Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 19

5.6.4.2. Địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

- Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành.

- Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.

- Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo.

5.7.5. Điểm du lịch quốc gia, khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch

5.7.5.1. Điểm du lịch quốc gia

1. Căn cứ Tà Thiết

Khu căn cứ Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ tại Tà Thiết được xây dựng từ năm 1973, tại tỉnh Bình Phước, với diện tích khoảng 16km2. Ngày trước, người dân trong vùng quen gọi nơi này bằng cái tên “Rừng Chính phủ” bởi tại đây, dưới những tán cây lớn, được bao bọc bằng rừng le đan chằng chịt là những công trình nhà làm việc của các đồng chí chỉ huy cao cấp trong Bộ Tư lệnh miền như Tư lệnh Trần Văn Trà, Phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Lê Đức Anh…

2. Trung ương Cục miền Nam

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam có diện tích khoảng 70ha, nằm trong rừng Rùm Đuôn, thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình du lịch về nguồn của du khách là nhà trưng bày di tích lịch sử với khoảng 1.000 hình ảnh, hiện vật về đời sống sinh hoạt và chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng tại chiến khu xưa, tiêu biểu là: mô hình căn nhà lá của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chiếc bàn làm việc của Tổng Bí thư Lê Duẩn, xe đạp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, súng tự tạo mang tên “Ngựa trời” … Tại đây còn có sa bàn về toàn bộ khu căn cứ giúp người xem có thể hình dung khái quát chiến khu xưa. Tiếp đến là các di tích: nhà hội họp tập thể, nhà ở của các cán bộ cao cấp, nhà ở của chiến sĩ và các ban, ngành. Tất cả những căn nhà này đều có đặc điểm nổi bật là không có kèo, không lót đòn tay và được dựng bằng tre, gỗ, mái lợp lá trung quân (một loại lá rất dai, bền, khó bị mục bởi mưa nắng và không bắt lửa). Bên cạnh mỗi căn nhà là một hầm chữ A nửa chìm, nửa nổi. Các hầm này được nối với nhau bởi hệ thống giao thông hào liên hoàn dài hàng chục cây số, đan xen như mạng nhện. Đến với căn cứ Trung ương Cục miền Nam, du khách còn có dịp thăm hệ thống bếp lửa Hoàng Cầm. Đến thăm căn cứ chính là cơ hội để du khách có thể tìm hiểu thêm về “Thủ đô kháng chiến” của miền Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

3. Vườn quốc gia Cát Tiên

Cát Tiên là vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam và là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới thuộc vùng giáp ranh 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng. Vườn được thành lập năm 1992, có diện tích 73.878 km2. Rừng nguyên sinh được giữ gìn gần nguyên vẹn, gồm kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ và rừng đầm lầy. Thành phần sinh vật ở đây rất phong phú với 1.362 loài thực vật, 62 loài thú, 121 loài chim, có những loài quí hiếm như hạc cổ trắng, già đẫy Giava, cò lao Ấn Độ, gà lôi hông tía, cò quắm xanh, tê giác một sừng,...các loài gỗ quí như gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ,...

Địa lý du lịch Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 19

Phong cảnh thiên nhiên Cát Tiên cũng rất ngoạn mục vừa có đồi, sông, suối và thác nước. Nơi đây còn ẩn dấu nhiều di tích lịch sử văn hoá và căn cứ cách mạng: những di chỉ của nền văn hoá Oc Eo, di tích ngôi đền thờ cổ hơn 1300 năm...

4. Khu du lịch Trị An - Mã Đà

Mã Đà là một khu rừng thuộc địa phận huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai và chỉ cách Tp. Hồ Chí Minh tầm 90 km. “Mã Đà sơn cước” ngày trước gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ khốc liệt và là mảnh đất chứa đựng những câu chuyện huyền thoại. Ngày nay, Mã Đà không chỉ là một địa danh di tích lịch sử mà còn là thu hút du khách tìm về để khám phá rừng nguyên sinh bạt ngàn, để được gần gũi, thân thuộc cùng thiên nhiên.

Khu bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 100.000 ha với hơn 67.000 ha đất rừng và 32.000 ha mặt nước hồ Trị An. Khu bảo tồn này là nơi du khách có thể khám phá thiên nhiên hoang sơ của rừng Mã Đà và thăm thú các điểm di tích lịch sử như Trung tâm Sinh thái Văn hóa Lịch sử Chiến khu Đ, di tích căn cứ Khu ủy miền Đông…

Rừng Mã Đà nổi tiếng là nơi cư trú của nhiều động vật hoang dã. Đến với rừng Mã Đà, chúng tôi không thể bỏ qua những món đặc sản làm nên thương hiệu của khu bảo tồn này như tép um rau rừng, khô cá kìm bóp gỏi xoài, cá lăng nướng ăn kèm các loại rau rừng…

5. Vườn quốc gia Cát Tiên

Cát Tiên là vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam và là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới thuộc vùng giáp ranh 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng. Vườn được thành lập năm 1992, có diện tích 73.878 km2. Rừng nguyên sinh được giữ gìn gần nguyên vẹn, gồm kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ và rừng đầm lầy. Thành phần sinh vật ở đây rất phong phú với 1.362 loài thực vật, 62

loài thú, 121 loài chim, có những loài quí hiếm như hạc cổ trắng, già đẫy Giava, cò lao Ấn Độ, gà lôi hông tía, cò quắm xanh, tê giác một sừng,...các loài gỗ quí như gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ,...

Phong cảnh thiên nhiên Cát Tiên cũng rất ngoạn mục vừa có đồi, sông, suối và thác nước. Nơi đây còn ẩn dấu nhiều di tích lịch sử văn hoá và căn cứ cách mạng: những di chỉ của nền văn hoá Oc Eo, di tích ngôi đền thờ cổ hơn 1300 năm,...

6. Địa đạo Củ Chi

Là di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách thành phố HCM 70km về phía Tây Bắc. Hệ thống địa đạo dài 250km được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất. Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

5.7.5.3. Khu du lịch quốc gia

1. Núi Bà Đen

Thuộc thành phố Tây Ninh, là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ. Núi Bà Đen còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn. Núi Bà Đen gắn với truyền thuyết về một người con gái nhan sắc mặn mà, có nước da bánh mật tên là Lý Thị Thiên Hương. Người yêu cô là Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (Tây Ninh ngày nay), có tài cao, chí lớn, nên đã lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Nhân dịp Tết Đoan Ngọ, cô theo gót đoàn hành hương lên núi Một lễ Phật, cầu cho đất nước được thanh bình để người yêu sớm trở về thì bị bọn quan quân Tuần Phủ vây bắt và có ý định hãm hại. Cùng đường túng thế, cô đã gieo mình xuống núi tuẫn tiết để giữ tấm lòng chung thủy với người yêu. Đêm hôm ấy, cô đã về báo mộng cho nhà sư trụ trì ngôi chùa trên núi để đưa thi thể cô về an táng. Sau khi chết, cô rất

hiển linh, luôn phù hộ độ trì cho thiện tín mười phương nên được nhân dân quanh vùng lập điện thờ trên núi.

Quần thể danh thắng núi Bà Đen trải rộng trên diện tích khoảng 24km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo - núi Phụng - núi Bà Đen. Với độ cao 986m, nhìn từ xa, núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng. Để lên đến đỉnh núi, du khách có thể đi bằng nhiều cách như đi bộ, đi cáp treo (dài 1.200m) hoặc sử dụng hệ thống máng trượt. Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen là một quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp... phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Trong đó, nổi bật là chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch tự) hay còn gọi là chùa Thượng và Điện Bà. Núi Bà Đen đã từng là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt của quân và dân ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

2. Rừng ngập mặn Cần Giờ

Rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích 35.000 ha là Khu DTSQ đầu tiên của VN và khu vực với nhiều loại động vật đặc trưng Heo rừng, Chồn, Cáo mèo, Rái Cá, Kỳ đà, Cá Sấu…

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng tăng mức độ đa dạng sinh học, phong phú cả về chủng loài và số lượng loài. Thành phần thực vật gồm có 157 loài thực vật thuộc 76 họ. Khu hệ động vật không xương sống, thủy sinh có 70 loài. Khu hệ cá có 137 loài thuộc. Khu hệ lưỡng thê, bò sát có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát . Khu hệ chim có 130 loài. Khu hệ thú có 19 loài. Năm 2000, UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển rừng ngậpmặn Cần Giờ.

3. Bãi biển Long Hải - Phước Hải là hai bãi biển đẹp nữa của tỉnh Bà Rịa

- Vũng Tàu, nằm về phía bắc của Vũng Tàu. Nơi đây bãi biển còn khá hoang sơ nên bãi biển sạch, nước biển trong xanh. Trên bãi biển là những cánh rừng dương xanh mát, xung quanh là các làng chài.

4. Khu du lịch quốc gia Côn Đảo

Huyện Côn Đảo cách thành phố Vũng Tàu 180km, là một quần đảo gồm 16 đảo lớn, nhỏ. Địa thế hùng vĩ, thiên nhiên đẹp và di tích nhà tù nổi tiếng.

Từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1975, Côn Ðảo bị biến thành một nhà tù khổng lồ, giam giữ hàng trăm nghìn người yêu nước Việt Nam. Tại đây, hơn

22.000 người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Các khu lao, chuồng cọp, chuồng bò, hầm xay lúa, bến Ðầm, Cầu Tầu, nghĩa trang Hàng Dương, mộ anh hung Võ Thị Sáu... mãi mãi còn đó, thể hiện

tinh thần anh dũng, ý chí kiên cường của con người Việt Nam. Côn Ðảo là một chứng tích hùng hồn, tố cáo chế độ độc ác, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, thực dân đối với phong trào yêu nước của dân tộc ta. Côn Ðảo không chỉ chứng tích "địa ngục trần gian" mà còn là những hòn đảo đẹp luôn rực rỡ sắc biển, màu trời, những hòn đảo xanh tươi của rừng núi, của lúa, của tiêu, của dừa và của các loài thú quý hiếm... Ðảo lớn nhất là Côn Sơn với trung tâm đảo là Côn Lôn, Hòn Cau, Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Trai có nhiều trai ngọc quý, Hòn Trứng là nơi cư ngụ của nhiều loài chim biển, Hòn Bà, Hòn Bảy Cạnh... Rừng Côn Ðảo xanh tốt um tùm với nhiều loại cây gỗ quý, động vật có nhiều loài. Những bãi biển đẹp như Hàng Dương, Phi Yến, Ðầm Trầu... bằng phẳng, sạch sẽ, nước trong xanh, có thể nhìn rõ đáy cát.


5.8 Vùng du lịch Tây Nam Bộ (Đồng bằng Sông Cửu Long)

5.8.1 Khái quát

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long gồm TP Cần Thơ và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang).

Diện Tích 40.518,5 km2; Dân số 17.272,2 nghìn người; Mật độ 426 người/km2.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch.

5.8.2 Tài nguyên du lịch

Vùng du lịch được mệnh danh là “vựa lúa vàng” của Việt Nam với có diện tích 40.548km2, nằm liền kề vùng Đông Nam bộ, phía bắc giáp Campuchia, Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan, phía đông giáp biển Đông. Vùng đất có khí hậu ấm quanh năm với hai mùa mưa, nắng. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, với vùng biển rộng lớn, nhiều hòn đảo đẹp, với các khu rừng ngập mặn nguyên sinh, trái cây 4 mùa.

Được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Cửu Long với 2 nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng rừng xanh và biển đảo đã hình thành cho ĐBSCL một hệ sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hấp dẫn. Vùng du lịch có những vườn quốc gia, sân chim, vườn cò với vô số chim muông và động thực vật quý như: vườn quốc gia Tràm Chim, vườn cò Tháp Mười (Đồng Tháp); vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang); sân chim Vàm Hồ (Bến Tre); sân chim Bạc Liêu; vườn quốc gia U Minh Thượng và U Minh Hạ, rừng đước Năm Căn, sân chim Chà Là, Đầm Dơi, Ngọc Hiển (Cà Mau)... ĐBSCL còn hấp dẫn du khách với rất nhiều vườn hoa rực rỡ sắc màu và vườn cây ăn trái bạt ngàn, trĩu quả như: làng hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp), vườn hoa kiểng Thanh Tâm (Long An), làng trái cây Cái Mơn (Bến Tre)… Những phiên chợ nổi nhộn nhịp vào buổi sáng sớm như Cái Răng (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng)… hay những cù lao quanh năm chan hòa ánh nắng, thiên nhiên trong lành như cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Quy, cồn Tiên (Bến Tre), cồn Mỹ Phước (Sóc Trăng), cồn Thới Sơn (Tiền Giang)… cũng là một nét đẹp rất đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ. Do vậy, du lịch ĐBSCL có điểm độc đáo và có sự khác biệt so với các vùng, miền của cả nước với cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng phì nhiêu và nhiều biển đảo, với cây trái 4 mùa, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú.

ĐBSCL còn có đường biển dài 700km, hơn 145 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều bãi tắm xinh đẹp: Mũi Nai, Hòn Chông (Kiên Giang); Hòn Khoai (Cà Mau); Ba Động (Trà Vinh)... Trong đó, nổi tiếng nhất là đảo Phú Quốc hay còn gọi là đảo Ngọc, mang trong lòng một vẻ đẹp hoang sơ cùng với nhiều tài nguyên thiên nhiên hiếm có.

Là nơi cư trú của cộng đồng bốn dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm chứa đựng một bề dày văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đa dạng, giàu bản sắc. Tuy trải qua nhiều đời, có sự giao thoa văn hóa nhưng ở mỗi dân tộc vẫn còn lưu giữ nét văn hóa riêng. Điều này thể hiện rõ qua các di tích văn hóa lịch sử, văn hóa ẩm thực, lễ hội, làng nghề truyền thống và sinh hoạt tín ngưỡng trong cộng đồng mang đậm bản sắc và “tính cách con người Phương Nam”. Hàng trăm lễ hội lớn nhỏ trong năm, hàng ngàn kiến trúc tôn giáo lâu đời rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa đã được các hãng lữ hành đưa vào chương trình tour. Du khách hàng năm rất hứng thú đến với lễ hội Chol Chman Thmay, Ooc om boc, đua ghe ngo, đua bò, vía Bà Chúa xứ Núi Sam, lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, lễ cúng danh nhân Thoại Ngọc Hầu, cùng với hàng trăm lễ hội dân gian gắn với

lễ Kỳ yên ở các ngôi đình nằm khắp nơi trong vùng trở thành nguồn tài nguyên du lịch nhân văn giàu giá trị.

ĐBSCL cũng là quê hương của những điệu hò đối đáp trên sông, đặc biệt, các tỉnh ĐBCSL còn là nơi thực hành và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận được thể hiện qua giọng ca mượt mà của các “tài tử miệt vườn” - những chị Hai, anh Ba, cô Sáu...

5.8.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

Hệ thống giao thông đường bộ có các quốc lộ 1A, 30, 80, 91, 62, nối các tỉnh trong vùng và với tp HCM; đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh không gian Đông Nam Bộ và các tỉnh khác thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đường thủy có thống sông Tiền Giang, sông Hậu Giang, sông Vàm Cỏ và các kênh rạch dọc ngang tạo nên hệ thống sông dày đặc phù hợp các tuyến du lịch trên sông. Đây là đặc thù về giao thông của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, còn tuyến giao thông đất liền ra đảo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất.

Đường không có sân bay Rạch Giá, Phú Quốc, Cần Thơ, Cà Mau.

Hệ thống đô thị: Tp Cần Thơ là đô thị loại I. Các thành phố, tỉnh lị khác là Tân An, Đồng Tháp, Long Xuyên, Rạch Giá, Vị Thanh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.

Vùng có đường biên giới với Campuchia với hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường sông quan trọng như: Xà Xía (Kiên Giang); Tịnh Biên (An Giang); Dinh Bà (Đồng Tháp), Vĩnh Xương (An Giang), Bình Hiệp (Long An).

Hệ thống các dịch vụ du lịch phát triển muộn và còn nhiều hạn chế. Các cơ sở lưu trú hầu hết tập trung tại các thành phố trong vùng, nhiều nhất tại Cần Thơ và Phú Quốc. Trong tương lai vùng có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt tại đảo ngọc Phú Quốc.

5.8.4 Sản phẩm du lịch và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

5.8.4.1. Sản phẩm du lịch

Du lịch sinh thái (miệt vườn, đất ngập nước), du lịch biển, đảo và du lịch văn hóa lễ hội.

5.8.4.2. Địa bàn du lịch chủ yếu

- Tiền Giang - Bến tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn

- Cần Thơ - Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.

- Đồng Tháp - An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, VQG Tràm Chim.

- Cà Mau gắn với U Minh - Năm Căn - Mũi Cà Mau.

5.8.5. Các điểm, khu và đô thị du lịch quốc gia

5.8.5.1. Điểm du lịch quốc gia

1. Khu bảo tồn thiên nhiên Láng Sen

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen được xem như một bồn trũng nội địa rộng lớn giữa vùng Đồng Tháp Mười. Láng Sen là vùng sinh thái tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước với nhiều quần thể động thực vật phong phú mang tính đặc trưng. Nơi đây, có một đồng cỏ ngập nước theo mùa, thời gian ngập nước khoảng 5 - 6 tháng/năm.

Đặc biệt, khi từ tháng 8 đến tháng 12, các huyện Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi với một màu trắng xóa như tấm vải lụa trải dài đến tận chân mây. Thi thoảng, những đồng sen lại tô thêm những gam màu thi vị trong mùa nước. Đây cũng là mùa “hội tụ” của các đặc sản vùng Đồng Tháp Mười như cá linh, bông súng, rắn, chuột…

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen có diện tích 5.030 ha, nằm trên địa bàn hai xã Vĩnh Đại, Vĩnh Lợi thuộc huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Láng Sen hiện có 156 loài thực vật hoang dã, 149 loài động vật có xương sống, trong đó có 13 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như trăn đất, rắn ráo, chim bạc má, ác là… Vì chưa có đường bộ nên du khách đến đây chỉ có cách duy nhất là đi xuồng vào khu bảo tồn.

2. Vườn quốc gia Tràm Chim

Vườn quốc gia Tràm Chim được thành lập năm 1998, có diện tích 7.588 ha thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Tràm chim có nghĩa là chim ở trong rừng tràm. Trong vườn quốc gia đất ngập nước là loại hình thiên nhiên hiếm hoi còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười. Đây là nơi sinh sống của hàng trăm loài thực vật, 198 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim nước có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loại chim quí hiếm trên thế giới như sếu cổ trụi, ngan cánh trắng, te vàng, cò, bồ nông, diệc, vịt trời, già đẫy Giava. Loài chim được mọi người biết đến là sếu cổ trụi còn gọi là sếu đầu đỏ hay chim hạc.

Hàng năm từ cuối tháng 12 đến tháng 5 là chim sếu bay về đây cư trú, từng đàn sếu đầu đỏ đi kiếm ăn cùng các loài chim khác rất đông đúc, nhiều con

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí