Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 1


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


BÙI THANH THỦY


GIáO DụC GIá TRị VĂN HóA TINH THầN TRUYềN THốNG DÂN TộC VớI VIệC HìNH THàNH Và PHáT TRIểN NHÂN CáCH SINH VIÊN

Việt Nam hiện nay


Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS

Mã số : 62 22 80 05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 1


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS TRẦN SỸ PHÁN

2. PGS.TS NGUYỄN CHÍ MỲ


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý tưởng khoa học của PGS.TS Trần Sỹ Phán và PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận trong luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào khác.


Tác giả luận án


Bùi Thanh Thủy

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI 6

1.1. Những nghiên cứu liên quan đến giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc và giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống

dân tộc 6

1.2. Những nghiên cứu liên quan đến nhân cách sinh viên và sự hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam 14

Chương 2: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY-

MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN25

2.1. Giá trị và giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc 25

2.2. Tầm quan trọng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên

Việt Nam hiện nay 35

2.3. Nội dung giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam

hiện nay 53

Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT

NAM HIỆN NAY 67

3.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách

sinh viên Việt Nam hiện nay 67

3.2. Thực trạng giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam

hiện nay 78

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN

VIỆT NAM HIỆN NAY 108

4.1. Một số quan điểm nhằm phát huy vai trò của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát

triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 108

4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát

triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 112

KẾT LUẬN149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO152

PHỤ LỤC159

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GS GS,TS GS,VS GTVH NC NCSV NCS SV TTDT TTVH TS


: Giáo sư

: Giáo sư,Tiến sĩ

: Giáo sư, Viện sĩ

: Giá trị văn hóa

: Nhân cách

: Nhân cách sinh viên

: Nghiên cứu sinh

: Sinh viên

: Truyền thống dân tộc

: Truyền thống văn hóa

: Tiến sĩ


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, là nguồn nhân lực quan trọng để bổ sung cho đội ngũ trí thức trong tương lai của mỗi đất nước. Trong thư “Gửi Đại hội quốc tế các sinh viên xã hội chủ nghĩa”, Ăng ghen có viết: Các bạn hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vô sản lao động trí óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội và trong Thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập - 1946, Hồ Chủ tịch có viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Dòng thư ấy không chỉ là lời cổ vũ, động viên, mà còn là cả một tấm lòng, một niềm tin yêu của Hồ Chủ tịch cũng như của toàn thể dân tộc đối với thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng.

Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên nói chung, về sinh viên và công tác sinh viên nói riêng, trong Nghị quyết “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X thông qua (ngày 25- 7-2008) đã khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước.


Gần đây, trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ IX Hội Sinh viên Việt Nam (nhiệm kỳ 2013-2018), thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn xác định thanh niên là rường cột quốc gia, một trong những nhân tố quyết định tương lại, vận mệnh dân tộc. Học sinh, sinh viên những thanh niên ưu tú có tri thức sẽ là lực lượng kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc, tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam.

Đại đa số sinh viên Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, sống có hoài bão, ước mơ, hiểu biết về giá trị đạo đức, văn hóa, xã hội, có năng lực sáng tạo, tiếp thu tri thức mới, hăng hái đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, không ngừng học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, vì tiền đồ của đất nước. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên thờ ơ về chính trị, sống thực dụng, chạy theo những trào lưu, xu hướng lệch lạc, xa rời các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc. Nhất là khi “Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại” [20, tr.35] thì nguy cơ xa rời cội nguồn dân tộc và các giá trị truyền thống trong một bộ phận sinh viên lại càng lớn hơn.

Vậy làm thế nào để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc; ngăn chặn tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; làm thế nào để đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái thấp hèn, lạc hậu làm tha hóa con người, ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng giá trị nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ cũng như xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Làm thế nào để có được những nhân cách sinh viên phát triển một cách toàn diện, vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân vừa có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và


phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ, thích nghi với môi trường làm việc đày biến động như hiện nay. Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề: “Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học, hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề lớn từ đề tài đặt ra.

2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

2.1. Mục đích

Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng, nội dung, thực trạng giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc để hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ

Để đạt mục đích trên, luận án phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Phân tích vai trò, tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

- Đánh giá thực trạng việc giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay nhằm hình thành, phát triển nhân cách cho họ.

- Đề xuất quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ đề tài này, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Thời gian khảo sát chủ yếu là từ sau khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là từ sau năm 2000 trở lại đây.


3.2. Phạm vi nghiên cứu: Diện khảo sát giới hạn vào SV một số trường cao đẳng, đại học ở hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về việc giữ gìn, và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc. Đồng thời, tham khảo, sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học của các tác giả đã được công bố có liên quan trực tiếp đến đề tài.

- Luận án căn cứ từ thực tiễn giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc, tác động của nó tới việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, cấu trúc hệ thống...

- Sử dụng phương pháp phân tích các số liệu thống kê cơ bản kết hợp với cách tiếp cận cụ thể, đa chiều, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và tọa đàm nhằm thu thập những thông tin chính xác, cụ thể và trực tiếp.

- Sử dụng phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các tài liệu từ các nguồn, bao gồm các tài liệu có liên quan của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành ở trung ương và địa phương, các dự án, các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan.

5. Đóng góp về khoa học của luận án

- Góp phần làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc tới việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí