Khi Viêm Tấy Giai Đoạn Sau (Đã Thành Mủ): Cần Chuyển Bệnh Nhân Lên Tuyến Trên Sớm Để Điều Trị Bằng Kháng Sinh Hoặc Chích Rạch Tháo Mủ – Thay Băng

- Các loại Vitamin.

2.2. Khi viêm tấy giai đoạn sau (Đã thành mủ): Cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm để điều trị bằng kháng sinh hoặc chích rạch tháo mủ – thay băng hàng ngày sau chích rạch - ăn uống tốt


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Triệu chứng lâm sàng viêm tấy kẽ ngón:

A- Kẽ ngón tay sưng to, nóng, đỏ, đau. Hai ngón tay không co lại được. Giai đoạn sau chọc hút có mủ.

B- Kẽ ngón tay sưng to, nóng, đỏ, đau. Hai ngón tay không co lại được. Khi tạo mủ có dấu hiệu 3 động.

C- Kẽ ngón tay sưng to, nóng, đỏ, đau. Hai ngón tay dạng ra như càng cua. Khi tạo mủ có dấu hiệu 3 động.

D- Kẽ ngón tay sưng to, nóng, đỏ, đau. Hai ngón tay dạng ra như càng cua. Giai đoạn sau chọc hút có mủ.

Câu 2: Triệu chứng điển hình viêm giữa gan bàn tay lan rộng: A- Các ngón tay không co lại được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

B- Toàn bộ gan bàn tay sưng nề, lan lên mu tay, lan lên phía dưới cẳng tay. C- Hai ngón tay dạng ra như càng cua.

D- Đốt I duỗi, đốt II và đốt III co vào.

Câu 3: Xử trí viêm tấy bàn tay khi chưa có mủ ở y tế cơ sở:

A- Dùng kháng sinh liều cao. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Băng kín bàn tay.

Dùng cao tiêu độc đông y, các loại Vitamin.

B- Dùng kháng sinh liều cao. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Bất động bàn tay.

Dùng cao tiêu độc đông y, các loại Vitamin.

C- Dùng kháng sinh liều cao. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Chích rạch sớm. Dùng cao tiêu độc đông y, các loại Vitamin.

D- Dùng kháng sinh liều cao. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Chích rạch sớm. Băng kín bàn tay. Dùng cao tiêu độc đông y, các loại Vitamin.

Câu 4: Xử trí viêm tấy bàn tay khi đã có mủ ở y tế cơ sở:

A- Điều trị kháng sinh liều cao ngay và điều trị phối hợp. Chích rạch, tháo mủ rồi băng lại.

B- Dùng kháng sinh liều cao. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Bất động bàn tay.

Dùng cao tiêu độc đông y, các loại Vitamin.

C- Cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm để điều trị bằng kháng sinh và chích rạch tháo mủ, thay băng hàng ngày sau chích rạch, ăn uống tốt.

D- Ngay từ đầu phải ngâm tay vào nước ấm có pha ít muối, sát khuẩn bằng các loại thuốc sát khuẩn rồi băng lại.

Câu 5: Di chứng có thể gặp sau viêm tấy giữa gan bàn tay:

A- Nhiễm khuẩn toàn thân làm hỏng chức năng bàn tay. B- Khó gấp ngón tay và rối loạn dinh dưỡng.

C- Có thể gây viêm tấy bao hoạt dịch. D- Có thể gây viêm xương.

Bài 50

VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG CẤP


MỤC TIÊU

1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của viêm xương tuỷ xương cấp

2. Trình bày được phương pháp xử trí viêm xương tuỷ xương cấp ở tuyến y tế cơ

sở


NỘI DUNG

Viêm xương tuỷ xương cấp là một bệnh nhiễm trùng cấp tính.

Bệnh bắt đầu ở vùng nối giữa đầu xương với thân xường dài như: Đầu dưới của xương đùi, đầu trên xương cánh tay, xương chày, xương dẹt.

Nếu điều trị không đúng bệnh chuyển sang giai đoạn viêm xương mãn tính, việc điều trị khó khăn .

1. Nguyên nhân

1.1. Vi khuẩn gây bệnh

- Tụ cầu vàng chiếm 70 - 90%.

- Liên cầu chiếm 3 – 5 %.

- Đường xâm nhập: Khi da bị xây sát, qua đường máu.

1.2. Tuổi và điều kiện thuận lợi

- Tuổi hay gặp: 2 – 14 tuổi.

- Chấn thương làm dập phần mềm và xương.

2. Giải phẫu bệnh

Hình 50 1 Xương bị phá huỷ ở đoạn nối Hình 50 2 Ổ viêm phá vỡ màng Giai 1

Hình 50.1. Xương bị phá huỷ ở đoạn nối Hình 50.2. Ổ viêm phá vỡ màng

- Giai đoạn đầu: Tuỷ xương cương tụ và phù nề. Từ viêm chuyển sang nhanh sang làm mủ. Mủ chảy ra màng xương, làm cho màng xương viêm dày và tách ra khỏi thân xương.

- Thân xương bị tiêu huỷ dần.

- Mủ và xương chết thoát ra ngoài gây nên lỗ rò.

Hình 50 3 Hình xương tù với các lỗ dò Hình 50 4 Các dạng xương tù a b Tù một 2Hình 50 3 Hình xương tù với các lỗ dò Hình 50 4 Các dạng xương tù a b Tù một 3

Hình 50.3. Hình xương tù với các lỗ dò Hình 50.4. Các dạng xương tù

a, b. Tù một phần của bề dày thân

c. Tù một nửa thân xương.

d. Tù toàn bộ thân xương

3. Triệu chứng lâm sàng

3.1. Triệu chứng toàn thân

Bệnh khởi phát rất đột ngột và nặng: Sốt cao (39 – 40oC), rét run, mạch nhanh nhỏ 120 - 140 lần/phút, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn. Cũng có khi buồn nôn hoặc khó tiêu.

Vài ngày sau xuất hiện dấu hiệu tại chỗ.

3.2. Triệu chứng tại chỗ

- Đau: Đau tự nhiên, đau ngày một tăng và dữ dội, có cảm giác như một vật gì đó xuyên vào khớp.

- Cử động của chi bị hạn chế.

- Biểu hiện rõ: Sưng nóng, đỏ, đau.

- Khớp gần đó sưng to và có dấu hiệu tràn dịch.

3.3. Xét nghiệm

- Máu: Bạch cầu tăng chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính.

- Nước tiểu: Trong nước tiểu có Anbumin.

- Xquang: Chụp phim có thể thấy màng xương bị viêm dầy hoặc thấy mảnh xương chết.

4. Chẩn đoán

4.1. Chẩn đoán xác định

- Triệu chứng toàn thân: Có hội chứng nhiễm trùng.

- Triệu chứng cơ năng: Có cảm giác đau sâu ở đầu xương, cử động hạn chế do đau.

- Triệu chứng thực thể: Bệnh nhân đau khi ấn tay vào: Có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau. Sau 7–10 ngày có thể có mủ và những mẩu xương chết chảy

Hình 50 5 Viêm xương mãn có mủ chảy ra 4 2 Chẩn đoán phân biệt 4 2 1 Thấp tim 4


Hình 50.5. Viêm xương mãn có mủ chảy ra

4.2. Chẩn đoán phân biệt

4.2.1. Thấp tim

Đau nhiều khớp cùng một lúc. Hoặc đau từ khớp này chuyển sang khớp kia. Triệu chứng toàn thân không nặng nề.

4.2.2. Viêm khớp cấp: Đau không lan xa, viêm khu trú ở khớp.

- Khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau.

- Cử động hạn chế.

- Có hạch ở gốc chi.

4.2.3. Viêm cơ: Có dấu hiệu lâm sàng khu trú và nhẹ hơn.

5. Xử trí

5.1. Nguyên tắc:

- Chẩn đoán bệnh và xử trí sớm

- Dùng kháng sinh đường tĩnh mạch

- Dẫn lưu mủ và tổ chức hoại tử.

- Bất động.

5.2. Điều trị tại tuyến YTCS:

Cần chẩn đoán sớm trong 3 ngày đầu.

- Dùng kháng sinh:

+ Kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn, liều cao, khởi đầu dùng đường tĩnh mạch.

Trong đa số trường hợp nên dùng kháng sinh chống tụ cầu vàng liều cao (oxacillin, nafcillin, cefazolin, hoặc vancomycin), nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn thêm VK gram âm cần kết hợp với một thuốc thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, hoặc aminoglycosid, hoặc fluoroquinolon.

+ Khi có kết quả kháng sinh đồ, điều trị dựa vào kết quả đáp ứng và kháng sinh

đồ

- Tiêm thuốc trợ lực, trợ tim.

- Ăn đủ chất.

- Giải thích cho người bệnh chuyển lên tuyến trên nếu điều trị nội khoa không

chuyển biến hoặc có mủ lẫn xương chết chảy ra.


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau:


Câu 1: Điều kiện thuận lợi gây viêm xương:

A- Tuổi hay gặp: 15-30 tuổi. Chấn thương làm dập phần sụn của xương. B- Tuổi hay gặp: 10-24 tuổi. Chấn thương làm dập vỡ xương.

C- Tuổi hay gặp: 5-18 tuổi. Chấn thương làm dập phần mềm.

D- Tuổi hay gặp: 2-14 tuổi. Chấn thương làm dập phần mềm và xương.

Câu 2: Triệu chứng toàn thân của viêm xương:

A- Bệnh khởi phát từ từ: Sốt nhẹ 38- 390, mạch nhanh nhỏ 70- 80 lần/ phút, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn. Cũng có khi buồn nôn hoặc nôn.

B- Bệnh khởi phát từ từ: Sốt cao 39- 400, mạch nhanh nhỏ 90- 100 lần/ phút, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn. Cũng có khi buồn nôn hoặc khó tiêu.

C- Bệnh khởi phát đột ngột: Sốt nhẹ 38- 390, mạch nhanh nhỏ 100- 120 lần/ phút, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn. Cũng có khi buồn nôn hoặc nôn.

D- Bệnh khởi phát đột ngột: Sốt cao 39- 400, mạch nhanh nhỏ 120- 140 lần/ phút, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn. Cũng có khi buồn nôn hoặc khó tiêu.

Câu 3: Triệu chứng tại chỗ của khớp gần nơi viêm xương:

A- Biểu hiện rõ sưng, nóng, đỏ, đau.

B- Bệnh nhân đau nhiều, cảm giác như có một vật gì đó xuyên qua khớp. C- Khớp gần đó sưng to và có dấu hiệu bị tràn dịch.

D- Khớp gần đó bị sưng to và hạn chế vận động.

Câu 4: Chẩn đoán phân biệt viêm xương với các bệnh: A- Gãy xương; Viêm cơ; Nhiễm trùng máu.

B- Gãy xương; Viêm cơ; Viêm khớp cấp.

C- Viêm cơ; Viêm khớp cấp; Nhiễm trùng máu. D- Viêm cơ; Viêm khớp cấp; Thấp tim.

Câu 5: Xử trí khi điều trị nội khoa viêm xương 3 ngày không chuyển biến hoặc có xương chết chảy ra ở y tế cơ sở:

A- Giải thích cho người bệnh chuyển lên tuyến trên điều trị.

B- Rạch mổ, nạo sạch xương chết, dẫn lưu. Thay rửa hàng ngày.

C- Dùng kháng sinh liều cao và kết hợp. Tiêm thuốc trợ tim trợ lực. D- Làm kháng sinh đồ. Chọn loại khác sinh khác phù hợp hơn.

Bài 51

HOẠI THƯ SINH HƠI


MỤC TIÊU

1. Trình bày được các nguyên nhân và điều kiện thuận lợi dẫn đến hoại thư để biết cách phòng tránh.

2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng và nguy cơ trầm trọng của hoại thư sinh hơi để xử trí kịp thời ở tuyến y tế cơ sở.


NỘI DUNG

1. Định nghĩa

Hoại thư sinh hơi là trạng thái nhiễm khuẩn thối và yếm khí của vết thương do trực khuẩn gây ra làm cho vết thương hoại thư lan rộng, sinh hơi gây nhiễm độc máu. Đây là một cấp cứu ngoại khoa có bệnh cảnh lâm sàng nặng nề dễn đến tử vong.

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân chính

2.1.1.Các loại vi khuẩn là những vi khuẩn yếm khí có nha bào như:

- Trực khuẩn Perprigens chiếm 75%.

- Trực khuẩn Oedema tiens chiếm 15%.

- Trực khuẩn Vibvionseptique chiếm 10%.

Chúng sống rất lâu trong phân trâu bò và ở đất, trong điều kiện khắc nghiệt.

Gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển rất nhanh.

2.1.2. Đường xâm nhập: Qua vết thương, qua da, qua các lỗ tự nhiên.

2.1.3. Hoạt động của vi khuẩn: Chúng kết hợp với nhau để phá vỡ tế bào của cơ thể và tiết ra chất độc để phá huỷ tế bào ( máu, mỡ, cơ và thần kinh ).

Chúng kết hợp với vi khuẩn ái khí như liên cầu, tụ cầu thì mức độ phá huỷ tổ chức của chúng tăng lên gấp bội lần.

Hình 51 1 Hoại thư chi do vết thương 2 2 Điều kiện thuận lợi Cơ thể bị suy 5

Hình 51.1. Hoại thư chi do vết thương.


2.2. Điều kiện thuận lợi

- Cơ thể bị suy yếu.

- Các vết thương bị dập nát nhiều.

- Các vết thương có máu tụ chèn ép gây thiếu máu tại chỗ.

- Vết thương có nhiều ngõ ngách và nhiều dị vật.

- Những vết thương có đặt garo nhưng không làm đúng nguyên tắc.

- Những vết thương đã có sẵn vi khuẩn ái khí.

3. Giải phẫu bệnh

3.1. Viêm hoại thư tế bào

Tổn thương chủ yếu là các tổ chức ở giữa các bắp cơ.

3.2. Viêm hoại thư cơ

Các cơ bị huỷ hoại. Tính chất của tổn thương là sưng nề hoại thư và sinh hơi. Các tạng như gan, thận, lách, phổi sưng nề và ứ máu.

4. Triệu chứng lâm sàng

4.1. Loại tổn thương viêm hoại thư tế bào

4.1.1. Triệu chứng toàn thân: Không sốc, tình trạng nhiễm độc không rõ, sốt cao, mạch nhanh.

4.1.2. Triệu chứng cơ năng: Đau, cảm giác đau ít, chỉ căng tức tại chỗ.

4.1.3. Triệu chứng thực thể

- Nhìn: Tại vết thương thấy có dịch đục, có bọt, mùi thối. Chi sưng nề, da căng bóng. Trên mặt da có nhiều chấm màu nâu.

- Sờ: Có cảm giác lép nhép như sờ vào bao trấu. Nếu phẫu thuật sớm có thể cứu được.

4.2. Loại tổn thương viêm hoại thư các cơ

4.2.1. Triệu chứng toàn thân

Có hội chứng nhiễm độc: Hốt hoảng, nôn, da xanh xám, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, đái ít, khó thở.

Bệnh nhân sẽ bị chết vì sốc và thiếu dưỡng khí sau hai đến ba ngày.

4.2.2. Triệu chứng cơ năng: Đau dữ dội và lan toả xa vùng bị tổn thương.

4.2.3. Triệu chứng thực thể

- Tại vết thương và vùng xung quanh sưng to nhanh. Trên mặt da có màu nâu, màu lá úa hay màu đen. Có nhiều nốt phỏng chứa dịch lờ lờ, chúng kết lại với nhau thành mảng mục.

- Đầu các ngọn chi thối và rụng dần.

- Từ vết thương nước chảy ra có mùi thối khắm như mùi cóc chết, ấn tay vào vùng sưng nề có cảm giác căng, mềm nhưng không lõm.

4.2.4. Xét nghiệm

- Máu: U rê máu tăng.

- Nước tiểu: Có Protein và hồng cầu.

- Thể bệnh này tỷ lệ tử vong cao tới 70%.

5. Phòng bệnh và xử trí:

5.1. Phòng bệnh:

- Rửa tay đi găng vô khuẩn khi tiếp xúc với bệnh nhân.

- Bông băng bẩn phải đốt.

- Dụng cụ kim loại phải đốt bằng cồn và phải luộc dụng cụ bằng nước xà phòng, rửa sạch lau khô, hấp lại rồi mới dùng cho bệnh nhân khác.

- Nếu vết thương mạch máu phải đặt garo hay băng ép đúng chỉ định và đúng nguyên tắc.

- Nếu vết thương không tổn thương mạch máu: Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già. Cắt lọc tổ chức dập nát, lấy dị vật, rạch rộng vết thương và để hở da.

5.2. Xử trí:

5.2.1. Nguyên tắc

- Phẫu thuật cần tiến hành nhanh chóng vì hoại thư không giới hạn và không thể khỏi được nếu không phẫu thuật kịp thời.

- Việc điều trị phải toàn diện. Kết hợp với việc hồi sức nội khoa tích cực nhằm chống nhiễm trùng nhiễm độc, tăng sức đề kháng của cơ thể.

5.2.2. Điều trị nội khoa

- Dùng huyết thanh chống hoại thư sinh hơi

Serum Polyvalent 60 - 100 ml tiêm dưới da hay nhỏ giọt tĩnh mạch

Hoặc Serum Anti Gonadotrophin (SAG) 300000 - 500000 đv/24h loại đa trị.

- Kháng sinh phổ rộng

Nhóm kháng sinh không độc với thận: Bêta Lactamine

- Dùng lợi tiểu: Lasix khi huyết áp > 90 mmllg

- Chống nhiễm độc: Dùng Derpersolon liều cao tiêm tĩnh mạch hoặc truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.

- Truyền dịch, truyền máu

5.2.3. Điều trị ngoại khoa

- Nguyên tắc chung

+ Phẫu thuật càng sớm càng tốt.

+ Vô cảm tốt nhất là gây mê nội khí quản.

+ Trước, trong và sau phẫu thuật phải hồi sức tích cực.

- Phương pháp phẫu thuật

* Rạch rộng vết thương, cắt tổ chức hoại tử, lấy dị vật, áp dụng ở giai đoạn khu

trú.

* Rạch rộng, rạch nhiều đường rạch phụ theo hường dọc song song với vết

thương. Cắt lọc tổ chức hoại tử, áp dụng đã với giai đoạn viêm lan tỏa.

* Cắt cụt chi là phương pháp điều trị tích cực nhất, giải tỏa được tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, áp dụng trong những trường hợp:

Hoại thư sinh hơi lan rộng đến gốc chi. Có tổn thương mạch, xương phối hợp Chú ý: Không khâu kín mỏm cụt.

Tóm lại: Các thứ thuốc dù đặc hiệu đến đâu cũng chỉ là trợ thủ đắc lực của phẫu thuật nhưng không thể thay thế phẫu thuật được


LƯỢNG GIÁ

Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau:


Câu 1: Triệu chứng toàn thân viêm hoại thư tế bào:

A- Có triệu chứng sốc rõ: Da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ...

B- Có triệu chứng rối loạn nước và điện giải: Da khô, hốc hác, khát nước, mạch nhanh, mệt mỏi...

C- Không sốc, tình trạng nhiễm độc không rõ: Sốt cao, mạch nhanh...

D- Không sốt, tình trạng nhiễm độc không rõ: mạnh nhanh, đái ít hoặc vô niệu...

Câu 2: Triệu chứng cơ năng viêm hoại thư tế bào:

A- Đau: Cảm giác đau ít, chỉ căng tức tại chỗ...

B- Đau: Cảm giác đau buốt trong xương, da căng phù nề... C- Đau nhiều, đau liên tục, tại chỗ đau nhức nhiều...

D- Đau nhức ngày càng tăng, tại chỗ đau buốt nhiều...

Câu 3: Triệu chứng toàn thân viêm hoại thư các cơ:

A- Có hội chứng sốc: Hốt hoảng, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, khó thở, vật vã... Bệnh nhân sẽ chết vì nhiễm độc và mất nước sau 2- 3 ngày.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2024