Phụ lục 12
CÁC KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ THỰC NGHIỆM
Môn Khoa học lớp 4
BÀI 11
ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN.
SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hoá chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người).
2. Kĩ năng
- Xác định được một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết).
3. Phẩm chất
- Tự nhận thức về lợi ích của các loại rau, quả chín
- Nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn
4. Mục tiêu GDKNS cho HSTH người DTTS:
- Kỹ năng bảo vệ bản thân, giải quyết vấn đề và sáng tạo, kỹ năng hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Đồ dùng, phương tiện dạy học
+ Giáo viên:
- Các hình minh hoạ ở trang 22, 23 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ, 5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.
+ Học sinh: Vở, Sách giáo khoa, Sách bài tập
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi.
- Kỹ thuật: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2.
II. Các hoạt động dạy - học:
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét | |
2. Khám phá: (30p) | |
* Mục tiêu: - Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn. - Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn - Xác định được một số biện pháp thực hiện VSATTP | |
* Cách tiến hành: Cá nhân-Nhóm- Lớp | |
Hoạt động 1: Tìm hiểu lí do cần ăn | 1. Ích lợi của việc ăn rau và quả chín |
nhiều rau và quả chín hàng ngày. | |
Bước 1: | |
- Yêu cầu HS xem lại sơ đồ tháp dinh | - HS đọc lại tháp dinh dưỡng và trả lời: |
dưỡng cân đối và nhận xét xem các loại | Cả rau và quả chín đều cần được ăn đủ |
rau và quả chín được khuyên dùng với | với số lượng nhiều hơn nhóm thức ăn |
liều lượng như thế nào? | chứa chất đạm, chất béo. |
Bước 2: GV tổ chức cho cả lớp trả lời | - Nhóm trưởng điều hành HĐ của nhóm |
câu hỏi: | và báo cáo: |
+ Kể tên một số loại rau, quả các em | + Rau cải, muống, mướp, cải bắp, cam, |
vẫn ăn hằng ngày? | xoài, chuối,…. |
+ Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi | + Ăn nhiều rau và quả chín để có đủ vi- |
ích gì? | ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ |
thể. Các chất xơ trong ra, quả còn giúp | |
GV: Ăn phối hợp nhiều loại rau, quả | chống táo bón. |
để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần | |
thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, | |
quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy |
Có thể bạn quan tâm!
- Làm Thế Nào Để Biết Một Hòn Đá Có Phải Là Đá Vôi Hay Không?
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học - 26
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học - 27
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học - 29
- Phẩm Chất: Học Sinh Ham Thích Tìm Hiểu Khoa Học, Yêu Thích Môn Học.
- Kĩ Năng: Nhận Thức Thế Giới Tự Nhiên, Tìm Tòi, Khám Phá Thế Giới Tự Nhiên,vận Dụng Kiến Thức Vào Thực Tiễn Và Ứng Xử Phù Hợp Với Tự Nhiên, Con
Xem toàn bộ 293 trang tài liệu này.
2. Tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn: - HS đọc bài học, quan sát hình cùng thảo luận nhóm đôi. + Thực phẩm được coi là sạch và an toàn cần được nuôi trồng theo qui trình vệ sinh. + Các khâu thu hoạch, chuyên chở, bảo quan và chế biến hợp vệ sinh. + Thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng. + Không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc lâu dài cho sức khoẻ người sử dụng. |
3. Các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: -Thảo luận cùng bạn. - Đại diện trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc, … + Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi. + Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ. + Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ. + Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng, không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh. -HS cả lớp. - Tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn tốt. - Tìm hiểu về môt số loại rau hay hoa quả không chế biến cùng các loại thực phẩm vì có thể gây ngộ độc. VD: rau cải với nước luộc gà, dưa hấu với thịt chó,... |
RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
BÀI 13
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng gây nên và cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
2. Kĩ năng
Cùng bố mẹ theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em và cho chính bản thân mình bằng chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
3. Phẩm chất
Có ý thức ăn uống đầy đủ các thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
4. Mục tiêu GDKNS cho HSTH người DTTS
Kỹ năng bảo vệ sức khỏe, giải quyết vấn đề và sáng tạo, kỹ năng hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Đồ dùng, phương tiện dạy học
- Giáo viên: Các hình minh hoạ trang 26, 27 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Học sinh: Tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi.
- Kỹ thuật: động não, tia chớp, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm 2
III. Các hoạt động dạy- học:
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét + Ướp lạnh, muối, nướng, phơi khô, … + Vì những cách này làm ngưng lại hoạt động của các loại vi khuẩn | |
2. Khám phá: (30p) | |
* Mục tiêu: - Biết một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng gây nên và cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: |
Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Nguyên nhân gây bệnh: - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 26 / SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi: + Người trong hình bị bệnh gì? Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải? + Nêu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên? *GV: Trẻ em không được ăn đầy đủ lượng và chất, đặt biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi- ta- min D sẽ bị còi xương (H1). Nếu thiếu i- ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ (H2). Hoạt động 2: Cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ em còn biết những bệnh nào do thiếu dinh dưỡng? + Nêu cách phát hiện và cách đề phòng? - GV nhận xét, kết luận. Lưu ý với các gia đình có em bé, HS cần cùng bố mẹ theo dõi cân nặng, chiều cao và khám dinh dưỡng định kì cho bé | Nhóm 2- Lớp - HS quan sát. Thảo luận theo nhóm 2. - Báo cáo kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ. + Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to. + Do không được ăn đầy đủ lượng và chất. - HS quan sát và lắng nghe. Nhóm 4 - Lớp - Nhóm 4 thảo luận- Chia sẻ trước lớp + Các bệnh như: quáng gà, khô mắt, bệnh phù, chảy máu chân răng. + Cách phát hiện: Mắt kém, chân tay phù, chân răng dễ bị chảy máu. + Cách phòng: cần ăn đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng, đối với trẻ cần theo dõi cân nặng thường xuyên, … - Lắng nghe |
Cả lớp - HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV - Ghi nhớ một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và cách phòng bệnh thiếu dinh dưỡng - Sưu tầm tranh ảnh về bệnh do thiếu dinh dưỡng. |
RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.....