Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 13


cách hiểu thống nhất về giải thích hợp đồng. Tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện các qui định về giải thích hợp đồng như sau:

Thứ nhất, xác định rõ học thuyết căn bản của các quy định giải thích hợp

đồng,

Việc xác định rõ học thuyết căn bản của các quy định giải thích hợp đồng

có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra một cách nhìn nhận thống nhất để xây dựng và phát triển các quy định về giải thích hợp đồng giữa các tầng lớp của chế định hợp đồng. Đồng thời, trả lời được câu hỏi ưu tiên hay dung hòa giữa tìm ý chí tuyên bố hay ý chí thực, tức là tìm phương hướng chủ đạo trong trường hợp mâu thuẫn, xung đột giữa “ngôn từ của hợp đồng” với “ý chí thực sự của các bên giao kết”.

Hệ quả của việc xác định được rõ nền tảng trên đó là kéo theo nhiều dấu hiệu tích cực trong thực tiễn xây dựng pháp luật nói chung và bộ luật dân sự nói riêng là:

(1) Đảm bảo đầy đủ chức năng của hoạt động giải thích hợp đồng đó là làm rõ nghĩa một hoặc nhiều điều khoản mập mờ, không rõ ràng trong hợp đồng hoặc bổ sung lỗ hổng cho hợp đồng. Đồng thời có thể phát triển các nguyên tắc nhằm đảm bảo các chức năng này trên cơ sở bản chất không làm thay đổi nội dung của hợp đồng hay ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng.

(2) Tránh được cách thể hiện một cách tập hợp, liệt kê nhưng không hiệu quả của các quy định trong Bộ luật dân sự, phát triển một cách khoa học theo hướng phân loại, tách nhóm; tránh được tình trạng bỏ sót, quy định thiếu trường hợp, thiếu giải pháp, đáp ứng được yêu cầu về giải thích hợp đồng trong thực tiễn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

(3) Có thể giải thích căn nguyên vì sao quy định và quy định vậy có tác dụng gì trong thực tế đối với từng nguyên tắc, bao quát được các giải pháp phát sinh từ nguyên tắc và xác định được thứ tự áp dụng của các nguyên tắc trong thực tiễn hoạt động giải thích hợp đồng.

(4) Thể hiện được tính đồng nhất giữa các tầng lớp ngay trong bản thân Bộ luật dân sự (cụ thể là mối tương quan và đồng nhất giữa giao dịch dân sự và hợp đồng). Để giải quyết vấn đề này, một cách thức đáng lưu tâm đó là sử dụng phương pháp của các nhà lập pháp Nhật Bản đó là chỉ xác định vấn đề giải thích ở tầng lớp nhất định, có thể ở tầng lớp chung đối với các quy định về giải thích giao dịch dân sự hoặc quy định ở tầng lớp cụ thể từng giao dịch dân sự như giải thích hợp đồng và các giao dịch dân sự khác.

Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 13

Thứ hai, Xác định rõ các yếu tố nội tại và ngoại tại của hợp đồng bên cạnh việc đánh giá tác động của các yếu tố trong các giai đoạn trước sau giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng.

Như đã đánh giá thì điểm hạn chế lớn nhất của cách thức quy định của Bộ luật dân sự 2005 về Giải thích hợp đồng đó là liệt kê để điều chỉnh, tức là tập trung các nguyên tắc đã có từ sự so sánh giữa các quy định ở nền tài phán khác (mà chủ đạo là từ bộ luật dân sự của Pháp) đồng thời chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của các luật gia hay các học thuyết khác nhau (tiêu biểu là cách thức sửa đổi tại Bộ luật dân sự sửa đổi 2015 khi có nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét vấn đề giải thích hợp đồng tại các giai đoạn giao kết và thực hiện hợp đồng). Cái cần không phải là quy định để đảm bảo đủ theo tình huống phát sinh mà ở đây cần thống nhất những yếu tố chung nhất để có thể áp dụng chung cho các tình huống phát sinh, vì vậy, xác định được các yếu tố nội tại và ngoại tại của hợp đồng


chính là điểm mấu chốt xác định được giải pháp có thể đưa ra trong thực tiễn giải quyết tranh chấp.

Giải pháp đối với yêu cầu này đó là khảo sát thực tế phát sinh hợp đồng phù hợp với hoàn cảnh giao kết hợp đồng, so sánh với các nền tài phán khác quy định về hợp đồng cũng như thực tiễn xét xử, giải quyết tranh chấp để đưa ra các tiêu chí cơ bản nhằm xác định các yếu tố liên quan đến hợp đồng. Từ đó, có khả năng phân loại hợp đồng trên các tiêu chí nhất định và áp dụng được các tính chất để tạo cơ sở cho việc định danh hợp đồng trong quá trình giải thích hợp đồng.

Về cách thức giải pháp xây dựng và quy định về các yếu tố nội tại và ngoại tại, có thể tham khảo cách thức quy định các yếu tố nội tại là các yếu tố thuộc về cách thức thể hiện của hợp đồng (như cách thức trình bày các điều khoản, mối liên kết giữa các điều khoản, hệ thống trình bày các điều khoản của hợp đồng …) và các yếu tố ngoại tại là các yếu tố được thể hiện trước và trong quá trình ký kết (như các cuộc đàm phán trước khi ký kết hợp đồng, thói quen hoặc các quy ước các bên đã có, hành vi của các bên thực hiện sau khi giao kết hợp đồng…)

Thứ ba, bổ sung cụ thể các quy định về chủ thể giải thích hợp đồng.

Như ta đã phân tích, hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào quy định chủ thể có thẩm quyền giải thích hợp đồng. Như đã trình bày ở trên, có thể áp dụng hai cách thức đó là giải quyết vấn đề giải thích hợp đồng theo thủ tục trọng tài thương mại hoặc theo thủ tục tố tụng tư pháp. Theo thủ tục tố tụng tư pháp có phần phức tạp hơn, nếu vẫn áp dụng cách hiểu giải thích hợp đồng là một hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng thì sẽ khó được chấp nhận vì bản chất hợp đồng cần giải thích khác với hợp đồng có tranh chấp. Như vậy ta không


thể áp dụng Khoản 3, Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) về thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự để tìm giải pháp đối với vấn đề chủ thể giải thích hợp đồng được. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh việc xác định bản chất hoạt động giải thích hợp đồng còn nhiều khác nhau, ý kiến kiến nghị là bổ sung một điều khoản về giải thích thẩm quyền thuộc về tòa án vào văn bản hướng dẫn Luật tố tụng dân sự của ngành tòa án, cụ thể là nghị quyết hướng dẫn Khoản 12, Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) về thẩm quyền tòa án đối với các tranh chấp dân sự khác mà pháp luật có quy định.

Thứ tư, xác định được bản chất của hoạt động giải thích hợp đồng.

Trong thực tiễn có rất nhiều trường hợp khi giải thích hợp đồng chủ thể giải thích hợp đồng có khả năng rơi vào tình trạng hạn chế trong khả năng giải thích hợp đồng (về năng lực, mức độ am hiểu vấn đề…) dẫn đến giải thích các điều khoản của hợp đồng sai lệch với bản chất hợp đồng, không tuân theo các nguyên tắc căn bản của giải thích hợp đồng hoặc khi được tự do lựa chọn và giải thích không bị kiểm soát thì có thể bị lôi cuốn hoặc ảnh hưởng bởi những tư tưởng chủ quan hoặc bị chi phối về các yếu tố cá nhân khác … và như vậy quá trình giải thích sẽ bị lệch lạc, khó theo đúng đường lối khoa học từ đó dẫn tới hệ quả là làm sai lệch hẳn với ý chí của các bên giao kết hợp đồng.

Để giải quyết vấn đề trên, đối với việc áp dụng thủ tục tố tụng tư pháp, cần xác định cụ thể cách thức kiểm soát đối với việc áp dụng quy định của luật trong quá trình giải thích hợp đồng. Từ đó khắc phục được các hạn chế trong thực tế diễn ra đó là tình trạng Thẩm phán khi giải thích hợp đồng còn tồn tại hạn chế và sai sót trong việc áp dụng các nguyên tắc khi giải thích hợp đồng, xác định sai các yếu tố tác động đến hợp đồng, hạn chế trong việc lạm dụng giải thích hợp đồng để làm sai lệch hẳn với ý chí của các bên giao kết hợp đồng. Đối với việc


kiểm soát việc giải thích hợp đồng tuân theo quy định của pháp luật hay không có hai cách thức đó là (1) đối với thẩm quyền thuộc về viện kiểm sát, kiến nghị bổ sung điều khoản đối với trường hợp viện kiểm sát có thể tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự đối với trường hợp tranh chấp hợp đồng hoặc các vấn đề liên quan đến hiệu lực hợp đồng tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT- VKSNDTC-TANDTC, ngày 1 tháng 8 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định của bộ luật tố tụng dân sự về kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (2) Đối với các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, hoàn toàn có thể yêu cầu kháng cáo đối với trường hợp sai sót hoặc hạn chế trong quá trình giải thích hợp đồng của Tòa án cấp dưới trực tiếp.


KẾT LUẬN


Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, pháp luật về hợp đồng nói chung và hiệu lực của hợp đồng nói riêng, cũng như các vấn đề hiệu lực của hợp đồng như giải thích hợp đồng không ngừng được củng cố, xây dựng và hoàn thiện đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, quy định của pháp luật Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng và giải thích hợp đồng còn nhiều bất cấp, thiếu sót, không sát với thực tiễn và gây nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện, thậm chí không có hiệu quả trong thực tế. Nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này, Nhà nước đã thực hiện dự án sửa đổi BLDS 2005 và sẽ có hiệu lực vào năm 2016, cũng như trong quá trình tiếp tục hoàn thiện. Trong bối cảnh đó, đề tài “Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” hi vọng góp một phần nhỏ vào quá trình hoàn thiện pháp luật.

Có thể nói, kể từ khi Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực, chưa có một công trình khoa học nào ở cấp độ thạc sĩ và tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề giải thích hợp đồng và công trình của tác giả là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về các vấn đề cơ bản nhất của pháp luật về giải thích hợp đồng. Tuy nhiên, công trình của tác giả cũng chỉ dừng lại ở cấp độ luận văn thạc sỹ và nghiên cứu ở những vấn đề lý luận cơ bản nhất về giải thích hợp đồng nên cũng không thể nghiên cứu thật đầy đủ và toàn diện đối với các tất cả nội dung.

Qua quá trình phân tích những vấn đề của hoạt động giải thích hợp đồng. Đối chiếu giưã quy định của pháp luật với thực tiễn hoạt động, cùng với sự so sánh trong quy định của các văn bản pháp luật, luận văn đã phân tích một số bất


cập của pháp luật và theo đó đề ra giải pháp và một số kiến nghị cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến việc giải thích hợp đồng, đồng thời tác giả cũng rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:

1. Nội dung cơ bản của luận văn đề cập đến lý luận cơ bản về vấn đề giải thích hợp đồng, các nguyên tắc và cách thức giải thích hợp đồng. Nhìn chung, các nội dung cơ bản của giải thích hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ hơn so với giai đoạn trước đây (mặc dù vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế). Do vậy, thực hiện hoạt động giải thích hợp đồng, các chủ thể của hợp đồng cần chú ý để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng.

2. Pháp luật về hiệu lực của hợp đồng nói chung và vấn đề giải thích hợp đồng nói riêng có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế của nước ta. Do vậy, nó luôn được nhà nước sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta qua các thời kỳ.

3. Trong bối cảnh Việt Nam đang cố gắng hội nhập với nền kinh tế thế giới, các quan hệ kinh tế đối ngoại diễn ra phức tạp, đan xen lẫn nhau thì pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về hợp đồng mà đặc biệt là đối với vấn đề hiệu lực của hợp đồng đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập, những điểm không phù hợp với thông lệ quốc tế gây rất nhiều khó khăn bất lợi cho các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, việc đổi mới và hoàn thiện chế độ pháp lý về hợp đồng là một nhu cầu hết sức cần thiết và quan trọng phải được đặt trong công cuộc đổi mới của toàn bộ hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam.

Có thể nói, kết quả nghiên cứu của luận văn này đã có một ý nghĩa nhất định cả về thực tiễn và lý luận. Tuy nhiên, nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải thích hợp đồng là một vấn đề không đơn giản, liên


quan đến nhiều khía cạnh trong lĩnh vực pháp lý cũng như cơ chế, chính sách của nhà nước. Do đó, với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến phản biện, đóng góp của các chuyển gia, các thầy cô để đề tài được nghiên cứu chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn những kiến nghị cụ thể của luận văn sẽ thật sự mang một ý nghĩa thiết thực, nếu được các nhà làm luật tham khảo và cân nhắc trong quá trình hoàn thiện các văn pháp luật hiện hành.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 20/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí