Pháp Luật Về Thẩm Quyền Của Chủ Thể Giải Quyết Vấn Đề Dân Sự Trong Vụ Án Hình Sự

ra chứng cứ; quyền yêu cầu giám định, định giá tài sản theo qui định của pháp luật; quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; quyền tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.

Về nghĩa vụ, BLTTHS 2015 bổ sung cho người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có nghĩa vụ chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Qui định này nhằm nâng cao trách nhiệm của người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đảm bảo sự chấp hành của họ trong quá trình tham gia tố tụng.

Trên cơ sở tìm hiểu về quyền, nghĩa vụ của chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo qui định của BLTTHS 2015, tác giả nhận thấy xuất hiện một số vấn đề bất cập sau:

Căn cứ để xác định tư cách bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, hay nói cách khác họ được người có thẩm quyền tiến hành tố tụng công nhận là bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án bằng việc triệu tập họ tham gia các hoạt động tố tụng. Khi nghiên cứu qui định của BLTTHS Nga về vấn đề này, tác giả nhận thấy BLTTHS Nga công nhận địa vị pháp lí của bị hại, nguyên đơn dân sự bằng văn bản của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng chứ không phải thông qua giấy triệu tập. Tuy nhiên, BLTTHS 2015 lại không qui định về vấn đề này. Để xác định địa vị pháp lí của người tham gia tố tụng trong vụ án được rò ràng cần có quyết định công nhận họ. Vì vậy, theo ý kiến của tác giả cần có quyết định công nhận của cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng về vị trí pháp lí của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi đưa họ vào tham gia tố tụng trong vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, so với nguyên đơn dân sự trong vụ án dân sự thì quyền của bị hại, nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự bị hạn chế hơn, họ không được BLTTHS 2015 qui định quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; điều này đã hạn chế quyền quyết định, tự định đoạt của họ. Về vấn đề này, khoản 5 Điều 53 BLTTHS Liên bang Nga qui định “Nguyên đơn dân sự có

thể rút khỏi đơn kiện vào bất kì thời điểm nào của quá trình tố tụng đối với vụ án, nhưng phải trước khi Tòa án nghị án để ra bản án. Việc rút đơn kiện sẽ dẫn đến việc đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường dân sự”. Như vậy, quyền quyết định tự định đoạt của chủ thể được bồi thường đã được pháp luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga tôn trọng, thể hiện ở việc khi họ rút yêu cầu thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường dân sự. Ở đây, Tòa án đang xem xét giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trên cơ sở yêu cầu của chủ thể bị thiệt hại, do đó khi họ không có yêu cầu bồi thường nữa thì cần đình chỉ đối với yêu cầu này nhằm đảm bảo quyền quyết định, tự định đoạt của chủ thể bị thiệt hại và phù hợp với quan hệ pháp luật dân sự. Vì vậy, theo tác giả BLTTHS 2015 cần qui định quyền rút yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bị hại, nguyên đơn dân sự khi họ có yêu cầu.

Đối với trường hợp nguyên đơn dân sự là pháp nhân, BLTTHS 2015 không qui định người đại diện hợp pháp của họ là ai. Do đó, cần ghi nhận điều này vào quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự, theo đó người đại diện theo pháp luật của pháp nhân sẽ là người đại diện của nguyên đơn dân sự khi tham gia vào quá trình tố tụng.

Một vấn đề nữa cần quan tâm là BLTTHS 2015 qui định người đại diện của nguyên đơn dân sự, người đại diện của người có quyền lợi liên quan đến vụ án, người đại diện của bị đơn dân sự, người đại diện của người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án có những quyền của người mà họ đại diện nhưng lại không qui định nghĩa vụ của họ. Điều này có thể dẫn đến cách hiểu là họ không phải có nghĩa vụ như nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án, bị đơn dân sự và người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Theo tác giả, đây là thiếu sót trong kĩ thuật lập pháp, cần được qui định bổ sung, làm rò.

2.2. Pháp luật về thẩm quyền của chủ thể giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

BLTTHS 2015 không quy định cụ thể việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được thực hiện ở giai đoạn nào của quá trình tố tụng mà chỉ qui định việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, để kịp thời khắc phục hậu quả, ở dai đoạn điều tra,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

truy tố cơ quan điều tra và diện kiểm soát có quyền giải quyết trả lại tài sản cho người có tài sản liên quang đến vụ án nhưng bản thân họ được xác định là không liên quang đến vụ án hình sự đó. Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được giải quyết bởi tòa án bằng một bản án là giải quyết cuối cùng. Chỉ có tòa án mới có quyền tách vấn đề dân sự ra để giải quyết theo thủ tục TTDS. Tòa án là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự bởi vì xét xử là chức năng đặc thù của Tòa án. Bản chất của xét xử chính là việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án. Các vấn đề Hội đồng xét xử phải giải quyết khi nghị án bao gồm: vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không; tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp; có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rò điểm, khoản, điều của BLHS được áp dụng; hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Như vậy, trước khi ra bản án thì Hội đồng xét xử phải xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của chủ thể bị thiệt hại (bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan), xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể phải có nghĩa vụ bồi thường (bị cáo, bị đơn dân sự, người có nghĩa vụ liên quan) hay nói cách khác Hội đồng xét xử cần xem xét giải quyết trong vụ án hình sự phần trách nhiệm dân sự liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại của chủ thể có quyền yêu cầu.

Đối với chủ thể có thẩm quyền giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự , khi nghiên cứu qui định của BLTTHS Liên bang Nga, BLTTHS Trung Hoa và BLTTHS Thái Lan tác giả nhận thấy rằng các BLTTHS này đều xác định rò chủ thể có thẩm quyền trong giai đoạn này là Tòa án. Tuy nhiên, quy định như vậy thì chưa phát huy hết ý nghĩa nhân văn trong giải quyết vấn đề dân sự khi vụ án hình sự bị đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc được bị cáo được tuyên vô tội. Theo ý kiến tác giả trong trường hợp này trách nhiệm dân sự của bị cáo khi gây ra thiệt hại bởi hành vi của mình đối với những người có quyền lợi liên quan đến vụ án hình sự thì Tòa án tách vấn đề dân sự ra để giải quyết theo thủ tục TTDS

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 6

2.3. Pháp luật về nội dung giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

2.3.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ. Với qui định này, người bị thiệt hại sẽ nhận được bồi thường tương ứng với thực tế của thiệt hại xảy ra dù có thể những thiệt hại đó chưa được qui định trong luật. Theo đó thì quyền lợi của người bị thiệt hại thông qua qui định này được đảm bảo hơn. Để thiệt hại có thể bồi thường kịp thời, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ có thể giảm mức bồi thường khi không có lỗi hoặc lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của họ.

2.3.2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

BLDS 2015 qui định “năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Do đó, có thể hiểu năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với chủ thể được bồi thường.

Khi thực hiện qui định tại Điều 586 BLDS 2015 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp; cụ thể như sau:

Trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Trong trường hợp này họ tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn dân sự trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp qui định tại Điều 599 BLDS 2015. Trong trường hợp này cha, mẹ của người gây thiệt hại là bị đơn dân sự.

Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Trong trường hợp này người gây thiệt hại là bị đơn dân sự và cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường, nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không có đủ tài sản đề bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong trường hợp này cá nhân, tổ chức giám hộ là bị đơn dân sự.

Đối với pháp nhân, BLDS 2015 qui định “năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự”, “pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân” và “pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình”. Như vậy, năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân là khả năng của pháp nhân nhân bằng hành vi của mình (thông qua người đại diện) thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với chủ thể được bồi thường.

2.3.3. Chi phí hợp lí

Các khoản chi phí hợp lí qui định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 590, các điểm b và c khoản 1 Điều 591 và điểm a khoản 1 Điều 592 BLDS 2015 là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.

Vi dụ: Chi phí mai táng.

- Trước khi chết: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết được xác định như các chi phí được hướng dẫn như thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

- Sau khi chết: Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến,

hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

- Trách nhiệm cấp dưỡng: Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

2.3.4. Nghĩa vụ chứng minh của các đương sự

Trong vụ án dân sự khi nguyên đơn yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết yêu cầu của mình thì họ phải có nghĩa vụ “cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, họ phải có trách nhiệm chứng minh cho toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình. Ngược lại, khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, chủ thể bị thiệt hại được hưởng lợi từ kết quả xác minh của cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp phần dân sự đó có liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chủ thể bị thiệt hại trong vụ án hình sự so với nguyên đơn dân sự trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, đối với phần dân sự trong vụ án hình sự không có liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo thì người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rò từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lí, về thu nhập của người bị thiệt hại.

Bên cạnh đó, người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra. Và nếu người bị thiệt hại hoặc

người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài liệu chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.

2.3.5. Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại trong BLDS 2015 là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Nhưng khi nghiên cứu về vấn đề này, tác giả nhận thấy nhà làm luật chưa dự trù được trường hợp vụ án hình sự giải quyết hơn 03 năm mà Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án hoặc trong bản án Tòa án lại tách vấn đề dân sự ra khỏi vụ án hình sự để giải quyết bằng vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự. Lúc này, phần trách nhiêm dân sự phải bồi thường thiệt hại, nếu áp dụng theo qui định tại Điều 588 BLDS 2015 “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm” thì thời hiệu khởi kiện của người bị thiệt hại đã không còn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ. Vì vậy theo tác giả, trong trường hợp trên, pháp luật TTHS cần có qui định tính lại thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại dân sự từ thời điểm Tòa án đình chỉ vụ án hình sự hoặc khi Tòa án tách vấn đề dân sự ra khỏi vụ án hình sự để giải quyết bằng vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự, tránh thiệt thòi cho bên yêu cầu bồi thường thiệt hại khi khởi kiện.

2.3.6. Xác định thiệt hại

Việc xác định thiệt hại được qui định tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số qui định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng kết hợp với một số qui định mới của BLDS 2015, cụ thể như sau:

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Đối với người bị thiệt hại

Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí

chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lí trị liệu… theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị hại theo chỉ định của bác sĩ, các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị hại (nếu có).

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại: nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị hại có thu nhập thực tế nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc giảm sút thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau: nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khỏe với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại; nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì lấy tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại; nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế nhưng không ổn định và không xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại; nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 590 BLDS 2015.

Ví dụ: B làm công nhân cho 1 công ty TNHH. Thu nhập thực tế của B trước khi sức khỏe bị xâm phạm là ổn định, trung bình mỗi tháng là 1.200.000đ. Do sức khỏe bị xâm phạm, B phải điều trị trong thời gian điều trị công ty trả B 50% tiền lương là 600.000đ. Trong trường hợp này thu nhập thực tế của B mỗi tháng bị giảm sút 600.000đ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022