Vận dụng quan hệ phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 1


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan, đây là kết quả nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu và tư liệu nêu trong luận án là trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Tác giả luận án


Đậu Đức Khởi.

Môc lôc

Trang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Mở đầu 5

Chương 1: Lý luận về phân phối thu nhập trong

Vận dụng quan hệ phân phối thu nhập cá nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 1

nền kinh tế thị trường13

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về phân phối thu nhập 13

1.2. Kinh tế thị trường và phân phối thu nhập trong

nền kinh tế thị trường25

1.3. Các lý luận về phân phối trong nền kinh tế thị trường 42

1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc về thực hiện phân phối

thu nhập trong các doanh nghiệp 63

Chương 2. Thực trạng phân phối thu nhập trong EVN:

Đặc điểm , tính chất và tác động phân phối thu nhập đến phát triển

ngành công nghiệp điện 72

2.1. Tính chất của hoạt động kinh tế trong EVN

trong thời kỳ đổi mới vừa qua 72

2.2. Thực trạng phân phối thu nhập cá nhân trong EVN 109

2.3. Tính chất phân phối thu nhập và

những vấn đề phân phối thu nhập trong EVN 127

Chương 3. Tiếp tục Đổi mới và hoàn thiện phân phối thu nhập trong EVN 139

3.1. Bối cảnh phát triển của công nghiệp điện Việt Nam

và sự cần thiết đổi mới kinh tế trong doanh nghiệp điện 139

3.2. Tiếp tục đổi mới trong ngành công nghiệp điện 150

3.3. Quan điểm và giải pháp đổi mới, hoàn thiện

phân phối thu nhập cho cá nhân trong EVN 174

Kết luận 203

danh mục công trình của tác giả 207

Tài liệu tham khảo 208


Danh mục biểu


Số thứ tự Trang


Biểu 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của EVN 107

Biểu 2.2 Đơn giá tiền lương giao cho các công ty điện lực 113

Biểu 2.3 Biểu tổng hợp đơn giá tiền lương giao cho các nhà máy điện 116

Biểu 2.4 Đơn giá tiền lương năm 2003 của các công ty TVXD điện 117

Biểu 3.1 Những chỉ số kinh tế của thời kỳ đổi mới 140

Biểu 3.2 Mức độ đóng góp của các lĩnh vực kinh tế vào tăng trưởng…….142


Biểu 3.3 Nhu cầu công suất các nhà máy điện cần đưa vào


vận hành giai đoạn 2005-2010 144

Biểu 3.4 Lưới điện truyền tải dự kiến xây dựng 145

Biểu 3.5 Kế hoạch phát triển hệ thống lưới phân phối điện đến 2010 146


Danh mục CáC CHữ VIếT TắT


CNH Công nghiệp hoá


CNTB Chủ nghĩa Tư bản


CNXH Chủ nghĩa XX hội


CPI Chỉ số giá cả


ĐCS Đảng Cộng sản


EVN Tổng công ty Điện lực Việt Nam FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HĐH Hiện đại hoá


HTX Hợp tác xX


LĐ Lao động


WTO Tổ chức thương mại thế giới

Mở đầu.


1, Tính cấp thiết của đề tài.


Đổi mới kinh tế, chuyển kinh tế từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, phi thị trường sang kinh tế thị trường và hội nhập nền kinh tế vào nền kinh tế toàn cầu là một sự thay đổi căn bản trong phương thức sản xuất, kết cấu kinh tế và con

đường phát triển kinh tế.


Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung phi thị trường trước đây có một đặc trưng nổi bật: i, Kinh tế Nhà nước với các doanh nghiệp Nhà nước chiếm vị trí chủ đạo, hơn nữa là lực lượng kinh tế bao trùm, xuyên suốt chi phối toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế; ii, Cơ chế bao cấp, hành chính, chỉ huy. Cấu trúc và cơ chế kinh tế này đX làm cho bộ máy kinh tế sơ cứng, trì trệ, thiếu động lực. Bởi vậy, chuyển sang kinh tế thị trường, ở một ý nghĩa nhất định, là thay đổi căn bản trong cơ chế kinh tế và giải tính chất Nhà nước trong hoạt động kinh tế trở thành tất yếu.

