Những Đề Xuất Về Hướng Hoàn Thiện Các Quy Định Về Giải Thích Hợp Đồng


Mậu hộ khẩu thường trú xóm Phú Cường … Hiện nay đang là chủ sở hữu (bị gạch xóa thay bằng sử dụng) mảnh vườn có diện tích là: 10T kkhoảng (240m2) phía đông giáp … phía tây … phía nam… phía bắc … tại xóm Phú Cường… do điều kiện đến nay chúng tôi không có nhu cầu sử dụng nữa vậy tôi làm giấy này nhượng lại quyền sở hữu (bị gạch xóa thay bằng sử dụng) mảnh vườn trên cho ông Chiến… Khi sử dụng mảnh vườn trên cho ông Chiến… Khi sử dụng mảnh vườn trên ông Chiến có trách nhiệm nộp thuế hàng năm theo luật thuế đất của Nhà nước…”. Giám định số 3317/2003/C21 của Viện Khoa học hình sự – Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an đã kết luận:… các chữ “10T” và chữ khoảng 240m2” là những chữ viết thêm vào. Như vậy, bản hợp đồng chuyển nhượng quyền chuyển nhượng sử dụng đất vườn không nêu rõ diện tích chuyển nhượng. Khi xảy ra tranh chấp, anh Hiển và bà Mậu đều khai là chỉ bán phần đất thuộc quyền sử dụng của mình khoảng 240m2 còn theo phía anh Chiến thì cho rằng anh Hiển chuyển nhượng cho mình 380m2.

Theo phán quyết của Tòa án nhân dân tối cao “Về diện tích chuyển nhượng, theo bà Mậu và anh Hiển thì diện tích chuyển nhượng cho anh Chiến là 240m2 đất. Phía anh Chiến khẳng định bà Mậu, anh Hiển chuyển nhượng cho anh 380m2 đất. Căn cứ vào lời khai của anh Hiển và anh Chiến, cùng các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì khi lập hợp đồng ngày 14-1-1993 không ghi diện tích và tứ cận của thửa đất… Trên thực tế, sau khi chuyển nhượng anh Hiển và bà Mậu đã giao toàn bộ diện tích đất của 2 thửa (của bà Mậu và bà Tuất) cho anh Chiến quản lý, sử dụng trồng cây lưu niên, đồng thời nộp thuế đất hàng năm với diện tích 380m2 (đã có biên lai nộp thuế từ năm 1994 đến năm 2001). Với những cứ trên, Tòa phúc thẩm xác định bà Mậu, anh Hiển chuyển nhượng cho anh Chiến 380m2 đất là có cơ sở.


Bình luận:

Ở vụ án này, TS Đỗ Văn Đại cho rằng tòa án đã sử dụng việc giải thích hợp đồng, xác định nội dung của hợp đồng qua 2 căn cứ; Thứ nhất, dựa vào chính hợp đồng có tranh chấp, thứ hai, dựa vào các tình tiết sau khi hợp đồng được ký kết (bao gồm các hành vi của các bên, các sự kiện đã diễn ra…) [16, tr.706], nhận xét rất hợp lý rằng điểm hạn chế của Bộ luật dân sự 2005 về giải thích hợp đồng so với một số quy định tại pháp luật các nước khác, dẫn tới tình trạng tòa án không thể viện dẫn được là vì Bộ luật dân sự không đề cập đến việc sử dụng những yếu tố trước và sau khi hợp đồng được giao kết để xác định nội dung hợp đồng và đặt câu hỏi liệu danh sách tại Điều 408 có phải là danh sách mở hay không?

Tạm thời gạt bỏ các ván đề về hiệu lực (vô hiệu hay vô hiệu một phần của hợp đồng) ở đây ta chỉ xét tới việc áp dụng quy định về hoạt động giải thích hợp đồng. Rõ ràng việc quy định như trong Bộ luật dân sự 2005 đã bộc lộ rõ sự hạn chế của mình, sự liệt kê danh sách không chỉ thể hiện sự hạn chế trong cách thức thể hiện rõ ràng nền tảng học thuyết của mình. Mặc dù trong phân tích của mình TS Đỗ Văn Đại đã chỉ ra 1 hạn chế trong việc quy định áp dụng các tình tiết trước và sau giao kết hợp đồng, tuy nhiên hạn chế này có thể được khắc phục trong thực tế nếu như tòa án có thể áp dụng linh hoạt và có góc nhìn tương tự với cách thức tiếp cận của UNIDROIT hoặc công ước Viên về Hợp đồng, cho rằng danh sách trong Bộ luật dân sự 2005 là một danh sách mở, các nguyên tắc tại điều 408 đã được đặt trong bối cảnh nhìn nhận trong các giai đoạn của hợp đồng (trước và sau giao kết hợp đồng, và thực tế trong Bộ luật dân sự 2015 các nhà làm luật cũng thể hiện ngay tại Khoản 1 của Điều 404: Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ


hợp đồng mà cũng phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện tang toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng) [16, tr.704] và mặt khác, nếu như nhìn nhận theo cách hiểu của TS Đỗ Văn Đại thì cũng gặp phải điểm khó khăn trong áp dụng ở đây nữa là hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp tại Điều 409 sự 2005, thực tiễn cho thấy mặc dù sử dụng biện pháp liệt kê để điều chỉnh nhưng ta khó có thể tìm được điều khoản nào phù hợp ở ví dụ này, mục tiêu của hoạt động giải thích hợp đồng ở đây đó là bổ sung lỗ hổng, hợp đồng còn thiếu điều khoản cần bổ sung và thực tế là không có điều khoản nào mập mờ không rõ nghĩa, ở đây Điều 409 có quy định một trường hợp đối với lỗ hổng hợp đồng đó là bổ sung điều khoản theo tập quán theo khoản 5, tuy nhiên trong một ví dụ cụ thể thì không thể tìm được được tập quán nào, như vậy phải sử dụng giải pháp tại Điều 121 về Giải thích giao dịch dân sự, tuy nhiên Điều khoản này càng bộc lộ khiếm khuyết còn nghiêm trọng hơn đó là chỉ quy định trường hợp không rõ ràng của điều khoản chứ không hề đề cập tới chức năng bổ sung lỗ hổng của hợp đồng.

Vấn đề lớn thứ hai, đó là nếu áp dụng giải pháp là thực hiện theo cách sử dụng các yếu tố nội tại và ngoại tại của hợp đồng và ảnh hưởng của nó đến các giai đoạn của hợp đồng (theo cách thể hiện của UNIDROIT cũng như công ước Viên Về Hợp đồng) thì pháp luật Việt Nam cũng không có một quy chuẩn xác định cụ thể thứ tự áp dụng các yếu tố đó, các nguyên tắc hạn chế thẩm quyền của chủ thể giải thích không làm thay đổi nội dung nội tại của hợp đồng, hay ý chí của các bên tham gia hợp đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Vấn đề lớn thứ ba đặt ra qua ở trên đây là việc xác định ý chí, giữa một bên là xác định ý chí thực hay ý chí tuyên bố của các bên, như vậy, tức là giải quyết vấn đề nền tảng học thuyết trong quy định để tìm giải pháp đối với trường


Giải thích hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - 12

hợp hợp đồng thể hiện không rõ ràng hay thiếu hụt. Cụ thể là trong trường hợp này, rõ ràng là mục đích hướng tới của các chủ thể không đồng nhất với cách thức thể hiện ra trong hợp đồng, đồng thời trong thực tế cách thức diễn giải của các chủ thể giải thích hợp đồng hay cách hiểu của mỗi chủ thể là khác nhau (trong vụ việc trên đây, trong thực tế xét xử Tòa án nhân dân tối cáo và Tòa phúc thẩm cho rằng diện tích đất chuyển nhượng là 380m2 đất trong khi đó Tòa sơ thẩm và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng diện tích chuyển nhượng là 240m2 đất.

Vấn đề thứ 4, đối với quyết định của tòa án còn tồn tại hai điểm lớn:

(1) Tòa án cấp phúc thẩm xác định “bà Mậu, anh Hiển chuyển nhượng cho anh Chiến 380 m2 là có cơ sở”, phán quyết này chưa đầy đủ vì trên thực tế, các căn cứ Tòa án đưa ra là bà Mậu giao anh Hiển 380m2 đất sử dụng và anh Hiển đóng thuế đầy đủ với 380m2 này, tuy nhiên, nếu chỉ xét vào hợp đồng các bên ký kết, rõ ràng là mỗi bên đều có cách hiểu của riêng mình về diện tích đất, trong đó chỉ có anh Hiển cho rằng diện tích là cả 380m2 và nộp thuế đối với phần đất này. Như vậy, tòa án đã không chỉ ra các căn cứ chính xác để diễn giải được ý chí của các bên.

(2) Tòa án cấp phúc thẩm xác định nếu bà Mậu xin hủy hợp đồng chuyển nhượng thì bà Mậu phải chịu 100% lỗi của bà gây ra, tuy nhiên, hợp đồng giữa bà và anh Hiển đã được ký kết và đã có hiệu lực, được thực hiện, như vậy phán quyết xin hủy hợp đồng chuyển nhượng của Tòa là bất hợp lý.

Ví dụ trực tiếp trong vụ án này, đã chỉ rõ hơn trường hợp bất đồng trong cách thể hiện và ý chí thực của các bên dẫn tới nhầm lẫn trong hợp đồng (điều khoản thể hiện diện tích đất không rõ ràng). Như vậy, đòi hỏi tòa án buộc phải


tìm ý chí tuyên bố trong đó có tính đến thực tế sử dụng mảnh đất (tức là các yếu tố ngoại tại của hợp đồng).

Vụ việc thứ hai:

Từ những vương mắc trên, tham khảo giải pháp của thực tiễn xét xử trong lĩnh vực thương mại quốc tế để tìm giải pháp giải quyết cũng như cách thức thể hiện quy định tại tranh chấp đã được xét xử tại Tòa án phúc thẩm Mỹ, bản án số 05-13995, tuyên ngày 12/09/2006

Tranh chấp giữa một công ty của Mỹ và một công ty của áo về thuật ngữ “consignment” – “ủy thác” trong hợp đồng ký kết giữa hai bên. Hai bên có các hiểu khác nhau về nghĩa của thuật ngữ này.

Hai công ty đã ký hai hợp đồng, theo đó nguyên đơn – công ty của áo đã đồng ý bán một lượng bột kim loại công nghiệp là Tantalum Carbide (TaC) cho bị đơn – Công ty của Mỹ, giao hàng ngày 10 và tháng 12/2000. Nguyên đơn đã giao hàng theo đúng hai hợp đồng. Bị đơn đã trả một phần tiền cho những phần hàng mà bị đơn đã sử dụng. Song đến ngày 23/8/2001, bị đơn từ chối thanh toán cho phần hàng mà mình không muốn dùng của nguyên đơn. Nguyên đơn đành phải bán số Tac mà bị đơn từ chối nhận với giá rẻ hơn so với giá ghi trong hợp đồng thỏa thuận với bị đơn. Sau đó, nguyên đơn gửi đơn kiện bị đơn đòi bồi thường thiệt hại theo hai hợp đồng nói trên. Hai bên tranh luận với nhau về nghĩa của thuật ngữ “ủy thác” trong Điều khoản giao hàng tại hợp đồng đã ký kết.

Bị đơn cho rằng, theo CISG (điều 9.2) về áp dụng các tập quán, một thuật ngữ trong hợp đồng được hiểu theo nghĩa thông thường trong ngành, trừ khi hai bên thỏa thuận với nhau cách hiểu khác. Bị đơn đã mời các chuyên gia trong ngành công nghiệp kim loại để xác nhận rằng thuật ngữ “ủy thác” theo cách dùng thông thường trong ngành có nghĩa là: Không có mỗi quan hệ mua bán nào


xảy ra trừ khi hoặc cho đến khi bị đơn thực sự sử dụng mặt hàng TaC. Vì thế, bị đơn chỉ trả tiền cho những phần hàng đã sử dụng là hợp lý và có quyền trả lại phần hàng mình không sử dụng.

Nguyên đơn lại đưa ra tài liệu và các hợp đồng được đó ký kết trước đó giữa hai bên (trong vòng 7 năm) trong đó có thuật ngữ “ủy thác”. Nguyên đơn chứng minh rằng nội hàm của thuật ngữ mà hai bên đó công nhận trong các hợp đồng trước, đó là “bị đơn có nghĩa vụ phải thanh toán các mặt hàng TaC trong mỗi hợp đồng, nhưng nguyên đơn sẽ lùi ngày đòi tiền cho đến khi bị đơn thực sự sử dụng nguyên liệu TaC”. Về bản chất, đây vẫn là hợp đồng mua bán chứ không phải là hợp đồng ủy thác. Vì vậy, bị đơn có nghĩa vụ phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Nếu không phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn.

Phán quyết của Tòa án:

Tòa án căn cứ vào điều 8 và điều 9 của CISG để giải thích ý nghĩa của thuật ngữ “ủy thác” trong hợp đồng. Căn cứ theo Điều 9.1 CISG thì “Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ”. Điều 8 cũng khẳng định khi giải thích hợp đồng “cần phái tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của các bên.

Tòa án nhận định rằng, trên thực tế, từ năm 1993 đến năm 2000, đã có một loạt hợp đồng trong đó nguyên đơn bán bột kim loại nặng cho bị đơn. Đối với mỗi hợp đồng như vậy, sau khi nguyên đơn giao hàng, bị đơn lưu hàng nhận được từ nguyên trong “kho ủy thác”, nơi các sản phảm được dán nhãn là của nguyên đơn và tách biệt với các mặt hàng khác. Khi đưa nguyên liệu vào sử dụng, bị đơn sẽ đưa ra “báo cáo sử dụng” trong đó có liệt kê số lượng nguyên


liệu đã dùng. Dựa trên báo cáo đó, nguyên đơn gửi hóa đơn cho bị đơn với giá đã được ghi trong hợp đồng. Bọ đơn sau đó thanh toán hóa đơn khi đến hạn. Trong những hợp đồng ấy, bị đơn thực hiện thanh toán đầy đủ toàn bộ lượng hàng hóa thỏa thuận trong hợp đồng.

Ngoài ra, Tòa án còn trích một bằng chứng cụ thể mà nguyên đơn đưa ra như sau: tháng 2/2000, một nhân viên của bị đơn tên ông Atchley gửi email cho ông Hinterhofer thuộc công ty nguyên đơn, biểu lộ ý muốn trả lại số nguyên liệu bột kim loại không dùng mà nguyên đơn đã cung ứng. Ông Hinterhofer đã điện thoại lại cho ông Atchey giải thích rằng bị đơn không thể gửi lại hàng vì trong hợp đồng bị đơn đã ký kết mua toàn bộ nguyên liệu. Bị đơn sau đó không có ý kiến phản đối. Điều này chứng tỏ, phía bị đơn hiểu rõ nghĩa thuật ngữ “ủy thác” được dùng trong hợp đồng cũng như nghĩa vụ phải thanh toán tất cả số lượng hàng hóa được ký kết trong hợp đồng.

Vì vậy, Tòa án phán quyết rằng, theo CISG, cả hai bên đều hiểu thuật ngữ “ủy thác” có nghĩa là mua bán hàng hóa, nhưng hóa đơn sẽ được lùi cho đến khi nguyên liệu được thực sự đưa vào sản xuất. Với cách hiểu đó, bị đơn phải có nghĩa vụ thanh toán số lượng hàng hóa đã ký kết trong hợp đồng với Nguyên đơn. Tòa án quyết định bị đơn sẽ phải bồi thường cho nguyên đơn số tiền là 5.327.042,85 USD cả lãi.

Bình luận:

Vấn đề thứ nhất, giả sử phân tích vụ việc trong bối cảnh quy định của pháp luật Việt Nam, thực sự vụ việc trên để tìm ra cách thức giải quyết là hết sức khó khăn. ở đây có một vấn đề về điều khoản sử dụng bản văn nào giữa bản tiếng Đức và bản tiếng Anh, hay cụ thể là từ “ủy thác”, mà theo đó, theo pháp luật của Việt Nam, nếu áp dụng theo Điều 409 tại Khoản 5 bộ luật dân sự 2005


thì cần bổ sung tập quán tại nơi giao kết hợp đồng, tuy nhiên theo như phân tích của PGS Ngô Huy Cương thì ở Việt Nam vấn đề này vấp phải hai vấn đề (1) không thể tìm được tập quán nào ở Việt Nam liên quan tới việc ưu tiên lựa chọn ngôn ngữ nào, giả định là có thì tập quán đó chưa chắc đã được áp dụng bởi chống lại trật tự công cộng do vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và

(2) tìm giải pháp tại khoản 1 điều 126 về giải thích giao dịch dân sự thì lại mắc phải vấn đề điều khoản này chỉ đề cập tới một chức nằng giải thích hợp đồng là “làm rõ nghĩa của một sự diễn đạt nào đó của hợp đồng”.

Vấn đề thứ hai, xác định được bản văn tiếng Đức hay tiếng Anh được áp dụng trong vụ việc thì bản thân hợp đồng cũng gặp vướng mắc đối với điều khoản mập mờ, đó là đối với điều khoản có từ “ủy thác”, như vậy giải pháp ở đây của thẩm phán khi giải thích hợp đồng là xác định vấn đề xoay quanh việc tìm ý chí của các bên thể hiện ra bên ngoài, cụ thể là trong trường hợp này theo cách xử lý của Tòa phúc thẩm Mỹ đã viện dẫn tới các yếu tố ngoại tại hợp đồng đó là hành vi của các bên trong thực hiện hợp đồng cũng như sự kiện liên quan trực tiếp tới hợp đồng; nếu so sánh với cách thức quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì quả thực không thể tìm được giải pháp trong vấn đề này.

3.2. NHỮNG ĐỀ XUẤT VỀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG

Qua việc nghiên cứu các qui phạm pháp luật về nội dung này để áp dụng vào việc giải quyết các vụ án cụ thể. Qua việc nghiên cứu lịch sử phát triển về pháp luật đối với giải thích hợp đồng của nước ta và so sánh với các nền tài phán khác cho đến nay. Trong phạm vi mục đích của đề tài, nhằm góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện các qui định về giải thích hợp đồng; và giúp mọi người có

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 20/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí