86
trường đại học chỉ chứa được khoảng 1/5 số sinh viên chính quy, số còn lại phải tự thuê nhà ở theo từng nhóm là phổ biến, vì vậy sinh viên phải đối mặt với nhiều quan hệ phức tạp, nếu không làm chủ được bản thân thì rất dễ rơi vào tiêu cực. Điều này ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của họ.
Thứ ba, việc trang bị cho người học phương pháp làm việc khoa học và thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế còn chưa cao.
Nội dung, chương trình chưa chú trọng đúng mức đến trang bị cho người học phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế. Vấn đề này chưa đặt ra thật sự rõ ràng trong xác định nội dung, chương trình ở nhiều trường đại học. Nội dung, chương trình còn thiếu cập nhật với đời sống đất nước và thế giới. Việc giảng dạy ngoại ngữ tuy đặt ra có cao, xây dựng nội dung, chương trình khá bài bản, có hợp tác và mời giáo sư, giảng viên người nước ngoài giảng dạy một số chuyên đề và ngoại ngữ, nhưng chất lượng ngoại ngữ của đa số sinh viên còn rất hạn chế, nhất là sinh viên không chuyên. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm về chất lượng lao động (dư ới mức trung bình của thế giới), đứng thứ 11/12 trong số các nước châu Á được xếp hạng, rất thiếu chuyên gia có trình độ cao và lực lượng công nhân lành nghề [69, tr.42]. Những hạn chế nêu trên cũng phù hợp với kết quả khảo sát của tác giả luận án. Có từ 26 đến 30% số người được hỏi cho rằng nhân lực chất lượng cao nước ta còn thiếu; từ 30 đến 40% cho rằng cơ cấu lĩnh vực, ngành nghề nhiều bất cập; từ 44 đến gần 60% cho rằng trình độ chuyên môn hạn chế; từ 55 đến 75% cho rằng trình độ tin học, ngoại ngữ yếu; có 57 đến 91% cho rằng thiếu người giỏi, chuyên gia đầu ngành [phụ lục, 4, 8, 22].
Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tạo cho người học có được phương pháp làm việc khoa học và thích ứng được với môi trường làm việc trong nước và quốc tế chưa hiệu quả. Các chương trình, đề án như Đề án 165 của Bộ Chính trị khóa X “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh
87
đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” năm 2008; của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các trường đại học, viện khoa học về đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực bậc cao... chưa được thực hiện triệt để và có hiệu quả, còn chạy theo số lượng, chất lượng không được chú ý đúng với tầm quan trọng của vấn đề. Điều này dẫn đến thực hiện nh iều chương trình, đề án đào tạo, gia tăng về số lượng người học, nhưng chất lượng hạn chế, khả năng thích ứng được với môi trường làm việc trong nước và quốc tế thấp, kể cả số nhân lực có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đào tạo ở trong nước và ở nước ngoài.
Ở nước ta hiện nay, “Trí thức tinh hoa và hiền tài còn ít, chuyên gia đầu ngành còn thiếu nghiêm trọng, đội ngũ kế cận hẫng hụt chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ở khu vực và quốc tế” [41, tr.85]. Theo Tổng thuật Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” ngày 24 tháng 8 năm 2012 tại Hà Nội: “Trong 5 năm gần đây, số bài báo khoa học của Việt Nam được đăng trên các tạp chí có uy tín trên thế giới là 250 bài; trong khi đó Thái Lan có 5.210 bài; Malaixia có
2.088 bài; Xinhgapo có 6.932 bài” [69, tr.41]. Bên cạnh đó, “đội ngũ thạc sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, phó giáo sư, giáo sư thời gian gần đây dù có tăng, nhưng chiếm tỷ lệ thấp so với các nước trong khu vực: 20,5% thấp hơn Inđônêxia (khoảng 40%), Malaixia (khoảng 48%)” [69, tr.41]. Tỷ lệ người có bằng đại học nước ta chỉ cao hơn so với Camphuchia, nhưng lạ i thấp hơn Inđônêxia, Thái Lan, Mông Cổ và thấp hơn nhiều so với Philíppin. Trình độ, kỹ năng chuyên môn còn yếu so với các nước trong khu vực. Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học ở Việt Nam thiếu rất nhiều các kỹ năng làm việc cần thiết, đặc biệt là k ỹ năng giao tiếp và tiếng Anh. Khả năng thích ứng môi trường làm việc đầy biến động và yêu cầu rất khắt khe về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của nước ngoài, còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu. Theo số liệu năm 2012, “cả nước có tới 63% số sinh v iên ra trường không có việc làm, 37% số có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và nhiều
người không làm đúng ngành nghề được đào tạo, trong khi đó có nhiều doanh
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Thực Hiện Vai Trò Của Giáo Dục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 10
- Hạn Chế Và Nguyên Nhân Thực Hiện Vai Trò Của Giáo Dục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Một Số Mâu Thuẫn Cần Giải Quyết Trong Phát Huy Vai Trò Của Giáo Dục - Đào Tạo Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Ở Việt Nam Hiện Nay
- Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Cao Về Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Phát Triển Số Lượng, Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Làm Công T Ác
Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.
88
nghiệp, kể cả doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp” [152, tr.53]. Kết quả khảo sát cho thấy, từ 30 đến 60% số người được hỏi cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng tốt nhu cầu kinh tế - xã hội; có hơn 50% số người được hỏi cho rằng trình độ chuyên môn còn hạn chế so với bậc học, bậc đào tạo; có khoảng từ 65% - 70% số người được hỏi cho rằng trình độ ngoại ngữ, khả năng hội nhập nguồn nhân lực chất lượng cao còn kém, rất hạn chế [phụ lục, 4, 8, 12, 20].
Đội ngũ giảng viên, quản lý giáo dục; cơ sở vật chất cho bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp làm việc khoa học và khả năng thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu. Bản thân người đi giáo dục - đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục cũng còn nhiều hạn chế về phương pháp làm việc và khả năng thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế, nên việc bồi dưỡng cho người học khó có thể có chất lượng cao. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tron g số 1.002 ngành/chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được kiểm tra, rà soát năm 2012 có tới 161 chuyên ngành thuộc 50 cơ sở giáo dục đại học đào tạo thạc sĩ không đảm bảo điều kiện theo quy định (số lượng giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ cùng ngành hoặc đúng chuyên ngành; không tuyển được học viên trong 3 năm liên tiếp,…). Nhiều cơ sở đào tạo đã xác định năng lực đào tạo cao học vượt quá năng lực của đội ngũ, đặc biệt là ở ngành đào tạo thạc sĩ về quản trị kinh doanh. Nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết thành lập trường về tuyển dụng đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ bảo đảm giảng dạy 70% chương trình theo quy định.
Bên cạnh đó, một số cơ sở liên kết đào tạo thạc sĩ tại địa phương, trái với quy định và không đảm bảo các điều kiện. Công tác tổ chức và quản lý đào tạo tiến sĩ của nhiều cơ sở đào tạo còn thiếu sót như chưa công khai nội dung luận án… Nước ta có nhiều trường đại học, cao đẳng, nhưng còn thiếu trường đạt chuẩn, đặc biệt là các trường trong hệ thống dân lập; cơ sở vật chất, trang
89
thiết bị, phòng thí nghiệm ... cho giáo dục - đào tạo vừa lạc hậu vừa thiếu, chậm được khắc phục, nâng cao, kinh phí bảo đảm hạn chế. Thêm vào nữa, còn khá nhiều sinh viên chưa có phương pháp học tập tốt, thiếu ý chí vươn lên, không chú ý học kỹ năng làm việc, ngại h ọc ngoại ngữ, ngại giao tiếp bằng tiếng nước ngoài, điều đó làm cho phương pháp làm việc và khả năng thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế của h ọ sau khi ra trường còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu.
* Nguyên nhân của hạn chế:
Nhận thức về vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao và giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực này của Đảng, Nhà nước và xã hội còn hạn chế, bất cập.
Dù đã nhận thức và xác định giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, nhưng sự quan tâm và tổ chức thực hiện của Đảng, Nhà nước và của xã hội còn hạn chế, chưa thực sự ngang tầm. Chưa đầu tư tốt cho giáo dục - đào tạo; việc xây dựng hệ thống nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý chưa được quan tâm và thực hiện tốt; chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ còn hạn chế và bất cập, nhiều trường hợp chưa đủ tái sản xuất sức lao động; chưa thu hút được nhiều nhân tài vào ngành giáo dục… Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ quan điểm “phát triển giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”, chưa quan tâm đúng mức đến phát triển giáo dục. Nhiều địa phương chưa chi đủ định mức ngân sách, chưa dành đủ quỹ đất cho giáo dục. Đến Đại hội XI năm 2011, Đảng ta mới nhận thức đúng hơn và xác định: phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một “đột phá chiến lược”. Kết quả khảo sát cho thấy, vẫn còn tỷ lệ khá cao trong số giảng viên và sinh viên được hỏi đánh giá sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chưa thật tốt là khoảng 10% và 16 - hơn 18% [phụ lục, 14, 20,28]. Có từ 30% đến 37,5% số thầy cô được hỏi đánh giá sự quan tâm của trường mình đối với
90
vấn đề nghiên cứu ở mức bình thường, chưa tốt, thậm chí không thực sự quan tâm, khó trả lời [phụ lục, 4, 9, 12, 22].
Việc quán triệt và tổ chức thực hiện các quan điểm, nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo, về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao còn quá chậm, hiệu quả rất thấp. Về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Việc triển khai Nghị quyết nhìn chung còn rất chậm”; đồng thời yêu cầu phải “sớm xây dựng và quyết liệt thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động, bổ sung, hoàn chỉnh những nội dung không còn phù hợp, nhất là về cơ chế, chính sách, tạo tiềm lực vật chất và tinh thần, phát huy mạnh hơn nữa tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức, tập hợp thu hút đội ngũ trí thức tham gia cống hiến cho đất nước” [159, tr.4]. Sự hạn chế này cho thấy sức ỳ khá lớn trong tư duy, nhận thức và trong chỉ đạo thực tiễn của các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay.
Còn khá nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý, có nhiều người chưa thực sự coi
trọng vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế - xã hội, chưa thấy hết được yếu tố này trong công cuộc đổi mới đất nước; chưa thấy rõ vai trò rất quan trọng của giáo dục - đào tạo trong vấn đề này. Các cấp lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục, trực tiếp là các trường đại học chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến đổi mới nội dung , chương trình, phương pháp đào tạo nhân lực. Một số cấp lãnh đạo , quản lý chưa nhận thức tường tận ý nghĩa tư tưởng “hiền là tài nguyên khí quốc gia”; chưa quán triệt tốt quan điểm lấy khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo làm “quốc sách hàng đầu”; “Vẫn còn hiện tượng ngại tiếp xúc đối thoại, không thực sự lắng nghe, thậm chí quy chụp” [41, tr.88]. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền nhận thức về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ chưa thật đầy đủ, chưa coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm; chưa bố trí cán bộ lãnh đạo có đủ thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo công tác khoa học công ng hệ. Đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa tương xứng. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính
91
sách về khoa học và công nghệ còn thiếu chủ động. Chưa có các giải pháp đồng bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả. Sự phối hợp giữa các bộ , ban, ngành và giữa Trung ương với các địa phương chưa chặt chẽ; nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chậm được tháo gỡ [43, tr.77].
Trước sự phát triển của tình hình, tư duy về giáo dục - đào tạo còn lạc hậu, không đáp ứng tốt yêu cầu , còn nhiều lúng túng trong xác định chiến lược và mô hình giáo dục - đào tạo; còn mang nặng tính bao cấp, chắp vá, ngắn hạn, tình huống, thiếu tầm chiến lược cơ bản và khoa học. Tư duy về giáo dục - đào tạo đó lại c hậm được khắc phục, chậm được đổi mới; việc đổi mới giáo dục - đào tạo như thế nào vẫn chưa được định hình rõ nét, mặc dù nước ta đã tiến hành ba cuộc cải cách giáo dục.
Phát triển giáo dục có biểu hiện lệch lạc, tùy tiện, lúng túng. Tỷ lệ giảng viên đạt chuẩn trong các trường đại học chưa đồng đều và chưa cao, còn bất hợp lý về cơ cấu. Tình trạng có khoa, có chuyên ngành ở một số trường đại học “thừa” giảng viên, có khoa, có chuyên ngành lại “thiếu” giảng viên vẫn còn diễn ra, phản ánh sự bất hợp lý trong đào tạo và bố trí, sắp xếp đội ngũ giảng viên ở các trường đại học hiện nay. Kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thực hành sư phạm của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, nhất là số giảng viên trẻ còn nhiều hạn chế.
Mục tiêu, mô hình giáo dục - đào tạo chung và ở các nhà trường, các bậc học đề ra còn thiếu những căn cứ khoa học và cơ sở thực tiễn chắc chắn; chưa được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, cơ chế và giải pháp tương ứng, hiệu quả. Nguyên lý học đi đôi với hành, gi áo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội chưa được quán triệt và thực hiện tốt.
Nhìn chung, các loại hình đào tạo không chính quy (đào tạo hệ B, tại chức, từ xa…) chất lượng rất thấp, chưa đủ sức đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề để cạnh tranh với thị trường lao động khu vực. Hiện tượng mua bằng, bán điểm, sử dụng bằng giả… không phải là hiếm, chưa được chấn
92
chỉnh kịp thời, nghiêm túc và hiệu quả. Tính liên thông trong nội dung, chương trình đào tạo ở các trường đại học còn hạn chế, trong thực tế còn có biểu hiện “khép kín”. Phương pháp dạy học ở các trường đại học còn nhiều bất cập, hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn. Các trang thiết bị hiện đại, sách giáo khoa, tài liệu học tập, điều kiện sống và học tập, sinh hoạt của giảng viên, sinh viên còn thiếu nhiều.
Cơ chế, chính sách và phương thức quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế, chậm được khắc phục.
Các chính sách, cơ chế của Nhà nước, của B ộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực sự tạo điều kiện tốt cho giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cho sự cống hiến của nhân lực chất lượng cao. Các văn bản pháp quy của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không theo kịp tốc độ đa dạng hoá loại hình lao động trên thị trường, dẫn tới xu hướng lạm dụng chủ trương đa dạng hoá để mở rộng quy mô quá mức ở một số trường đại học, nhưng chất lượng thấp không đáp ứng được yêu cầu. Trong không ít trường hợp, các trường đại học phải tự xoay xở trong xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, tìm cách gia tăng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của trường mình.
Quản lý giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các trường đại
học còn lỏng lẻo, có những kẽ hở nảy sinh các tiêu cực, đặc biệt là ở các lĩnh vực, những việc nhạy cảm trong thi cử, kiểm tra học phần, học trình, thi tốt nghiệp. “Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hóa và sa sút trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” [43, tr.168]. Quy định phân cấp quản lý chưa được thực hiện nghiêm túc; quyền tự chủ, chịu trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của các trường đại họ c, các cơ sở đào tạo chưa được phát huy tốt; mặt khác lại có những biểu hiện thiếu sự quan tâm, tuỳ tiện, làm trái quy định, hướng dẫn. Chưa có định hướng và quy hoạch tốt cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
93
Cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ chưa tương xứng, còn nhiều hạn chế, bất cập. Thiếu chính sách hiệu quả thu hút, trọng dụng nhân tài, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Thiếu chính sách, đặc biệt là chính sách tiền lương, đãi ngộ đủ sức thu hút nhân lực chất lượng cao, người có tài, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tình trạng “chảy máu chất xám” diễn ra khá phổ biến trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta hiện nay, có một nguyên nhân rất quan trọng từ chính sách, cơ chế, chế độ sử dụng và đãi ngộ đối với con người, đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ cao, có chuyên môn, tay nghề giỏi chưa phù hợp, còn hạn chế.
Vẫn còn tình trạng “Một số cán bộ đảng và chính quyền chưa nhận thức
đúng vai trò, vị trí của trí thức; đánh giá, sử dụng trí thức không đúng năng lực và trình độ, ngay cả với trí thức đầu ngành, dẫn đến tư tưởng nặng nề trong đội ngũ trí thức” [41, tr.88-89]. Đánh giá, sử dụng không đúng, vì lợi ích cục bộ, cá nhân mà “cố tình” sử dụng sai dẫn đến “tâm tư nặng nề” trong nhân lực chất lượng cao, làm “thui chột” nhân tài, “chảy máu chất xám”. Những đánh giá này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của tác giả: có hơn 60% số người được hỏi cho rằng có tình trạng “chảy máu chất xám”, hơn 70% cho rằng chưa được đánh giá đúng, hơn 75% cho rằng chưa phát huy tốt chuyên môn; hơn 60% cho rằng không làm đúng trình độ chuyên môn, hơn 40% cho rằng không yên tâm gắn bó với công việc [phụ lục, 4, 8, 12, 22].
Cơ sở vật chất, điều kiện học tập, thực tập, thực hành cho người học còn hạn chế, thiếu thốn; ý thức tự học, tự nghiên cứu của sinh viên chưa chưa tốt. Việc tự học, tự nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa thực sự trở thành phong trào thường xuyên, thiết thực. Tư tưởng, tâm lý học cho “qua” còn khá phổ biến trong sinh viên. Ý thức tự học, tự tu dưỡng, tìm tòi nghiên cứu khoa học trong đa số sinh viên còn thấp; thiếu động lực học tập đúng đắn. Một bộ phận không ít sinh viên có biểu hiện “lười suy nghĩ”, không phát triển tư duy học tập, học cầm chừng, thiếu chí tiến thủ, kết quả học tập thấp. Khả năng