102
thuần chỉ là sử dụng. Giải quyết mâu thuẫn này phải đổi mới căn bản, toàn diện cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, phù hợp, hiệu quả.
3.2.5. Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nguồn nhân lực chất lượng cao
của các doanh nghiệp với chất lượng chưa cao của sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam hiện nay
Giáo dục - đào tạo không có mục đích tự thân, mà là nhằm đáp ứng nhu
cầu cầu của xã hội, nhu cầu phát triển con người, của thực tiễn sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo ở các trường đại học nước ta là phải cho “ra lò” những sản phẩm có đủ phẩm chất, năng lực, kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, nếu không giáo dục - đào tạo sẽ xa rời thực tiễn, bị trượt trong thực tiễn.
Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ: các trường đại học chưa chú trọng đúng mức để cho “ra lò” những sản phẩm đáp ứng được và thích ứng nhanh chóng với yêu cầu ngày càng cao, khắt khe của người sử dụng lao động; số sinh viên ra trường chưa đáp ứng tốt yêu cầu xã hội, yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Việc thiếu gắn bó giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất đã tạo ra nguồn nhân lực thiếu năng động, xa rời thực tiễn. “Các trường chưa xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo, chưa xây dựng và ban hành đầy đủ chương trình khung giáo dục đại học trình độ đại học” [15, tr.10]. Nội dung, chương trình đào tạo như phân tích trong phần thực trạng, chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn. Tình trạng “dạy những gì có, chưa dạy những gì mà xã hội cần” không phù hợp với yêu cầu mới và cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Năm 2010, cả nước có 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác còn rất thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Đây là thực trạng đáng báo động, một mâu thuẫn lớn giữa đào tạo và sử dụng lao
103
động, giữa cung và cầu lao động, cần phải giải quyết tốt. Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy rõ thêm. Có từ 58% đến gần 60%, thậm chí 80% số người được hỏi đánh giá trình độ chuyên môn nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta còn hạn chế so với bậc học; từ 50 đến hơn 70% đánh giá trình độ ngoại ngữ, tin học yếu; khoảng 80% đánh giá khả năng hội nhập hạn chế [phụ lục, 4,8,12,16,19,22,24,25,28].
Có thể bạn quan tâm!
- Hạn Chế Và Nguyên Nhân Thực Hiện Vai Trò Của Giáo Dục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 12
- Một Số Mâu Thuẫn Cần Giải Quyết Trong Phát Huy Vai Trò Của Giáo Dục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Phát Triển Số Lượng, Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Làm Công T Ác
- Nâng Cao Tích Cực Tự Giác Tự Học, Tự Nghiên Cứu Của Giảng Viên Và Sinh Viên; Đổi Mới Công Tác Quản Lý, Đánh Giá Kết Quả Học Tập, Thực Hành Của
- Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 17
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
Giải quyết mâu thuẫn này cần phải nhận thức đúng và quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển giáo dục - đào, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là “đột phá chiến lược”, thực hiện tốt định hướng: chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Kết luận chương 3
Hệ thống giáo dục - đào tạo trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay có nhiều ưu điểm, song cũng còn khá nhiều hạn chế, yếu kém. Những thành tựu của giáo dục - đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện sự quan tâm, nỗ lực của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong sự nghiệp “trồng người” suốt mấy chục năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế và bất cập. Những hạn chế cho thấy nền giáo dục - đào tạo Việt Nam còn có khoảng cách đối với thế giới, khu vực, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có nhiều nguyên nhân hạn chế cả khách quan và chủ quan, cần chú ý đến các nguyên nhân về chủ quan, đặc biệt là nguyên nhân nhận thức và tư duy về gi áo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Các mâu thuẫn trong giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay được nảy sinh từ thực trạng và đòi hỏi từ yêu cầu mới, chúng quan hệ với nhau, cần phải nhận thức thấu đáo và giải quyế t tốt trong thực tiễn.
104
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Một là, quán triệt trên thực tế quan điểm giáo dục - đào tạo là “quốc
sách hàng đầu”.
Đây là phương hướng cơ bản và là quan điểm lớn của Đảng cần phải được nhận thức đầy đủ, đúng đắn trong phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam thời kỳ mới. Phương hướng này quy định nội dung phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Không thể phát huy tốt vai trò của giáo dục - đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay, nếu như chúng ta không hiểu đúng, không quán triệt sâu sắc quan điểm cơ bản trên trong thực tiễn giáo dục - đào tạo.
Trên cơ sở coi giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, Đại hội X của Đảng xác định: “Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc, vùng miền…, có cơ chế và chính sách gắn kết có hiệu quả trường đại học với cơ sở nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp để chuy ển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Xây dựng một số trường đại học trọng điểm đạt trình độ khu vực và quốc tế” [39, tr.96-97]. Giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu” gắn chặt chẽ với quan điểm: đầu tư cho giáo dục
105
là đầu tư cho phát triển. Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh và khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hộ i hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [43, tr.130-131].
Quan điểm cơ bản và cũng là đột phá chiến lược đó không chỉ thể hiện ở ý chí quyết tâm, mà điều quyết định là phải được thể hiện trong thực tiễn họat động của toàn xã hội, của Đảng và Nhà nước, của tất cả các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, của ngành giáo dục. Trong khi xác định phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, cần thực hiện tốt "các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức” [43, tr.130].
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo nước ta hiện nay thực chất là cuộc cách mạng về giáo dục - đào tạo, nhằm tạo nên những yếu tố nền tảng quyết định phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Đó không phải là thay đổi toàn bộ, mà là kế thừa những thành tựu đã có, phát huy, phát triển và bổ sung những nội dung mới, yếu tố mới khoa học và phù hợp hơn trên cơ sở tư duy mới về giáo dục - đào tạo. Nội dung cơ bản của việc đổi mới giáo dục - đào tạo hiện nay cần tập trung là: đổi mới giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế; đổi mới nhận thức, tư duy về giáo dục - đào tạo phù hợp với bối cảnh mới; hoàn thiện thể chế phát triển, cơ chế quản lý giáo dục - đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hoàn thiện, phát triển hệ thống giáo dục đáp ứng yêu c ầu; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo theo hướng khoa học, tiên tiến, hiện đại; phát triển và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng tốt yêu cầu ; xây dựng môi
106
trường giáo dục - đào tạo thực sự lành mạnh, dân chủ, bình đẳng tạo điều kiện kích thích tính tích cực sáng tạo của các chủ thể dạy - học, phát triển xã hội học tập; đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; hoàn thiện cơ chế, chính sách, thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. Những vấn đề đổi mới đó cần phải được thực hiện trong một chiến lược khoa học phù hợp với thực tiễn, có lộ trình xác định, với những giải pháp khả thi.
Trong tình hình hiện nay, cần thực hiện tốt một số phương hướng cụ thể trong đổi mới giáo dục - đào tạo như sau:
- Chuyển mạnh từ giáo dục chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang giáo dục hình thành nhân cách và phát triển năng lực của ng ười học.
- Đổi mới theo định hướng xây dựng nền giáo dục mở, học tập suốt đời,
gắn với xây dựng xã hội học tập, thực hiện hiện đại hóa, chuẩn hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
- Chủ động vận dụng cơ chế thị trường đi đôi với phát triển dịch vụ công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục - đào tạo cả trong mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và trong chính sách giáo dục - đào tạo [100, tr.15-17].
Ba phương hướng cụ thể trên thể hiện sâu sắc tư duy của Đảng về giáo dục - đào tạo, quy định toàn bộ các vấn đề cơ bản của giáo dục - đào tạo nước ta trong thời kỳ mới. Có thực hiện tốt các quan điểm cụ thể và những nội dung đổi mới giáo dục - đào tạo nêu trên, chúng ta mới thực sự thấu triệt quan điểm giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, mới có thể phát huy cao nhất vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong thời kỳ mới.
Hai là, gắn phát triển giáo dục - đào tạo với chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội; với chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2020.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là điểm xuất phát cơ
bản, là “đơn đặt hàng” không thể từ chối đối với giáo dục - đào tạo phát triển
107
nguồn nhân lực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong tất cả các ngành nghề, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo dục - đào tạo không gắn kết với kinh tế, xã hội thì sẽ bị trượt trong thực t iễn, thậm chí sẽ mất đi ý nghĩa tồn tại của mình; không gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì sẽ dẫn đến tình trạng khập khiễng, mất cân đối trong phát triển. Đó là hai mặt của một vấn đề không tách rời nhau, luôn thống nhất, quy định và đòi hỏi lẫn nhau. Hai loại chiến lược này phải cùng nằm trong tổng thể thống nhất của chiến lược lớn, đó là chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực đất nước.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, trên cơ sở xác định mục tiêu tổng quát, Đảng ta xác định những mục tiêu cụ thể. Về kinh tế, tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm; GDP năm 2020 theo giá so sánh gấp 2,2 lần so với 2010, bình quân đầu người theo giá thực tế 3.000 USD; ổn định kinh tế vĩ mô; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ 85% GDP; giá trị sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao 45% tổng GDP. Về văn hóa xã hội, đến 2020 chỉ số phát triển (HDI) đạt trung bình cao thế giới; tuổi thọ trung bình 75; lao động qua đào tạo trên 70%; đ ào tạo nghề hơn 55% lao động xã hội; tỷ lệ nghèo giảm 1,5-2%; một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiến tiến; số sinh viên đạt 450/1 vạn dân. chuẩn về môi trường… [43, tr.103-106]. Mục tiêu, phương hướng nêu trên đòi hỏi và thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề, các nguồn lực phát triển, trong đó đòi hỏi rất cao phải có nguồn lực con người đáp ứng nhu cầu.
Trong thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nhu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn biến động. Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chuyên môn này, nhưng trong giai đoạn khác thì lại đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chuyên môn cao khác để đáp ứng nhu cầu. Có thể người lao động thích ứng và làm tốt nhiệm vụ ngày hôm qua, nhưng hôm nay, khi điều kiện đã có sự thay đổi, thì họ không còn thích ứng, phù hợp nữa, nếu không được
108
bồi dưỡng, đào tạo lại, nếu không phấn đấu vươn lên, thì thậm chí có thể bị lạc hậu, bị thực tiễn đào thải. Đó là tất yếu khách quan của sự phát triển.
Giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay phải xác định
rõ phương hướng gắn với thực tiễn, với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đó là yếu tố đảm bảo sức sống của giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 quy định mục tiêu, phương hướng và yêu cầu giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học; đồng thời, giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải dựa trên cơ sở những định hướng, quan điểm, chủ trương và yêu cầu đó của Chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 mà Đảng ta xác định; và phải phục vụ thắng lợi chiến lược ấy.
Nhận thức rõ vấn đề, Đại hội XI của Đảng xác định:
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu q uả và bền vững [43, tr.130].
Giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở Việt Nam còn cần phải bám sát vào chiến lược khoa học và chiến lược phát triển nguồn nhân lực trình bày ở trên của Đảng và Nhà nước; phải đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính hiện đại, tính thực tiễn trong quá trình phát triển. Điều đó có ngh ĩa là, phải thực hiện tốt các vấn đề: một là, tiếp thu có chọn lọc công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến trong đào tạo nguồn nhân lực trên thế giới, gắn với việc nâng cao năng lực nội sinh; hai là, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nguồn nhâ n lực chất lượng cao theo hướng hiện đại, phù hợp với Việt Nam; ba là, đẩy mạnh hiện đại hoá, tiên tiến hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ngày 19 tháng 4 năm 2011, Chính phủ ra Quyết định số 579/QĐ-TTg của Thủ trướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn
109
nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, chỉ rõ giải pháp: tăng đầu tư phát triển để hiện đại hóa có trọng tâm, trọng điểm hệ thống đào tạo; xây dựng kế hoạch phân bố ngân sách nhà nước tập trung thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án đào tạo nhân lực theo mục tiêu trên. Trên cơ sở Quyết định đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo tổng vốn phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020 là 2.135 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tổng số vốn đầu tư trực tiếp cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 1.225 đến 1.300 nghìn tỷ đồng [145, tr.55].
Trong phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải dựa chắc và cụ thể hóa phương hướng đó trong tất cả các nội dung của giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.2.1. Đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình
thức giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường đại học hiện nay
Đại hội XI của Đảng xác định : “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương
trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học” [43, tr.131]. Kết quả khảo sát của tác giả luận án cũng cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của giải pháp này. Có hơn 90% đến 100% số giáo viên đại học được hỏi cho rằng cần phải thực hiện tốt đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo ở các trường đại học; tỷ lệ này ở số sinh viên đại học được hỏi là hơn 90% [phụ lục, 6,10,14,17,20,23,26,29].
Thực hiện giải pháp này hiện nay, cần làm tốt một số biện pháp sau:
Một là, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng thiết thực, hiện đại, hội nhập quốc tế.
Vấn đề quan trọng đặt ra trước hết hiện nay là cần phải đổi mới, hoàn
thiện nội dung, chương trình trong các trường đại học ở Việt Nam theo yêu