Điện lực là một lực lượng sản xuất quyết định, một yếu tố kỹ thuật đặc trưng của nền đại công nghiệp. Bởi vậy, để chuyển nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp phát triển, điện khí hoá toàn nền kinh tế, xác lập một nền tảng kỹ thuật cho nền đại công nghiệp trở nên cần thiết. Tuy nhiên, trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, với tính cách là một lực lượng sản xuất của nền đại công nghiệp, điện lực đX không có được một hình thái kinh tế thích hợp để phát triển. Những ưu tiên đặc biệt của Nhà nước về đầu tư, về cơ chế và chính sách đX không thay được cơ chế nội sinh tự điều chỉnh thích hợp là cơ chế thị trường cho điện lực phát triển. Năm 1994, trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế, Nhà nước đX có chủ trương thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh với hình thức là các Tổng công ty. Chủ trương này nhằm thay đổi cơ chế quản lý, thị trường hoá các ngành công nghiệp, dịch vụ và kinh doanh hoá các hoạt động sản xuất – dịch vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước. Trong bối cảnh này, năm 1995, Tổng công ty điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562 TTg ngày 10/10/1994 và hoạt động theo điều lệ do Chính phủ ban hành trong Nghị

định số 14/CP ngày 27/01/1995. Tới nay, hoạt động của Tổng công ty điện lực Việt Nam đX trải qua trên 10 năm. Câu hỏi đặt ra ở đây là sự đổi mới trong cơ chế kinh tế, từ cơ chế quan liêu bao cấp của mô hình kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường làm thay đổi ra sao quan hệ và cơ chế phân phối thu nhập trong Tổng công ty điện lực? Các quan hệ và cơ chế phân phối đó đX thích ứng với hệ kinh tế thị trường hay chưa? Do vậy, đX giúp gì cho việc giải tính chất Nhà nước, do đó kinh doanh hoá của hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và thị trường hoá ngành công nghiệp điện? Trả lời những câu hỏi này, mét mỈt, giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề cần một cơ chế, một chế độ phân phối nào để tạo ra

động lực cho ngành công nghiệp điện phát triển trong quan hệ đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Mặt khác, để trả lời câu hỏi này, cần vận dụng những lý luận phân phối thu nhập cá nhân nào của nền kinh tế thị trường.

Phân phối thu nhập là một khâu của quá trình tái sản xuất, đồng thời là một quan hệ kinh tế trung tâm hợp thành nền tảng, hay hệ thống quan hệ kinh tế làm hình thái tất yếu cho lực lượng sản xuất phát triển. Bởi vậy, khi chuyển từ cơ chế phân phối của hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế phân phối của hệ thống kinh tế thị trường, để hiểu về quá trình thay đổi trong quan hệ và nhất là trong việc xác định cơ chế, chế độ phân phối thu nhập đòi hỏi phải xuất phát từ góc độ lý luận kinh tế chính trị học để phân tích. Hơn nữa, hai hệ thống kinh tế này khác nhau căn bản, thậm chí đối lập nhau, trong đó chứa đựng những vấn đề phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến lợi ích kinh tế, đến động lực của sự phát triển, vì vậy, chỉ trên cơ sở vận dụng những lý luận phân phối của hệ thống kinh tế mới có thể làm sáng tỏ những vấn đề phân phối thu nhập nói chung, phân phối thu nhập cho cá nhân nói riêng trong việc đổi mới cơ chế phân phối thu nhập, hình thành chế độ phân phối thu nhập thích ứng với yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường. Từ những ý nghĩa này, chủ đề nghiên cứu “Vận dụng lý luận phân phối thu nhập cá nhân trong cơ chế thị trường vào Tổng công ty điện lực Việt Nam” trở nên cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2, Tình hình nghiên cứu.


Phân phối thu nhập là vấn đề trung tâm của một hệ thống kinh tế, vì vậy, nó trở thành một trong những đối tượng cơ bản của kinh tế học chính trị nói riêng và của kinh tế học nói chung. Kinh tế học thời kỳ sơ khởi, kinh tế học cổ điển và kinh tế học hiện đại xuất phát từ bối cảnh lịch sử phát triển kinh tế khác nhau đX giải quyết về mặt lý luận phân phối thu nhập, hay phản ánh về mặt lý luận quan hệ phân phối, quy luật cơ chế và chế độ phân phối thu nhập thích ứng với từng hệ thống kinh tế, với từng trạng thái phát triển kinh tế khác nhau. Kinh tế học sơ khởi với trường phái trọng thương, kinh tế học cổ điển và kinh tế học hiện đại là kinh tế học của tiến trình kinh tế thị trường, thích ứng với các giai đoạn phát triển của tiến trình kinh tế thị trường. Dù có sự khác nhau trong cách tiếp cận, trong phương pháp nghiên cứu và cách giải quyết những vấn đề lý luận đặt ra trong phát triển kinh tế, do trình độ phát triển quy định, song kinh tế học ở các giai đoạn phát triển của kinh tế đều xoay quanh vấn đề cơ bản của kinh tế thị trường: con người sản xuất và phân phối của cải như thế nào, trên cơ sở quan hệ, quy luật, cơ chế kinh tế nào, do vậy, lợi ích kinh tế của những người tham gia trong hệ thống sản xuất, và từ đó, động lực kinh tế được hình thành ra sao?

K.Mark và F.¨ngghen đX phân tích về mặt lý luận đạt tới trình độ kinh điển về phương thức sản xuất tư bản. Các ông đX vạch ra quy luật kinh tế nội tại của phương thức sản xuất tư bản. Trong cấu trúc lý luận đồ sộ của bộ “Tư Bản”, gồm ba phần chính, thì phần cuối cùng hình thành nên tập ba của bộ “Tư Bản”, K.Mark giành phân tích về quan hệ, quy luật và cơ chế phân phối thu nhập của phương thức sản xuất tư bản. ở một ý nghĩa nhất định, phân phối thu nhập là vấn

đề lý luận tổng quát xuyên suốt toàn bộ bộ “Tư Bản”, nên quyển ba của bộ “Tư Bản” có tựa đề “Toàn bộ quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa”. Có thể nói, bộ “Tư Bản” là lý luận về phân phối thu nhập của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Nửa cuối thế kỷ XX, nghiên cứu về phân phối được tập trung chủ yếu vào vấn đề phân phối lại, do đó về vấn đề công bằng trong phân phối, cụ thể là vấn

đề tăng trưởng và công bằng, và xem đây là đặc trưng của sự phát triển hiện đại, vấn đề về vai trò của Nhà nước đối với phân phối nguồn lực nhằm tăng trưởng, ổn định, hiệu quả và công bằng. Bởi vậy, đặc điểm của những nghiên cứu về phân phối thu nhập trong thời kỳ này là được khuôn trong phạm vi quan hệ tăng trưởng và công bằng, quan hệ giữa tác động của Nhà nước vào nền kinh tế cùng việc thực hiện chức năng phát triển tức hiệu quả, ổn định và công bằng.

Trung Quốc, một nước đang chuyển đổi cũng đặc biệt chú ý đến lý luận phân phối. Tác giả Lý Bân có công trình nghiên cứu khá đồ sộ về phân phối: “Lý luận chung của CNXH”, bàn về những nguyên lý, nguyên tắc, nội dung và hình thức phân phối trong nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc.

Việt Nam, trong những năm sau đổi mới, đX có nhiều công trình nghiên cứu về phân phối:

- Lương Xuân Quỳ: Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng XHCN và thực hiện tiến bộ, công bằng xX hội ở Việt Nam.

- Nguyễn Phú Trọng: Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, quan niệm, giải pháp phát triển.

- Mai Ngọc Cường - Đỗ Đức Bình: Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường.

- Phạm Đăng Quyết:


+ Một số quan điểm về phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

+ Kinh tế thị trường và công bằng trong phân phối.


- Nguyễn Công Như:


+ Vấn đề phân phối thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.

+ Phân tích thống kê thu nhập của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí