Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 3


nghiệp và các doanh nghiệp. Theo Michael Porter, các CCN nắm giữ các mối liên kết quan trọng, có sự bổ trợ và lan toả về công nghệ, kỹ năng, thông tin marketing và nhu cầu của khách hàng liên quan đến mọi doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Những lợi thế này cho phép các doanh nghiệp có năng suất cao hơn và khả năng đổi mới lớn hơn, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của mình.

Tháng 12 năm 2008 nhân chuyến thăm Việt Nam, khi nói tới "cải cách phải từ thôi thúc bên trong", từ cạnh tranh và mô hình chiến lược mới Michael Porter một lần nữa nhấn mạnh vai trò của Cụm công nghiệp "cách suy nghĩ tốt nhất chính là làm theo cụm, nhóm. Ví dụ da giầy, dệt may với nhau, liên kết cụm với nhau, xác định mặt yếu, mặt mạnh để hỗ trợ cho nhau… giữa các doanh nghiệp trong một lĩnh vực, nhóm lĩnh vực cần có sự kết nối [91]”.

Dự án phát triển Cụm công nghiệp làng nghề. Dự án VIE 01/025 năm 2004 - 2005 của Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương, đây là một trong những công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên ở Việt Nam về CCNLN.

Dự án đã nghiên cứu và điều tra khảo sát về xây dựng và phát triển CCNLN ở 4 tỉnh (Hà Nội, Hà Tây cũ, Nam Định, Bắc Ninh), với 20 CCNLN, 250 phiếu tra. Qua nghiên cứu, tập thể đã rút ra kết luận về 5 vấn đề; i) Khái niệm Cụm công nghiệp làng nghề; ii) Con đường hình thành và quá trình phát triển của CCNLN; iii) Quy hoạch, giải phóng mặt bằng các CCNLN; iv) Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các CCNLN; v) Môi trường thể chế và quản lý với phát triển CCNLN. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về thực tế xây dựng và phát triển CCNLN ở một số tỉnh đồng bằng Sông Hồng - nơi sớm phát triển CCNLN và có nhiều CCNLN. Nhưng dự án này cũng chỉ là nghiên cứu bước đầu, chưa có hệ thống và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển CCNLN ngày nay.

Đề tài cấp Bộ: Cụm liên kết công nghiệp (2009), chủ nhiệm đề tài Trương Chí Bình. Tác giả hiểu Cụm liên kết công nghiệp như Cụm công


nghiệp (do Chính phủ Việt Nam quy định từ 2010) và dịch từ tiếng Anh thuật ngữ Industrial Cluster.

Tác giả coi Cụm liên kết công nghiệp (CLKCN) là một công cụ quan trọng để phát triển kinh tế, công nghiệp và trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu này đã tập trung làm rõ nguồn gốc của CLKCN là tích tụ công nghiệp theo địa lý, từ đó đánh giá thực trạng tích tụ tập trung công nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở các tích tụ tự phát đó đã hình thành nhu cầu và xuất hiện khả năng phát triển các CLKCN.

Dựa trên các luận cứ lý thuyết và thực tiễn, nhóm tác giả đã đưa ra các định hướng chiến lược để CLKCN có thể trở thành một nội dung của chính sách công nghiệp quốc gia và địa phương. Các tác giả của đề tài đã xác định mục tiêu của phát triển CLKCN ở Việt Nam trong những năm tới là: i) Hỗ trợ doanh nghiệp trong tạo dựng liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh, thiết lập mạng lưới sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm; ii) Dựa căn bản trên các vùng tập trung công nghiệp và các địa điểm tích tụ công nghiệp hiện có; iii) Tập trung vào lĩnh vực sản xuất phụ trợ trong một số ngành: cơ khí, nhuộm dệt may và một số lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao (gỗ, mây tre, gốm…). Các tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển CLKCN ở Việt Nam như: phát triển công nghiệp nông thôn, tăng cường thu hút FDI, tăng cường vai trò của hiệp hội phát triển các dịch vụ phát triển kinh doanh, đầu tư và cơ cấu ngành nghề trong các CCN…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Luận án tiến sỹ kinh tế "Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá địa bàn tỉnh Hải Dương của Nguyễn Văn Phú, Viện Kinh tế Việt Nam, 2008.

Luận án đã nghiên cứu có hệ thống lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng và thực tiễn phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp ở Hà Nội - 3

Những vấn đề lý luận mà tác giả tập trung nghiên cứu, đó là: i) Khái


niệm kết cấu hạ tầng, tác giả không dùng khái niệm CSHT như một số người đã dùng mà dùng khái niệm kết cấu hạ tầng để chỉ "toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật nền tảng bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trong mỗi giai đoạn hay thời kỳ phát triển nhất định"; ii) Những đặc trưng cơ bản của kết cấu hạ tầng kỹ thuật;

iii) Phân tích yếu tố ảnh hưởng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật; iv) Những nguyên tắc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; v) Vai trò của kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong phát triển kinh tế xã hội.

Trên cơ sở tập trung phân tích quá trình xây dựng: Hạ tầng giao thông; Hạ tầng điện lực; Hạ tầng bưu chính, viễn thông; Hạ tầng cung cấp nước sạch; Hạ tầng thuỷ lợi qua các thời kỳ trước đổi mới, sau đổi mới đến khi tái lập tỉnh (1986 - 1996), và sau tái lập tỉnh (1997 đến nay), tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Luận án đã đề xuất một số quan điểm, phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của Hải Dương trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó tập trung vào một số giải pháp như: đổi mới quản lý Nhà nước; huy động vốn; nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật; chính sách phát triển và bố trí nguồn nhân lực cho lĩnh vực phát triển và quản lý kết cấu Hạ TầNG Kỹ THUậT.

Luận án tiến sỹ kinh tế của NCS Nguyễn Ngọc Dũng, Trường đại học Kinh tế quốc dân. 2010 "Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội”.

Luận án đã luận giải cơ sở lý luận và làm rõ thực trạng phát triển khu công nghiệp đồng bộ (KCNĐB) trên địa bàn Hà Nội và đóng góp của nó tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Trên cơ sở đó luận án đã đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển các KCNĐB trên địa bàn Hà Nội.


Đóng góp của luận án là đã làm rõ sự cần thiết, yêu cầu, nội dung của phát triển KCNĐB, đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá sự đồng bộ, chỉ rõ khả năng phát triển đồng bộ khu công nghiệp của Hà Nội. Luận án đã tập trung vào nghiên cứu sự đồng bộ giữa đầu tư, hiệu quả thu hút đầu tư với hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp. Trên cơ sở các kiến nghị về những quan điểm, giải pháp phát triển khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã đề xuất mô hình thí điểm áp dụng một khu công nghiệp đồng bộ.

Phương pháp luận nghiên cứu, một số quan điểm, nội dung nghiên cứu đối với khu công nghiệp có thể tham khảo, vận dụng vào phát triển CCN ở Hà Nội. Bởi vì khu công nghiệp và CCN đều là hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ và CCN là một hình thức thấp của khu công nghiệp.

Luận văn cao học của Nguyễn Mậu Tăng, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2010: "Hoàn thiện xây dựng CSHT Cụm công nghiệp làng nghề công nghệ cao Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh".

Đề tài đã làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về CCNLN (một hình thức của Cụm công nghiệp) như: thế nào là CCNLN và CSHT; yêu cầu, nhân tố và quy trình xây dựng CSHT. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu: quá trình xây dựng, kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong xây dựng kết cấu hạ tầng CCNLN công nghệ cao Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh. Trên cơ sở các nghiên cứu trên, luận văn đã đề xuất các giải pháp về phía Nhà nước, chủ đầu tư, nhà thầu thi công nhằm hoàn thiện xây dựng CSHT của CCN trên.

Hiệu ứng Canon và gợi ý chính sách phát triển Cụm công nghiệp tại Hà Nội. Nguyễn Thị Xuân Thuý và Trương Thị Nam Thắng; Diễn đàn Phát triển Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học "Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thủ đô", Hà Nội. 2010, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. Bài báo nghiên cứu 3 vấn đề:


- Khái niệm và vai trò của CCN. Theo các tác giả khái niệm CCN của Việt Nam có điểm không giống với khái niệm thông thường về CCN trên thế giới. Phát triển CCN là một phần của chính sách phát triển vùng.

- Giới thiệu lịch sử phát triển CCN. Theo các tác giả người mở đầu nghiên cứu CCN là Alpred Marshall (1890) và người nghiên cứu sâu trên góc độ gắn CCN với cạnh tranh và chính sách phát triển công nghiệp là Micheal Porter. Kuchiki (2007) đã xây dựng mô hình chính sách phát triển CCN mà thực chất là một kế hoạch hành động gồm các bước được thực hiện theo trình tự thời gian với hai giai đoạn chính là tập trung và đổi mới. Từ đầu những năm 2000, Nhật Bản đã xây dựng và triển khai kế hoạch chính sách CCN.

- Giới thiệu CCN điện tử TLIP (hợp tác giữa tập đoàn Sumitoneo của Nhật Bản (58%) và công ty cơ khí Đông Anh của Việt Nam (42%) và hiệu ứng Canon tại Hà Nội. Canon vào CCN điện tử TLTP năm 2001 và năm 2002 bắt đầu đi vào hoạt động - nó là công ty chủ đạo của CCN TLIP.

Tổ chức lại Cụm công nghiệp dệt may nhằm tăng khả năng xuất của ngành may xuất khẩu Việt Nam. Ths. Đỗ Thị Đông, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 154 (4/2010).

Bài báo nghiên cứu một mô hình CCN cụ thể của Việt Nam, đó là CCN dệt may. Tác giả đã giới thiệu các khái niệm khác nhau về CCN và chỉ rõ lợi ích của tổ chức sản xuất theo lãnh thổ. Theo tác giả CCN của Việt Nam mang lại 4 lợi ích cơ bản: i) Các doanh nghiệp trong CCN có cơ hội để tăng năng suất thông qua việc tận dụng lợi thế bố trí gần nhau về mặt địa lý; ii) Việc bố trí gần nhau về mặt địa lý của nhiều doanh nghiệp trong cùng một ngành hay một lĩnh vực khuyến khích sự sáng tạo và cải tiến; iii) Việc tham gia vào CCN tạo sự nhận biết của cộng đồng đối với một tập hợp các doanh nghiệp trong CCN; iv) Việc tham gia vào CCN làm cho các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ của Chính phủ.


Tác giả đã đánh giá thực trạng tổ chức sản xuất theo CCN của ngành may xuất khẩu Việt Nam và đề xuất tổ chức lại CCN dệt may nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu của ngành may Việt Nam.

Các mô hình Cụm công nghiệp: ý nghĩa đối với sự phát triển các làng nghề và ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. TS. Vũ Hoàng Nam, Tạp chí kinh tế và phát triển số 152 (10/2010).

Trên cơ sở những tài liệu có liên quan đến CCN, tác giả đã phân tích ưu điểm, hạn chế của các quan niệm khác nhau về CCN như: khái niệm của Micheal Porter (1990), của Bộ Kinh tế, Thương mại và công nghiệp Nhật Bản (2001), của Sonebe và Otsuka (2006), của Kuchiki (2005). Đặc biệt tác giả đã giành sự chú ý của mình tới vấn đề lựa chọn mô hình phát triển CCN phù hợp với Việt Nam. Theo tác giả: trong số các mô hình phát triển CCN, mô hình phát triển nội sinh của Sonebe và Otsuka có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các CCN ở Việt Nam. Trong khi đó, mô hình phát triển CCN của Kuchiki lại quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ.

Tóm lại, nghiên cứu sinh đã tìm kiếm và nghiên cứu nhiều tác phẩm của nhiều tác giả liên quan đến CCN, tuy nhiên chưa có tác phẩm nào nghiên cứu một cách có hệ thống về xây dựng CSHT các CCN ở Hà Nội. Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu để tác giả quyết định lựa chọn đề tài “ Xây dựng cơ sở hạ tầng các Cụm công nghiệp ở Hà Nội” cho luận án tiến sĩ của mình.

7. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung luận án được chia làm 3 chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm về xây dựng cơ sở hạ tầng các Cụm công nghiệp

- Chương 2: Thực trạng xây dựng cơ sở hạ tầng các Cụm công nghiệp ở Hà Nội

- Chương 3: Giải pháp tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng các Cụm công nghiệp ở Hà Nội


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP


1.1. QUAN NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP

1.1.1. Quan niệm và phân loại Cụm công nghiệp

1.1.1.1 Quan niệm Cụm công nghiệp

Hiện nay đang có sự hiểu không hoàn toàn giống nhau giữa các học giả, các tổ chức nước ngoài và Việt Nam về Cụm công nghiệp.

Khái niệm Cụm công nghiệp “Geographical clusters” hay “Industrial districts” xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 bởi Alpred Marshall, xuất phát từ việc nghiên cứu của ông về sự tập trung sản xuất công nghiệp ở miền Bắc nước Anh. Theo Marshall, các CCN có ba lợi thế cơ bản từ sự tập trung: Sự lan toả của thông tin; Sự chuyên môn hoá và phân công lao động giữa các cơ sở với nhau và sự phát triển của thị trường lao động đa dạng có tay nghề cao. [84]. Sau đó, khái niệm này được phát triển thành 2 trường phái tiếp cận công nghiệp khác nhau. Các nhà nghiên cứu theo trường phái Pháp như Courlet et Pecqueur, Colletis ... gọi là các hệ thống sản xuất địa phương. Các nhà nghiên cứu theo trường phái Anh, Mỹ gọi là Cụm công nghiệp “Industrial Cluster” hoặc “Industrial districts” với cách tiếp cận của G.Becattini; Michael Porter...

Theo G.Becattini, CCN là một thực thể xã hội – lãnh thổ đặc trưng bởi sự có mặt hoạt động của một cộng đồng người và quần thể doanh nghiệp trong một không gian địa lý và lịch sử nhất định [82].

Theo GS. Michael Porter (1990), CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty và tổ chức có liên quan trong một lĩnh vực cụ thể nào đó và bao gồm các ngành gắn kết với nhau. CCN tập trung các nhà cung cấp đầu vào, các khách hàng tiêu thụ sản phẩm, cũng như các nhà sản xuất các sản phẩm khác có liên


quan. Các CCN cũng có thể bao gồm các tổ chức như trường đại học, viện nghiên cứu, trường đào tạo nghề và các hiệp hội thương mại.[87]

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) của Nhật Bản (2001) coi CCN là "sự tập trung công nghiệp với một mạng lưới phát triển bao gồm các liên kết về công nghiệp giữa các công ty, các trường đại học và các viện nghiên cứu để tiến hành các cải tiến". [85]

Khác với hai khái niệm trên, Sonobe và Otsuka (2006) coi "CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc có liên quan với nhau trong một khu vực nhỏ” [89]. Khái niệm này coi CCN không đơn thuần chỉ là sự tập trung của các doanh nghiệp ở một khu vực nhất định mà phải là sự tập trung của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tương tự nhau hoặc có liên quan gần gũi với nhau

Theo Kuchiki CCN là "sự tập trung về mặt địa lý các công ty, các nhà cung cấp đặc thù, các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức có liên quan chặt chẽ với nhau trong một lĩnh vực nào đó trong phạm vi một nước hoặc một khu vực". [ 90]

Theo OECD (Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế): các CCN có thể được coi “là hệ thống sản xuất gồm có các hãng phụ thuộc lẫn nhau (các nhà cung cấp chuyên nghiệp) các tổ chức đào tạo (các trường đại học, viện nghiên cứu, công ty kỹ thuật…), các tổ chức trung gian (nhà môi giới, nhà tư vấn…) và khách hàng, liên kết với nhau trong một hệ thống sản xuất gia tăng giá trị.”

Ở Việt Nam, từ khi có quyết định 132/2000/QĐ - TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đến trước khi có quyết định 105/2009/QĐ - TTg ngày 19/8/2009, CCN được hiểu và gọi tên rất khác nhau giữa các địa phương trong cả nước, nơi thì gọi là Cụm công nghiệp làng nghề, nơi gọi là Cụm công nghiệp nông thôn, nơi gọi là Cụm công nghiệp vừa và vừa nhỏ…

Xem tất cả 240 trang.

Ngày đăng: 11/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí