Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay - 2


Một số bài đăng trên các tạp chí: Bài “Một số vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt (4/2019); “Về lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay”của tác giả Mai Thị Dung đăng trên Tạp chí Triết học, số 5 (2013); “Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống cho con người Việt Nam hiện nay” trên Tạp chí Triết học số 2 (2017), của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền. Trong các bài viết này các tác giả đã chỉ ra, vấn đề đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ hiện nay chịu ảnh hưởng rất lớn từ mặt trái cơ chế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng. Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần phát phát triển đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ hiện nay.

- Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức quân nhân và giáo dục đạo đức quân nhân hiện nay:

Công trình “Nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới”, của tác giả Đặng Nam Điền, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006), đã chỉ ra đặc trưng, bản chất, vai trò đạo đức cách mạng của người cán bộ chính trị trong xây dựng quân đội. Trên cơ sở đó chỉ ra những yếu tố tác động, những yêu cầu đòi hỏi người cán bộ chính trị phải có phải có phẩm chất “dũng cảm chiến đấu” trong mọi nhiệm vụ và mọi hoàn cảnh. Lòng nhân ái, yêu thương con người, yêu thương đồng đội và từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ chính trị quân đội trong tình hình mới. “Chuẩn mực đạo đức quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”,

là công trình do các tác giả của Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự (Nxb, Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007) biên soạn. Cuốn sách đã chỉ ra các chuẩn mực cơ bản của đạo đức quân nhân, khẳng định các chuẩn mực là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức thích hợp được sử dụng trong giáo dục để điều chỉnh hành vi, ý thức của mỗi quân nhân.

Cuốn sách “Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quân đội hiện nay”, của Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008), đã khái quát vị trí, vai


trò của giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời cần giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi quân nhân theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn cách mạng mới.

Vận dụng tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về đạo đức trong xây dựng đạo đức quân nhân hiện nay”, là công trình của Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010). Cuốn sách đã chỉ rõ cơ sở lý luận và tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về đạo đức, đạo đức cộng sản. Những tư tưởng đó cần được nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng đạo đức quân nhân trong quân đội.

Phát huy giá trị đạo đức quân nhân của thanh niên quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay” là cuốn sách của tác giả Dương Quang Hiển (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015), đã luận giải, giá trị đạo đức quân nhân là sự thể hiện sinh động đạo đức cách mạng của thanh niên quân đội, là sự hội tụ những giá trị đạo đức quân nhân cao đẹp nhất, phản ánh bản chất, truyền thống đạo đức của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Các bài viết: “Nâng cao chất lượng xây dựng Đảng bộ Quân đội về đạo đức trong tình hình mới”, của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa (Tạp chí Cộng sản, số 133, 8/2017). Bài viết đề cập đến, xây dựng quân đội vững mạnh về đạo đức là một trong những khâu then chốt trong tình hình mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bài “Thực trạng nhận thức của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay về vai trò và giá trị đạo đức quân nhân” của Nguyễn Duy Tuấn đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 441, 11/2018. Bài viết chỉ ra thực trạng nhận thức về giá trị đạo đức quân nhân của học viên các trường sĩ quan quân đội thể hiện qua các bảng biểu, các yếu tố tác động; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nhận thức của học viên về vai trò và giá trị đạo đức quân nhân.

Ngoài ra còn có các công trình khác liên quan đến vấn đề này như: Đề tài, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán bộ quân đội và giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết

Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay - 2


học của tác giả Nguyễn Hùng Oanh, Hà Nội, 2002; Luận văn thạc sĩ “Giáo dục đạo đức cách mạng cho học viên đào tạo sĩ quan ở trường Sĩ quan Lục quân 2 dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”, của Trần Văn Minh, Hà Nội, 2001; đề tài “Bồi dưỡng nghĩa vụ đạo đức quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, của tác giả Dương Quang Hiển, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự, Hà Nội, 2014; v.v..

Có thể nói, những công trình nghiên cứu về đạo đức quân nhân đã trình bày một cách cô đọng các vấn đề về lý luận và thực tiễn về đạo đức quân nhân trong quân đội.

Thứ nhất, đã chỉ rõ tính cấp thiết của giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao đạo đức cách mạng cho quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm đáp ứng được yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại hiện nay.

Thứ hai, các công trình đã chỉ ra được thực tiễn đời sống đạo đức quân nhân ở các đơn vị quân đội, thấy rõ mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân của vấn đề giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức quân nhân trong quân đội.

Thứ ba, các công trình ít nhiều đều đưa ra những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển đạo đức trong mỗi quân nhân.

Tuy nhiên, việc đi sâu vào nghiên cứu giáo dục đạo đức quân nhân cho một đối tượng cụ thể, mang tính đặc thù của Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng Sĩ quan Lục quân 2, còn chưa được khai thác. Vì vậy, dựa trên những công trình tư liệu trước đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Với việc lựa chọn này, tác giả hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ trong công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng định hướng ĐĐQN cho học viên trường SQLQ2 và học viên các nhà trường quân đội trong tình hình mới hiện nay.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được nội dung của giáo dục đạo đức quân nhân, phân tích làm rõ thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về: khái niệm, vai trò, nội dung giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 trong tình hình hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề giáo dục đạo đức quân nhân cho đối tượng là học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2.

Phạm vi nghiên cứu: Công tác giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 từ năm 2015 đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Cơ sở lý luận: Dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, các công trình khoa học nghiên cứu về đạo đức, đạo đức quân nhân và giáo dục đạo đức quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: kết hợp lôgíc - lịch sử, thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học... để luận giải khoa học những vấn đề của đề tài đặt ra.


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm những nội dung cơ bản và giá trị của việc giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Sĩ quan Lục Quân - lực lượng nòng cốt của Quân đội Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn đời sống đạo đức của học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2. Vì vậy, nó có thể làm tài liệu bồi dưỡng, thực hành đạo đức cho các học viên các khóa tiếp theo của trường và cung cấp kinh nghiệm thực tiễn trong giáo dục đạo đức cho học viên các trường trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có hai chương (6 tiết).


Chương 1

ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN, VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC QUÂN NHÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 HIỆN NAY

1.1. Một số vấn đề lý luận về đạo đức quân nhân và giáo dục đạo đức quân nhân cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2

1.1.1. Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một lĩnh vực của đời sống xã hội, xuất hiện, tồn tại cùng với quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người. Đạo đức xuất hiện với vai trò là sự phản ánh tồn tại xã hội và là một phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với nhau và với xã hội. Gắn với tồn tại xã hội, nên mỗi một giai đoạn lịch sử, mỗi một quốc gia dân tộc trong tiến trình phát triển đều có những quan điểm khác nhau về đạo đức.

Ở phương Đông, tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại quan niệm: Đạo là đường đi, đường sống của con người. Đức là chỉ lòng nhân đức, những đức tính cần thiết, cần có của con người, đức là biểu hiện của đạo. Theo đó, đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực, những yêu cầu mà cuộc sống đặt ra, đòi hỏi mỗi người cần phải thực hiện trong quan hệ ứng xử, giao tiếp hằng ngày. Trong tư tưởng Nho gia, đạo đức chính là việc đề ra và thực hiện học thuyết Nhân - Lễ - Chính danh: Nhân là yêu người, đạo làm người, là gốc của đạo đức con người, Lễ là hình thức biểu hiện của “nhân”, là những phong tục, tập quán, những quy tắc trật tự xã hội, là cách ứng xử giữa người với người, Chính danh là con đường để đạt tới “nhân”, là cách thức ổn định xã hội; trong Đạo gia, đạo đức là “kiêm ái” là yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Ở phương Tây, thuật ngữ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos, moralis nghĩa là lề thói, đạo nghĩa; hoặc từ tiếng Hy Lạp ethicos là lề thói, tập tục. Do đó, đạo đức là những lề thói, tập tục của xã hội, biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong giao tiếp, ứng xử với nhau hằng ngày. Chẳng hạn: Đêmôcrít một tư tưởng thời kỳ cổ đại quan niệm, đạo đức là hướng tới cuộc sống, hành vi, số phận


của mỗi cá nhân, là lương tâm trong sáng, là sự lành mạnh về tinh thần của con người và ông yêu cầu “mỗi người phải sống đúng mực, ôn hòa, không vô độ mà gây hại cho người khác”; Arixtốt cho rằng, đạo đức được thể hiện ở hành động, hoạt động “con người chỉ biểu hiện phẩm hạnh của mình thông qua hoạt động” và giá trị đạo đức nằm ở sự công bằng, bình đẳng.

Như vậy, có thể thấy rằng tất cả các quan điểm về đạo đức trước Mác, dù ít dù nhiều cũng đã chỉ ra được các nguyên tắc, quy tắc đạo đức tham gia vào quá trình điều chỉnh hành vi và cách ứng xử giữa con người với nhau. Tuy nhiên, có thể do hạn chế về lập trường giai cấp và thế giới quan nên tất cả các quan điểm trước Mác về đạo đức mới chỉ dừng lại ở cấp độ hoặc sơ khai, cảm tính, hoặc chỉ đề cập một khía cạnh của vấn đề mà chưa đi sâu lý giải được vấn đề nguồn gốc và bản chất của quá trình hình thành và phát triển đạo đức trong lịch sử.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin trên cơ sở nghiên cứu đạo đức từ những con người hiện thực, thực tiễn với các quan hệ xã hội phong phú, đa dạng đã luận giải: “Xét đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế, xã hội lúc bấy giờ” [28, tr 136].

Cùng với đó, các ông đã chứng minh rằng; ngay từ xã hội cộng sản nguyên thủy để săn bắt, hái lượm, kiếm sống, chống chọi với thú dữ, với sự tàn khốc của thiên nhiên,… đòi hỏi con người phải có sự hợp tác với nhau hàng ngày. Từ đó, làm nãy sinh nhu cầu tự nguyện, tự giác, bình đẳng, đoàn kết, công bằng trong xã hội và đây chính là những biểu hiện đầu tiên của giá trị, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức trong hình thức phát triển của nó. Khi sản xuất vật chất không ngừng phát triển, xã hội chuyển sang hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn kéo theo đó là những chuẩn mực đạo đức mới tương ứng cũng được nãy sinh. Điều này để khẳng định rằng; những tư tưởng, tình cảm, những phong tục, tập quán, chuẩn mực của đạo đức đều được nãy sinh từ những sinh hoạt và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Nên, đạo đức chính là một hình thái ý thức xã hội mang tính thời đại, tính giai cấp, tính dân tộc, không phải nhất thành, bất biến, vĩnh viễn như lý thuyết của một số


nhà đạo đức trước kia đề ra. Giá trị đạo đức được xác định ở chỗ, nó phục vụ cho tiến bộ xã hội vì hạnh phúc của con người.

Tiếp tục tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong quá trình đấu tranh chống lại các học thuyết đạo đức duy tâm, phản động đang đầu độc giai cấp công nhân, nhân dân lao động và thực tiễn nước Nga-Xô viết lúc bấy giờ V.I.Lênin đã chỉ ra: Đạo đức đó là sự phản ánh đời sống thực tiễn của xã hội tương ứng với từng giai đoạn lịch sử khác nhau và đó là một phương thức cơ bản để điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng mệnh lệnh của lương tâm, nghĩa vụ đạo đức trên tinh thần tự nguyện, tự giác và vai trò của sức mạnh xã hội để điều chỉnh ý thức và hành vi của các thành viên trong cộng đồng, xã hội.

Từ cách xem xét đó, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra quan niệm đúng đắn về đạo đức: Đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tình cảm, nguyên tắc, chuẩn mực, những quan hệ và hành vi ứng xử của con người với nhau và với xã hội một cách tự nguyện theo lương tâm mỗi người.

Ngày nay, trong bối cảnh xã hội luôn vận động, phát triển, các quan niệm về đạo đức cũng được nghiên cứu dưới các góc độ để phản ánh kịp đời sống xã hội. Trong từ điển Tiếng Việt: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội” [46, tr 290].

Từ các cơ sở lý luận trên, đứng trên quan niệm duy vật biện chứng nghiên cứu về đạo đức, tác giả cho rằng: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Đó là hệ thống những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa con người với tự nhiên phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của họ và sự tiến bộ của xã hội.

1.1.2. Khái niệm đạo đức quân nhân

Đạo đức quân nhân quân đội là một bộ phận hữu cơ của đạo đức mới - đạo đức cộng sản, là biểu hiện sinh động của đạo đức cộng sản trong lĩnh vực quân sự, được hình thành và phát triển từ đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, trên cơ sở kế thừa tinh hoa của đạo đức dân tộc.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí