Vai Trò Của Giáo Dục Đạo Đức Quân Nhân Cho Học Viên Trường Sĩ Quan Lục Quân 2.


C.Mác và Ph.Ăngghen quan niệm: đạo đức cộng sản là nền đạo đức “đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, biểu hiện cho lợi ích tương lai, tức là đạo đức vô sản, là thứ đạo đức có một số lượng nhiều nhất những nhân tố hứa hẹn một sự tồn tại lâu dài” [26, tr.136]. Có nghĩa đây là nền đạo đức của giai cấp vô sản cách mạng, phản ánh những lợi ích căn bản của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng nhân loại khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công đem lại hạnh phúc chân chính cho con người. Theo V.I.Lênin đạo đức cộng sản: “Đạo đức đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới”[24, tr.369]. Đây là một quan niệm mang tính cách mạng và khoa học về đạo đức mà quan niệm của các tôn giáo và các nền đạo đức khác không thể đạt tới.

Từ đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: “Đạo đức cộng sản là hình thái đạo đức cao nhất của nhân loại phản ánh và khẳng định lợi ích căn bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bằng hệ thống các nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực để điều chỉnh các quan hệ xã hội dưới sức mạnh của dư luận xã hội và lương tâm của mỗi người nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh cách mạng cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, hoàn thiện nhân cách của con người mới XHCN và cộng sản chủ nghĩa” [65, tr.67].

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lãnh tụ của nhân dân Việt Nam đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc với thực tiễn đấu tranh và xây dựng đất nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đạo đức cách mạng, yêu cầu người cán bộ nói chung, người lính nói riêng phải có những phẩm chất cần thiết để phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng xóa bỏ chế độ xã hội cũ và xây dựng đất nước đem lại cuộc sống no ấm, hạnh phúc cho người dân. Đó là những phẩm chất: trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu cho độc lập của dân tộc tự do của nhân dân, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc nhân dân; phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; phải đoàn kết, thật thà; có tinh thần tập thể, tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản... Những phẩm chất đạo đức


này không phải cái gì cao xa mà gần gũi trong việc làm cụ thể hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập trong lòng dân, trong cuộc chiến đấu bảo vệ nhân dân.

Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và lý luận đạo đức nói riêng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Đạo đức cách mạng là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khác hẳn về chất so với các kiểu đạo đức cũ. “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chống lên trời, đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất đầu ngẩng lên trời” [30, tr.320]. Đạo đức mới này nảy sinh trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, được hình thành, phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Nên, Người xem đạo đức cách mạng là cái gốc của mọi người làm cách mạng: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của các cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc và loài người” [36, tr. 252]. Do đó, đạo đức mới là đạo đức tập thể, đạo đức vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì sự tự do, ấm no, hạnh phúc của mỗi người. Mục đích cuối cùng của nó là góp phần giải phóng triệt để con người, trước hết là giai cấp công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi mọi áp bức, bất công trong xã hội.

Là hình thức biểu hiện của đạo đức mới - đạo đức cộng sản, ĐĐQN vừa phản ánh bản chất tốt đẹp của xã hội, vừa biểu hiện những nét đặc thù của đạo đức mới trong lĩnh vực quân sự. Do đó, nghiên cứu ĐĐQN có thể tiếp cận dưới các góc độ sau:

Dưới góc độ ý thức, ĐĐQN chính là trình độ nhận thức của người quân nhân về các giá trị, quy tắc, các chuẩn mực đạo đức của xã hội, đồng thời đó còn là biểu hiện thái độ nhận thức của quân nhân trước hành vi của mình khi đối chiếu với hệ thống chuẩn mực, hành vi và những quy tắc đạo đức của quân đội cách mạng, giúp người quân nhân tự giác điều chỉnh hành vi một cách tự nguyện, tự giác. Đó còn là niềm tin, trách nhiệm, tình cảm, ý chí của người quân nhân.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Dưới góc độ thực tiễn đạo đức, ĐĐQN chính là hệ thống các hành vi đạo đức của quân nhân được nãy sinh trên cơ sở chỉ đạo của ý thức đạo đức quân nhân, là quá trình hiện thực hóa ý thức quân nhân trong cuộc sống.

Theo mối quan hệ giữa các quân nhân với nhau, ĐĐQN là một dạng quan hệ xã hội đặc thù đó là những quan hệ tốt đẹp, đoàn kết, thân ái, thắm đượm tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân, cùng chung lợi ích và mục tiêu lý tưởng. Quan hệ này được hình thành và phát triển như những quy luật tất yếu trong quá trình xây dựng quân đội và hoạt động quân sự, là những nhu cầu khách quan không thể thiếu của sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng.

Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay - 3

Như vậy, vấn đề ĐĐQN đã được các tác giả tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau trên lập trường của chủ nghĩa Mác và đều có sự thống nhất với nhau về các đặc trưng cơ bản như sau:

Đạo đức quân nhân là toàn bộ những quan niệm, tình cảm, nguyên tắc, chuẩn mực, những quan hệ và hành vi ứng xử của quân nhân với nhau và với xã hội một cách tự nguyện.

Đạo đức quân nhân là một phương thức điều chỉnh hành vi của quân nhân. Trong hoạt động chiến đấu, lao động sản xuất, công tác có rất nhiều phương thức để điều chỉnh hành vi của quân nhân, mỗi phương thức điều chỉnh hành vi theo những nguyên tắc, chuẩn mực nhất định. Đạo đức điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện, tự giác của quân nhân

Đạo đức quân nhân là một hệ thống các giá trị và định hướng giá trị được thể hiện trong một tổ chức mang tính đặc thù - tổ chức quân đội.

Từ các đặc trưng trên về đạo đức quân nhân tác giả cho rằng: ĐĐQN là toàn bộ những quan niệm, tình cảm, nguyên tắc, chuẩn mực, những quan hệ và các hành vi ứng xử của quân nhân với nhau và với xã hội một cách tự nguyện, đáp ứng yêu cầu khách quan của hoạt động quân sự và xây dựng quân đội.


1.1.3. Khái niệm giáo dục đạo đức quân nhân

Hoạt động giáo dục là một hình thức hoạt động thực tiễn đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của con người. Bởi vậy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Theo cách hiểu chung, đó là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần dần có được những phẩm chất, năng lực như họ hướng tới. Theo quan niệm của giáo dục học hiện đại, giáo dục không phải là hoạt động đơn lẻ, ở đó người dạy giữ vai trò độc tôn về tri thức truyền thụ cho người học, người học không lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, mà đó là quá trình tương tác biện chứng: người dạy giữ vai trò tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình lĩnh hội kiến thức, phát triển nhân cách của người học theo những tiêu chí chung xác định; người học sẽ tự mình quyết định đến việc lựa chọn, tiếp nhận và khám phá nhằm lĩnh hội và tiếp nhận tri thức một cách tốt nhất. Dưới góc độ triết học có thể hiểu rằng, giáo dục là quá trình tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục (giữa chủ thể giáo dục và đối tượng được giáo dục), mặt khác thông qua tác động này làm cho đối tượng được giáo dục tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục.

Giáo dục ĐĐQN cũng là một quá trình giáo dục nhưng diễn ra trong môi trường quân sự theo từng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các Nhà trường cũng như của quân đội nói chung.

Từ điển giáo dục học quân sự đề cập: “Giáo dục đạo đức quân nhân có ý thức và tuân theo những chuẩn mực đạo đức của người quân nhân cách mạng, của con người mới XHCN, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Giáo dục đạo đức quân nhân (GDĐĐQN) nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức cách mạng cho bộ đội trên cơ sở đó giúp họ tự giáo dục, tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với quan hệ xã hội, với tiêu chuẩn đạo đức cách mạng; góp phần phát triển tính tích cực trong tập thể quân nhân, tạo nên dư luận tập thể và môi trường thuận lợi để giáo dục; góp phần đấu tranh ngăn ngừa, khắc phục những tàn dư lạc hậu của đạo đức phong kiến, ảnh hưởng xấu độc của đức, lối sống tư sản” [61, tr.105].


Tiếp cận từ khái niệm ĐĐQN và giáo dục tác giả cho rằng: Giáo dục đạo đức quân nhân là hoạt động có mục đích được tổ chức một cách khoa học của chủ thể với đối tượng thông qua những cách thức, biện pháp nhằm tác động đến học viên, qua đó làm chuyển biến nhận thức, hình thành niềm tin, năng lực, tình cảm, thái độ, trách nhiệm của học viên với những chuẩn mực đạo đức mới; góp phần phát triển, hoàn thiện nhân cách người quân nhân cách mạng; phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường đề ra, đồng thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.

Cụ thể hóa các khái niệm có thể thấy, GDĐĐQN là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Quá trình đó diễn ra liên tục với sự tác động qua lại giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục. Chủ thể giáo dục không ngừng truyền đạt những tri thức, tình cảm đạo đức và đặc biệt là các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và ĐĐQN tới đối tượng giáo dục. Thông qua GDĐĐQN những phẩm chất cần thiết phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, sẽ được chuyển hóa trở thành đạo đức cá nhân trong mỗi quân nhân, giúp quân nhân nhận thức và điều chỉnh hành vi một cách đúng đắn, đầy đủ, chủ động, phù hợp với chuẩn mực người quân nhân quân đội và yêu cầu của xã hội đặt ra.

GDĐĐQN còn là một phương thức giúp cho quân nhân hiểu biết và nhận diện một cách rõ ràng những biểu hiện vi phạm đạo đức, những lệch chuẩn đạo đức, những quan niệm lệch lạc, lạc hậu, làm cho phẩm chất của người quân nhân không ngừng được hoàn thiện, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các Nhà trường.

1.2. Vai trò của giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2.

1.2.1. Đặc điểm học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2

Trường SQLQ2 - Đại học Nguyễn Huệ tiền thân là trường Quân chính sơ cấp Quân giải phóng miền Nam, được thành lập ngày 27/8/1961 tại ấp Lò Gò, xóm Rẫy, xã Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, nay là huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Do điều kiện chiến tranh, Nhà trường đã 7 lần đổi tên và chuyển nhiều địa điểm khác nhau. Đến tháng 10/1975 chuyển về đóng quân trên địa bàn xã Tam Phước, thành phố Biên


Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là vùng đất văn hiến cách mạng, có bề dày truyền thống văn hóa, kinh tế phát triển đời sống nhân dân khá cao. Nhà trường luôn giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, hoàn thành tốt nhiệm vụ GDĐT.

Ngày 21/8/1998 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 180/1998/QĐ-TTg giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học cho Trường SQLQ2. Ngày 28/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1973/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Nguyễn Huệ trên cơ sở nâng cấp Trường SQLQ2, đây là mốc son quan trọng khẳng định vị thế của Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc gia. Về cơ cấu tổ chức: Tổ chức Nhà trường bao gồm: Ban Giám hiệu, các phòng, ban trực thuộc, các khoa giáo viên và các đơn vị quản lý học viên. Với chức năng nhiệm vụ là đào tạo sĩ quan chỉ huy Lục quân cấp phân đội ở khu vực phía Nam, trang bị cho người học những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu với nhiều nội dung phong phú. Giáo dục đạo đức quân nhân được xác định là một nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo của Nhà trường, góp phần đào tạo nên đội ngũ sĩ quan có đủ đức, tài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong công tác GDĐĐQN cho học viên ở Nhà trường nổi lên một số đặc điểm cơ bản sau:

* Tâm lý lứa tuổi: Học viên Trường SQLQ2 là những thanh niên được tuyển chọn chặt chẽ, có nguyện vọng trở thành sĩ quan phục vụ lâu dài trong quân đội. Vừa thi tuyển theo quy định chung của Bộ GDĐT, họ còn phải trải qua quá trình xét tuyển chặt chẽ của các cơ quan quân sự địa phương, quận, huyện, thị xã về lai lịch, sức khỏe, đáp ứng tiêu chí đào tạo của nghành quân sự; với nguyện vọng được phục vụ lâu dài trong quân đội nên luôn xác định tốt động cơ, phương hướng, mục đích học tập, rèn luyện tốt. Đa số học viên tuổi đời còn rất trẻ (từ 18 đến 23), năng động, sáng tạo, đang hoàn thiện thể chất và tâm lý, sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu những tri thức, tình cảm đạo đức mới. Hơn nữa, học viên Trường SQLQ2 được xuất thân từ nhiều vùng, miền, dân tộc khác nhau, có học viên ở thành phố, có học viên ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh từ Quảng Trị trở đến các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng căn cứ cách mạng trước đây. Sự khác nhau này dẫn đến sự khác nhau về tính cách về trình độ nhận thức các vấn đề chính


trị xã hội, thái độ, động cơ nghề nghiệp, quan niệm sống… Bởi vậy, GDĐĐQN nếu không chú ý đến đặc điểm này để phân loại, tìm ra phương pháp giáo dục tối ưu với từng đối tượng, thì sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.

* Điều kiện, môi trường học tập, rèn luyện: Bên cạnh đó, học viên Trường SQLQ2 học tập, rèn luyện trong môi trường nghiêm ngặt về điều lệnh, kỷ luật của quân đội, chịu sự quản lý trên tất cả các hoạt động. Đặc biệt, học viên khối đào tạo cơ bản (Đại học quân sự) phải trải qua quá trình rèn luyện đòi hỏi cao về sức khỏe, ý chí, nghị lực và lòng dũng cảm như: thời gian học tập chủ yếu ngoài thao trường, bãi tập, các đợt hành quân dã ngoại, diễn tập chiến thuật năm thứ ba và diễn tập chiến thuật tổng hợp cuối khóa thời gian dài ngày; bên cạnh sự rèn luyện của chỉ huy các cấp, học viên phải chủ động rèn luyện ngoài giờ để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Học viên được phân theo các chuyên ngành: Binh chủng hợp thành, Trinh sát bộ binh, Trinh sát đặc nhiệm. Khi tốt nghiệp ra trường sẽ được phân công, bổ nhiệm một chức vụ công tác ở một đơn vị theo nhu cầu thực tiễn xây dựng quân đội, của từng đơn vị và nhu cầu biên chế tổ chức, với chức vụ ban đầu là Trung đội trưởng. Họ lại trở thành người lãnh đạo, chỉ huy, đào tạo, trực tiếp quản lý Bộ đội, chịu trách nhiệm về những cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Do vậy, đặt ra yêu cầu đối với người học viên SQLQ2 là không ngừng hoàn thiện các phẩm chất, chuẩn mực đạo đức của người quân nhân cách mạng.

Về môi trường xã hội trên địa bàn Nhà trường đóng quân. Địa điểm đóng quân của Nhà trường hiện nay được xác định là khu vực có điều kiện kinh tế phát triển, xung quanh là các khu công nghiệp thu hút hàng vạn lao động từ vùng miền khác nhau đến làm việc, cùng với nó là sự xuất hiện các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, mại dâm, cướp bóc, trộm cắp… đang tạo nên những điểm nóng về trật tự an toàn xã hội. Đồng Nai cũng được xác định là nơi tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau, sẽ không tránh khỏi những bất đồng về quan điểm tự do tín ngưỡng, đòi hỏi việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quân đội với các tín đồ tôn giáo là vấn đề tế nhị, linh hoạt và mềm dẻo.


* Lập trường chính trị, tư tưởng: Do đặc điểm có tính đặc thù trong môi trường quân đội, nên yêu cầu của Nhà trường đối với học viên SQLQ2 phải có lập trường tư tưởng vững vàng, sống có lý tưởng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. Họ cần phải nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ quân nhân, có tinh thần chịu đựng gian khổ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập, rèn luyện và ra công tác; có tinh thần tập thể, dân chủ, kỷ luật, có sức đề kháng với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức quân nhân có một vai trò quan trọng.

1.2.2. Vai trò của giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường SQLQ2 hiện nay

Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường SQLQ2 là một yêu cầu tất yếu, một nội dung không thể thiếu của toàn bộ quá trình GDĐT. Điều đó được xuất phát từ chính mục tiêu đào tạo của Nhà trường, đó là “đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân,… đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [15].

Thực chất GDĐĐQN cho học viên Trường SQLQ2 là quá trình tự giác và liên tục, diễn ra dưới sự tác động giữa lực lượng giáo dục, là các cấp ủy, tổ chức Đảng, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý học viên, các tổ chức quần chúng với học viên. Học viên đóng vai trò vừa là chủ thể nhưng đồng thời là đối tượng giáo dục, thông qua hoạt động học tập, rèn luyện, công tác, văn hóa, văn nghệ, thể thao, tăng gia sản xuất, vui chơi hàng ngày… Các tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức quân nhân được chuyển tải, thẩm thấu vào trong mỗi học viên ở Nhà trường. Giúp học viên có niềm tin, lý tưởng vững vàng, thái độ, động cơ học tập đúng đắn, đầy đủ những chuẩn mực tốt đẹp của một người quân nhân cách mạng. Đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường và góp phần vào xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện. Vai trò của GDĐĐQN cho học viên SQLQ2 được biểu hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Ngày đăng: 14/09/2023