Pháp Luật Về Thủ Tục Giải Quyết Vấn Đề Dân Sự Trong Vụ Án Hình Sự

Đối với người chăm sóc người bị thiệt hại

Chi phí hợp lí và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

Chi phí hợp lí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.

Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau: nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất; nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì lấy tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại; nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế nhưng không ổn định và không xác định được thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú; nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, tiền công lao động theo qui định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lí hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lí cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lí cho người thường xuyên chăm sóc

người bị thiệt hại được tính bằng tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước qui định.

- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi thường chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết tương tự như đối với người bị thiệt hại về sức khỏe như đã nêu ở phần trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Chi phí hợp lí cho việc mai táng gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi phí khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng lễ, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 7

Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lí phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng

Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Vợ hoặc chồng sau khi li hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi li hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động, không có tài sản cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khnăng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm

Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. Trường hợp không có những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 100 tháng lương cơ sở do Nhà nước qui định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm.

Chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).

Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút: nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc

để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường: trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước qui định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

- Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm

Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.

2.4. Pháp luật về thủ tục giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

BLTTHS 2015 không qui định cụ thể trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Vì vấn đề dân sự được giải quyết đồng thời với vụ án hình sự nên có thể hiểu là việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ tuân theo trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự.

Trong vụ án dân sự, về nguyên tắc thì nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình thuộc trách nhiệm của đương sự, trách nhiệm của bên đi kiện. Việc kiện dân sự trong vụ án hình sự có thuận lợi hơn khi việc chứng minh đó (có trường hợp chỉ là một phần) đã được cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện. Khi xem xét, giải quyết vấn đề dân sự (việc kiện dân sự) trong vụ án hình sự thì mức độ thiệt hại hoặc giá trị tài sản được xác định là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm dân sự. Người có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại được sử dụng kết quả đó của cơ quan tiến hành tố tụng

hình sự mà không cần phải chứng minh mức độ thiệt hại hoặc giá trị tài sản. Đây chính là ưu điểm và đặc thù của việc giải quyết việc kiện dân sự trong vụ án hình sự. Bên cạnh đó, khi áp dụng pháp luật tố tụng hình sự vào việc giải quyết vấn đề dân sự cũng đã phần nào hạn chế quyền của chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi họ không được Tòa án tổ chức hòa giải để các bên tự thương lượng, thỏa thuận với nhau. Thậm chí, trong trường hợp họ tự thỏa thuận được với nhau và nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Rò ràng, đây là vấn đề dân sự, cần tôn trọng quyền quyết định tự định đoạt của các bên; còn về phần trách nhiệm hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng có quyền giải quyết theo qui định pháp luật, không thể vì vấn đề dân sự được giải quyết trong vụ án hình sự mà làm hạn chế quyền của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật này. Vì vậy, theo tác giả cần qui định cho các chủ thể này quyền được Tòa án án tổ chức hòa giải để họ tự thương lượng với nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại đồng thời phải tôn trọng quyền quyết định tự định đoạt của chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trừ trường hợp tài sản bị thiệt hại là của Nhà nước thì không được thỏa thuận.

Về việc tách vụ án dân sự ra để giải quyết riêng: Điều 30 BLTTHS 2015 qui định: "... Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự". Theo qui định tại Điều 30 BLTTHS 2015 thì chỉ được tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đối với phần dân sự về vấn đề bồi thường, bồi hoàn, chưa bao hàm các nội dung đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt, buộc phải sửa chữa tài sản bị hư hỏng. Tuy nhiên, tại Mục 2 phần I Công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì vấn đề dân sự trong vụ án hình sự bao gồm: đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt; đòi bồi thường giá trị tài sản do tài sản bị chiếm đoạt, những tài sản đã bị mất hoặc bị hủy hoại; buộc phải sửa chữa tài sản bị hư hỏng; đòi bồi thường thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại hoặc bị hư

hỏng, đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Như đã đưa ra ý kiến tại phần khái niệm, tác giả thống nhất với với quan điểm của Tòa án nhân dân tối cao, theo đó vấn đề dân sự được xem xét giải quyết trong vụ án hình sự giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo qui định tại Chương XXI BLDS 2015. Vì vậy, khi tách vấn đề dân sự ra khỏi vụ án hình sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì cũng cần xác định các vấn đề được tách là tất cả các vấn đề dân sự được xem xét giải quyết trong vụ án hình sự hay nói cách khác vấn đề dân sự được tách cũng nằm trong phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều 30 BLTTHS 2015 qui định như vậy là đã thu hẹp phạm vi các vấn đề dân sự được tách ra khỏi vụ án hình sự, do đó cần điều chỉnh theo hướng xác định các vấn đề dân sự được tách trong phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để tạo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 30 BLTTHHS 2015 còn qui định về điều kiện tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết bằng vụ án dân sự khi “chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự”. Theo hướng dẫn tại Mục 2 phần I công văn số 121/2003/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao thì chỉ được tách vấn đề dân sự ra khỏi vụ án hình sự khi đảm bảo đủ ba điều kiện sau:

(1) Khi có yêu cầu; (2) Nếu phần dân sự được tách không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo; (3) Và thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Chưa tìm được, chưa xác định được người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự; b. Người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu; c. Người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự đã có yêu cầu, nhưng không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và của tòa án nói riêng; d. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự vắng mặt tại phiên tòa và sự vắng mặt của họ thật sự trở ngại cho việc giải quyết phần dân sự. So với qui định tại Điều 30 BLTTHS 2015 thì công văn số 121/2003/KHXX đã qui định cụ thể hơn về các trường hợp được tách. Tuy nhiên, theo tác giả thì qui định này vẫn hạn chế quyền quyết định tự định đoạt của chủ thể bị thiệt hại. Chủ thể bị thiệt hại

có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại thì đương nhiên họ cũng phải có quyền yêu cầu tách yêu cầu bồi thường của mình ra khỏi vụ án hình sự để khởi kiện trong một vụ án dân sự độc lập. Về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, khi đã xác định có hành vi phạm tội xảy ra thì phải khởi tố, điều tra, truy tố xét xử theo đúng qui trình tố tụng nhưng về trách nhiệm dân sự thì cần phải tôn trọng quyền quyết định tự định đoạt của chính chủ thể bị thiệt hại, nếu họ đã nêu ra ý kiến không yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì theo tác giả, Tòa án cần tôn trọng ý kiến của họ, tách vấn đề dân sự ra khỏi vụ án hình sự mà không cần thêm bất cứ điều kiện nào khác.

Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm là trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy quyết định của bản án sơ thẩm về phần dân sự để xét xử sơ thẩm lại hay việc Tòa án giám đốc thẩm, tái thẩm hủy quyết định của bản án phúc thẩm hoặc cả quyết định của bản án sơ thẩm về phần dân sự để xét xử lại từ cấp phúc thẩm hoặc từ cấp sơ thẩm thì thủ tục giải quyết sẽ theo thủ tục tố tụng dân sự hay là thủ tục tố tụng hình sự? Theo hướng dẫn tại công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án đã xét xử phúc thẩm hoặc sơ thẩm vụ án đó khi nhận lại hồ sơ vụ án phải vào sổ thụ lí loại vụ án hình sự, phân công thẩm phán chủ tọa phiên tòa và chuẩn bị việc xét xử. Như vậy, theo hướng dẫn trên thì việc thụ lí giải quyết lại phần dân sự trong vụ án hình sự được xem là vụ án hình sự. Tuy nhiên, như đã khẳng định ở phần trên, tác giả nhận thấy mục đích của việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là nhằm khắc phục kịp thời thiệt hại do tội phạm gây ra, giảm bớt gánh nặng cho người bị thiệt hại. Vì vậy, một khi mục đích này không còn tồn tại (do vấn đề trách nhiệm hình sự đã được xem xét giải quyết xong) thì cần đưa quan hệ bồi thường thiệt hại về đúng với vị trí của nó, tức là vấn đề dân sự phải được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chứ không phải là thủ tục tố tụng hình sự, có như vậy mới đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia tố tụng.

Khi nghiên cứu qui định của một số nước như Trung Hoa, Thái Lan, Pháp về thủ tục giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự tác giả rút ra một số nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022