Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN THỊ KIM OANH


GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY.


LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay - 1


NGUYỄN THỊ KIM OANH


GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY.


Ngành: Triết học Mã số: 8 22 90 01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LÊ THỊ HƯỜNG


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả


Nguyễn Thị Kim Oanh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN

LỤC QUÂN 2 HIỆN NAY 9

1.1. Một số vấn đề lý luận về đạo đức quân nhân và giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 9

1.2. Vai trò của giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2

………..…………………………………………………………………………… 16

1.3. Nội dung giáo dục đạo đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay 24

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2

TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 32

2.1. Những nhân tố tác động đến công tác giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay 32

2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan

Lục quân 2 hiện nay 36

2.3. Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay 56

Tiểu kết chương 2 75

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ĐĐQN Đạo đức quân nhân

GDĐĐQN Giáo dục đạo đức quân nhân

SQLQ2 Sĩ quan Lục quân 2

GDĐT Giáo dục - đào tạo

XHCN Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đạo đức nói chung và đạo đức quân nhân (ĐĐQN) nói riêng, đóng một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nó giúp con người điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của mình, qua đó hoàn thiện nhân cách theo những chuẩn mực nhất định. Trong quân đội, ĐĐQN chính là vũ khí tinh thần của quân đội cách mạng trong quá trình xây dựng, chiến đấu và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, người cách mạng phải có đạo đức, nếu không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không thể làm được việc gì, không thể phụng sự Tổ quốc và nhân dân” [36, tr.292].

Nhưng, đạo đức không phải là sản phẩm tự phát mà nó được hình thành một cách tự giác, là kết quả của sự kết hợp giáo dục và tự giáo dục của con người. ĐĐQN trong quân đội cũng không nằm ngoài quy luật đó, thông qua giáo dục và nhờ giáo dục mà đạo đức cách mạng mới dần được phát triển và hoàn thiện trong ý thức cá nhân quân nhân và tập thể quân nhân, trở thành yếu tố chủ đạo và phổ biến trong đời sống xã hội. Giáo dục đạo đức quân nhân chính là một trong những phương thức để xây dựng nên đội ngũ cán bộ có đủ đức - tài đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN), góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Thực hiện nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên, cũng như nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của ĐĐQN đối với học viên. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của đảng ủy, chỉ huy các cấp, Trường Sĩ quan Lục quân 2 (SQLQ2) đã thường xuyên chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức quân nhân (GDĐĐQN) cho học viên, qua đó hình thành, phát triển ở họ những giá trị đạo đức quân nhân tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người quân nhân cách mạng.

Tuy nhiên, trong thực tế có thể nhận thấy, dưới tác động mặt trái của cơ chế thị trường, của quá trình hội nhập và mở cửa, ảnh hưởng của một số yếu tố xã


hội trên địa bàn đóng quân, cùng một số hạn chế trong công tác quản lý, giáo dục, nắm bắt, định hướng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học viên… đã tác động rất lớn đến đạo đức, lối sống của các học viên Trường SQLQ2. Trong Nhà trường, xuất hiện tình trạng một số học viên có lối sống vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam, vi phạm đạo đức Hồ Chí Minh, vi phạm kỷ luật quân đội, cùng với đó là sự thiếu ý thức trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, ý chí vươn lên của một số học viên.

Trước tình hình đó, công tác bồi dưỡng, giáo dục đạo đức thường xuyên cho học viên Trường SQLQ2, trở thành một yêu cầu cơ bản, quan trọng, then chốt. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ XI khẳng định: “Trong bất luận hoàn cảnh nào, quân đội cũng tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng Đảng bộ quân đội trong sạch vững mạnh, quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc trong tình hình mới [60].

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay” làm nội dung nghiên cứu của mình. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần nhỏ vào công tác định hướng, bồi dưỡng đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong bối cảnh hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Giáo dục đạo đức quân nhân vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù. Tính phổ biến trong giáo dục đạo đức quân nhân là phải dựa trên nền tảng đạo đức cơ bản với các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của dân tộc, quốc gia. Tính đặc thù của giáo dục đạo đức quân nhân được quy định ở đối tượng và môi trường quân đội. Do đó, có thể khái lược thành hai nhóm nghiên cứu cơ bản như sau:

- Nhóm các công trình nghiên cứu về đạo đức trong điều kiện hiện nay:

Công trình “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta” Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên), (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003). Qua công trình các tác giả đã luận giải sự biến đổi từ cơ chế tập trung


quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường ở nước ta là tất yếu khách quan và trong sự biến đổi của nền kinh tế xã hội, các vấn đề đạo đức cũng biến đổi theo theo xu hướng tích cực và cả xu hướng tiêu cực.

Cuốn sách “Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, của Đặng Hữu Toàn, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003) chủ biên. Trong cuốn sách này, tác giả chỉ ra ảnh hưởng của những biến đổi diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội với sự hình thành những quan điểm, những giá trị đạo đức là một tất yếu. Để giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc thì chúng ta cần kế thừa, phát huy những yếu tố, giá trị nào và cần loại bỏ những yếu tố nào trong sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường.

Trong công trình “Giáo dục đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Ban Tư tưởng, Văn hóa Trung ương (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004), đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn đạo đức xã hội. Đồng thời chỉ ra những chuẩn mực, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, những nguyên tắc phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Cuốn sách “Giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức, lối sống văn hóa”, của Tô Xuân Dân, Đặng Quốc Bảo (đồng chủ biên), (Nxb Dân trí, Hà Nội, 2017), đã làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của việc triển khai nhiệm vụ giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, thông qua đó nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về phẩm chất đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Đạo đức học Mác - Lênin và giáo dục đạo đức” là công trình sách của các tác giả Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (đồng chủ biên), (Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2018). Cuốn sách gồm hai phần: phần thứ nhất, lý luận chung về đạo đức và đạo đức học Mác - Lênin; phần thứ hai một số vấn đề lý luận chung về giáo dục đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, đã cung cấp những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, bản chất, chức năng, các phạm trù cơ bản của đạo đức học và những nội dung giáo dục đạo đức, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho người học.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí