, ( X =2.78; xếp TB3, mức độ tốt).
Như vậy, việc thực hiện mục tiêu về mặt nhận thức và hành vi giáo dục kỷ luật cho SV của Trung tâm đạt mức độ tương đối tốt. Việc thực hiện mục tiêu là cơ sở cho việc xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp cho người học đạt chất lượng và hiệu quả tốt.
2.2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỷ luật cho sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên hiện nay
Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung giáo dục kỷ luật cho SV, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (phiếu điều tra số 1) gồm 3 nội dung và 4 mức độ đánh giá, kết quả được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Đánh giá của GV về việc thực hiện nội dung giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Thái Nguyên hiện nay.
Nội dung | Mức độ | Tổng | X | TB | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | |||||
1 | Về nâng cao nhận thức gồm: Trang bị hiến pháp, pháp luật, điều lệ, quy chế, quy định, yêu cầu của quân đội và nhà trường trong quá trình đào tạo cho SV. | 8 | 16 | 9 | 0 | 98 | 2,96 | 1 |
2 | Về xây dựng thái độ, niềm tin gồm: Giáo dục tính tất yếu khách quan, vai trò tầm quan trọng kỷ luật, yêu cầu kỷ luật của người SV trong quá trình đào tạo, trong tổ chức xã hội và trong quân đội. | 5 | 15 | 13 | 0 | 91 | 2,75 | 2 |
3 | Về xây dựng thói quen hành vi kỷ luật gồm: Rèn luyện cho SV hành động đúng với nội dung, yêu cầu của Hiến pháp, pháp luật Nhà nước; điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội và của Nhà trường. | 3 | 13 | 17 | 0 | 85 | 2,57 | 3 |
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.7 chúng tôi nhận thấy các nội dung giáo dục kỷ luật cho SV tại Trung tâm đã được thực hiện ở mức độ tương đối tốt. Tuy nhiên, mức độ thực hiện các nội dung giáo dục kỷ luật không đồng đều mà xếp thành thứ bậc. Trong đó:
Theo đánh giá của các cán bộ giảng viên, nội dung“Về nâng cao nhận thức” được thực hiện tốt nhất ( X =2.96; xếp TB1, mức độ tốt). Đây là những nội dung cơ bản, nền tảng, xuyên suốt chương trình học của SV. Tại Trung tâm, nội dung này
được giảng dạy trong 35 tiết (35/165 tiết, chiếm 21,2%). Bên cạnh đó, việc trang bị kiến thức hiến pháp, pháp luật, điều lệ, quy chế, quy định, yêu cầu của quân đội và nhà trường trong quá trình đào tạo cho SV… còn được thực hiện thường xuyên, lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động ngoại khóa như: tổ chức xem phim, sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoại khóa… diễn ra thường xuyên trong suốt khóa học ở Trung
tâm. Kết quả này hoàn toàn thống nhất với số liệu điều tra đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu ở bảng trên.
Qua trao đổi với thầy giáo Ng.X.Tr về vấn đề này, chúng tôi được biết: “Giáo dục nâng cao nhận thức cho SV về hiến pháp, pháp luật, điều lệ, quy chế, quy định, yêu cầu của quân đội và nhà trường là nội dung hàng đầu mà Trung tâm thực hiện trong quá trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho SV, bởi lẽ có nhận thức đúng thì các em mới có niềm tin vững chắc vào đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, từ đó mới có động lực để thực hiện hành vi đúng đắn, kìm hãm và xóa bỏ những hành vi lệch chuẩn của bản thân trong cuộc sống.”
Ở vị trí thứ hai là nội dung “Về xây dựng thái độ, niềm tin” ( X =2.75; xếp TB2, mức độ tốt). Đây là nội dung quan trọng mà mỗi GV luôn chú trọng nhắc nhở SV trong từng giờ lên lớp. Cán bộ GV tại Trung tâm vẫn luôn mong muốn nội dung giáo dục này đạt kết quả cao, bởi lẽ, thái độ, niềm tin cũng chính là yếu tố tâm lý bên trong định hướng và thúc đẩy các em tự giác trong học tập và rèn luyện để hình thành những thói quen kỷ luật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc triển khai giáo dục nội dung này ở SV vẫn chưa đạt được như mong muốn: Thứ nhất, nhiều SV học tập vẫn còn mang tính đối phó, vẫn còn có những biểu hiện mệt mỏi, thiếu tập trung, chưa chủ động tự giác, tích cực trong học tập; thứ hai, mục tiêu, kế hoạch đưa ra còn chung chung chưa có mục tiêu cụ thể, sát đúng cho từng đối tượng người học để phù hợp với trình độ, khả năng và đặc điểm của người học...
Nội dung cán bộ GV đánh giá ở mức thấp nhất là “Về mặt xây dựng thói quen hành vi kỷ luật gồm... ” ( X =2.57; xếp TB 3, mức tương đối tốt). Ở nội dung này, GV sẽ tổ chức cho SV quan sát các hành động, các thao tác mẫu theo đúng chuẩn mực
quy định của điều lệnh, điều lệ của quân đội, quy chế của nhà trường, rèn luyện cho SV hành động đúng với nội dung, yêu cầu của Hiến pháp, pháp luật Nhà nước; điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội và của Nhà trường. Nội dung này đạt kết quả thấp nhất do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, như đã nêu ở trên, do mục tiêu, kế hoạch đưa ra còn chung chung chưa có mục tiêu cụ thể, sát đúng cho từng đối tượng người học để phù hợp với trình độ, khả năng và đặc điểm của người học.
Thứ hai, tính tự giác của một bộ phận SV chưa cao.
Thứ ba, kết quả đánh giá, rèn luyện khoá học của SV dựa trên các tiêu chí về ý thức là chủ yếu, chưa đưa ra yêu cầu cao về hành vi đáp ứng của SV. Vì vậy, nhiều SV mới chưa chú ý rèn luyện để hình thành thói quen hành vi kỷ luật.
Tóm lại, qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy các nội dung giáo dục kỷ luật nêu trên đều được triển khai giảng dạy và rèn luyện trong Trung tâm với các mức độ khác nhau, các nội dung được đánh giá tương đối tốt, tuy nhiên mức độ thực hiện không đồng đều ở các nội dung.
2.2.3.3. Thực trạng phương pháp giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay
Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (ở phiếu điều tra số 1) với 10 phương pháp được nêu ra và 4 mức độ đánh giá tương ứng để tìm hiểu về phương pháp giáo dục tính kỷ luật cho SV tại Trung tâm. Kết quả thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Đánh giá của GV về phương pháp giáo dục tính kỷ luật cho SV tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
Phương pháp | Mức độ | Tổng | X | TB | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | |||||
1 | - Phương pháp thuyết phục | 4 | 16 | 13 | 0 | 90 | 2.72 | 2 |
2 | - Phương pháp đàm thoại | 6 | 15 | 12 | 0 | 93 | 2.81 | 1 |
3 | - Phương pháp tranh luận | 2 | 18 | 13 | 0 | 88 | 2.66 | 3 |
4 | - Phương pháp nêu gương tốt | 2 | 16 | 15 | 0 | 86 | 2.60 | 4 |
5 | - Phương pháp luyện tập | 0 | 10 | 23 | 0 | 76 | 2.30 | 10 |
6 | - Phương pháp đòi hỏi sư phạm | 2 | 13 | 18 | 0 | 83 | 2.51 | 6 |
7 | - Phương pháp tạo tình huống giáo dục | 2 | 15 | 16 | 0 | 85 | 2.57 | 5 |
8 | - Phương pháp thi đua | 2 | 12 | 19 | 0 | 82 | 2.48 | 7 |
9 | - Phương pháp động viên khen thưởng | 1 | 12 | 20 | 0 | 80 | 2.42 | 8 |
10 | - Phương pháp trách phạt | 1 | 10 | 22 | 0 | 78 | 2,36 | 9 |
Bảng số liệu 2.8 cho thấy:
- Giảng viên tại Trung tâm GDQP&AN đã sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục kỷ luật cho SV.