Hai là, về điều kiện để được khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện ra tòa theo Luật Đất đai năm 2003 nếu không đồng ý với một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính nào đó trong lĩnh vực quản lý đất đai, để có thể khiếu nại lên cơ quan cấp trên của cơ quan ban hành ra quyết định đó hoặc khởi kiện tại tòa thì bắt buộc phải có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Đây là quy định rất khác biệt so với Luật Khiếu nại, tố cáo cũng như Luật Tố tụng hành chính, vì cả hai văn bản pháp luật này đều cho phép người khiếu nại được quyết khiếu nại tiếp theo nếu quá thời hạn khiếu nại lần đầu mà người có thẩm quyền không ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Ba là, về quyền lựa chọn việc khiếu nại tiếp theo hay khởi kiện ra tòa: Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu đã được giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại vẫn không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn: hoặc là khiếu nại tiếp lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc là khởi kiện ra tòa. Quy định này cũng tương tự như Luật khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân , nếu đã được giải quyết việc khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại vẫn không đồng ý thì họ có quyền khởi kiện ra tòa chứ không có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường như các quyết định hành chính khác.
Bốn là, trường hợp ngoại lệ, theo khoản 3 Điều 138 Luật Dất đai năm 2003 thì việc giải quyết khiếu nại về đất đai không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Như vậy, các quyết định hành chính trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai từ nay sẽ không còn là đối tượng để người dân có thể khiếu nại hay khởi kiện ra tòa nữa. Trong trường hợp có tranh chấp đất đai xảy ra mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã ra quyết định giải quyết lần đầu mà đương sự vẫn không đồng ý thì họ chỉ được quyền khiếu nại tiếp lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chứ không
được quyền khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ là quyết định giải quyết cuối cùng.Tương tự như vậy, nếu tranh chấp đất đai mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu mà đương sự vẫn không đồng ý thì họ chỉ được quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
Mặt khác, do hệ thống chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian trước đây chưa hoàn thiện, chưa điều chỉnh được hết các quan hệ về đất đai, lại liên tục sửa đổi, bổ sung nền còn mang tính chắp vá và thiếu nhất quán qua các giai đoạn phát triển. Từ chỗ pháp luật công nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai chuyển sang quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến sau này mới quy định cho người sở hữu đất có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu. Mặt khác, trong những năm qua, một số chính sách pháp luật nhất là về đất đai, nhà ở chậm được ban hành. Khi được ban hành lại có nhiều quy định thiếu cụ thể, chưa rõ ràng, không phù hợp với thực tiễn, chồng chéo, mâu thuẫn, không ổn định.Về nguyên nhân khách quan, trong quá trình đổi mới đất nước, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách pháp luật về đất đai, tạo hành lang pháp lý cho người sử dụng đất yên tâm khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất và tạo công cụ pháp lý để quản lý nhà nước về đất đai. Song hệ thống pháp luật đất đai chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, một số chính sách thiếu nhất quán, hay thay đổi trong quá trình thực thi pháp luật làm cho việc vận dụng chính sách pháp luật để giải quyết khiếu nại gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Còn nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên, nhất là ở các địa phương. Trong số 23.000 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành từ năm 2002 đến nay được ngành Tư pháp kiểm tra thì có hơn 3000 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, trong đó có văn bản có nội dung trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cần bãi bỏ chiếm từ 4-5% (khoảng 150 -200 văn bản). Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc không
nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật về đất đai của người dân và cán bộ. Việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ còn hạn chế, việc hiểu các quy định pháp luật đất đai của cán bộ và người dân cũng không đầy đủ và quan niệm về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai trong nhân dân vẫn còn tồn tại. Thực trạng này cũng dẫn tới sự thiếu thống nhất trong áp dụng các quy định của pháp luật đất đai vào thực tiễn cuộc sống, từ đó dễ dẫn đến sự thiếu công bằng về lợi ích giữa các chủ thể sử dụng đất. Trong rất nhiều trường hợp người áp dụng chính sách sau được lợi hơn người áp dụng chính sách trước (có một số trường hợp những người chây ỳ không chấp hành pháp luật được lợi hơn những người chấp hành nghiêm pháp luật) từ đó dẫn đến so bì, khiếu nại.
Hơn nữa pháp luật về khiếu nại, tố cáo tuy đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng vẫn còn một số bất cập, nhất là các quy định về thẩm quyền giải quyết, chưa có điểm dừng trong giải quyết khiếu nại hành chính, thủ tục giải quyết chưa công khai, minh bạch, chưa xác định rõ trách nhiệm và chưa có chế tài xử lý vi phạm của người khiếu nại, tố cáo, của người giải quyết khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo. Mặt khác, Luật Khiếu nại, tố cáo còn quy định chưa thống nhất với một số văn bản pháp luật khác về thời hiệu khiếu nại, về cách tính thời hạn giải quyết khiếu nại… trong đó vấn đề cơ bản là cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính chưa khoa học, thiếu khách quan, cơ quan hành chính bị khiếu nại cũng chính là cơ quan giải quyết khiếu nại. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều khiếu kiện về đất.
2.3.2. Tinh thần trá ch nhiêm của cá c cơ quan hành chính ở tỉnh
Bắc Giang trong giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Tại Các Khu Công Nghiệp
- Nguyên Nhân Phá T Sinh Khiếu Nai Ở Tỉnh Bắc Giang
- Sự Chưa Hoàn Chỉnh Của Hệ Thống Pháp Luật Về Đất Đai Và Khiếu Nại Về Đất Đai Tại Các Khu Công Nghiệp Hiện Nay
- Ý Thức Pháp Luật Của Một Bộ Phận Nhân Dân Về Sử Dụng Quyền
- Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Khiếu Nại Và Giải Quyết Khiếu Nại
- Những Giải Pháp Cơ Bản Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Tại Các Khu Công Nghiệp
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
thuôc
đia
bàn tỉnh chưa cao, còn nhiều vi phạm
Đất đai là vấn đề phức tạp, các chính sách đất đai liên tục thay đổi từ thời chiến sang thời bình, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Để giải quyết các khiếu nại về đất đai cần có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu, làm việc chuyên trách, có trách nhiệm cao, biết
làm một công bộc của dân. Tuy nhiên, một vấn đề bất cập nổi lên là việc áp dụng pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp vẫn còn có tình trạng tùy tiện, nhất là ở cấp huyện và cấp xã. Rất nhiều điểm đổi mới của Luật Đất đai năm 2003 vẫn chưa được đưa vào thực tế vì cán bộ quản lý ở nhiều nơi vẫn chưa biết, vẫn quyết định theo quy định của pháp luật trước đây. Ủy ban nhân dân các cấp cũng chưa thật sự chăm lo nhiều đến công tác tiếp dân, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân từ đó làm cho dân không tin vào bộ máy hành chính ở địa phương, không tin vào quyết định hành chính của địa phương, luôn mong muốn có sự phán quyết của Trung ương. Mặt khác cơ chế chuyển phần lớn việc giải quyết khiếu nại về địa phương có ưu điểm là tăng cường trách nhiệm giải quyết của cấp có thẩm quyền quản lý đất đai nhưng lại có nhược điểm là không đáp ứng được nguyện vọng của người có đơn khiếu nại là muốn được cấp có thẩm quyền ở trung ương ra quyết định giải quyết để đảm bảo tính khách quan. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng vượt cấp lên trung ương ngày càng tăng. Hơn nữa cơ chế chuyển toàn bộ vụ việc tranh chấp đất đai có giấy tờ sang tòa án nhân dân, khuyến khích chuyển khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính sang khởi kiện lên tòa án hành chính có ưu điểm là nâng cao hiệu lực của nhà nước pháp quyền nhưng lại bất cập ngay với thực tế giải quyết của Tòa án do trình độ chưa cao, thiếu nhân lực và Tòa án chưa thực sự độc lập với cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp.
Ở một số nơi, nhất là cấp cơ sở, một số cán bộ đảng viên quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, không lắng nghe ý kiến của người dân, vi phạm quy chế dân chủ cơ sở, cố tình làm trái chính sách pháp luật, thiếu khách quan trong thi hành công vụ hoặc năng lực, trình độ yếu kém, ý thức trách nhiệm chưa cao, chưa chấp hành nghiêm túc pháp luật và kỷ luật hành chính… gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của công dân, có nơi một số cán bộ, đảng viên vì lợi ích kinh tế, tranh thủ thời gian đương chức đã lợi dụng việc giao đất, cấp đất cho người dân trái pháp luật, giành phần đất có vị trí tốt cho mình
hoặc dùng làm quà biếu gây bất bình trong nhân dân… Bên cạnh đó có đảng viên thẳng thắn với tinh thần xây dựng đã dũng cảm đấu tranh, phê bình những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật nhưng không được pháp luật ủng hộ, bảo vệ thậm chí còn bị o ép, trả thù nên phải khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Điều này cho thấy cơ chế giải quyết khiếu nại của chúng ta còn nặng tính quan liêu.Việc giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền chủ yếu dựa trên hồ sơ tài liệu, giấy tờ báo cáo do những cán bộ công chức cấp dưới lập, do bị phụ thuộc vào những báo cáo đó mà người lãnh đạo thiếu sự điều tra, xác minh và vô hình chung người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thường thiếu thông tin, không nắm chắc được sự việc và nguyện vọng của nhân dân dẫn đến việc giải quyết khiếu nại chưa đến nơi đến chốn, đôi lúc còn mang nặng tính hình thức, không tạo được sự tin cậy của người dân. Mặt khác, công tác nghiên cứu, giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước hiện nay yếu về khâu điều tra, xác minh vụ việc, một phần do luật chưa quy định đúng mức tầm quan trọng của các bước điều tra xác minh, một phần do cán bộ được giao giải quyết vụ việc thiếu tinh thần trách nhiệm, xem nhẹ việc giải quyết khiếu nại của nhân dân nên dẫn đến tình trạng việc điều tra xác minh nếu có được thực hiện cũng chỉ được tiến hành rất phiến diện, hồ sơ tài liệu đôi khi không phản ánh đúng sự thật (chưa kể trường hợp cán bộ không trung thực, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu) làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền. Thực tế chứng minh rằng chỉ khi nào vụ việc được cán bộ điều tra xác minh đầy đủ, đến nơi đến chốn, thì bước gặp gỡ đối thoại với người khiếu nại mới đạt được kết quả như mong muốn. Mặt khác, các quy định về hoạt động giám sát của các tổ chức, cơ quan hành chính nhà nước và đại biểu của nhân dân đối với công tác giải quyết khiếu nại còn rất hình thức, thụ động. Ví dụ: nhận đơn, chuyển đơn, yêu cầu báo cáo, theo dõi… Những quy định này cho thấy hoạt động giám sát rõ ràng chỉ mang tính chất gián tiếp với hình thức là trao đổi qua lại của công văn hành chính, nặng về theo dõi trên báo cáo giấy tờ một chiều từ cơ quan giải quyết khiếu kiện mà chưa đi sâu, đi sát vào thực tế
của sự việc. Tình trạng khiếu nại trong lĩnh vực đất đai khá phức tạp, tập trung rất nhiều bức xúc của nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Điều này đòi hỏi các cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và các đại biểu của nhân dân phải đi sâu, đi sát, nắm chắc tình hình thực tiễn để có những tác
động trực tiếp, tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại của nhân dân.
2.3.3. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp và một bộ phận cán bộ công chức trong các cơ quan đó còn có hành vi hành chính, quyết định hành chính trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức trong quản lý và sử dụng đất đai gây bức xúc và bất bình trong nhân dân
Hiệu lực và hiệu quả trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai chưa cao; quản lý công tác giải quyết khiếu nại về đất đai chưa chặt chẽ làm cho đơn thư khiếu nại chuyển vòng vo, trong khi giải quyết khiếu nại còn có hiện tượng né tránh, đùn đẩy. Ở một số nơi, lãnh đạo chính quyền địa phương và cán bộ có thẩm quyền chưa trực tiếp tiếp dân, đối thoại với người có khiếu nại, tố cáo, chưa giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; còn né tránh, đùn đẩy; nhiều trường hợp giải quyết lại thiếu công bằng, không đúng chính sách pháp luật; xử lý cán bộ, công chức vi phạm pháp luật và phẩm chất đạo đức chưa kịp thời, nghiêm minh, việc thực hiện kết luận thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật còn chậm,chưa triệt để, nhiều trường hợp công dân khiếu nại, tố cáo còn kéo dài không phải do không nhất trí với kết luận thanh tra mà do cơ quan có thẩm quyền chưa tập trung khắc phục hậu quả, chậm xử lý cán bộ, thiếu kiên quyết xử lý người có vi phạm. Đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai còn quá thiếu cả ở trung ương cũng như địa phương đồng thời trình độ còn hạn chế, do đó việc giải quyết khiếu nại về đất chưa kịp thời, chưa chính xác. Việc phối kết hợp giữa các ngành trong việc giải quyết khiếu nại còn chưa tốt, chưa chặt chẽ gây khó khăn cho việc xem xét, quyết định. Chưa chú trọng đến công tác kiểm tra, đôn đốc thường xuyên của cấp có thẩm quyền đối với công tác giải quyết khiếu nại ở cơ sở, chưa có
biện pháp mạnh để xử lý nghiêm các trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
Mặt khác, trong công tác quản lý đất đai, chính sách bồi thường thu hồi đất vừa chưa hợp lý, vừa thiếu cụ thể lại không rõ ràng. Còn chú trọng bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp được giao đất mà chưa chú ý đến quyền lợi của người dân, chưa đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân có đất được chuyển đổi mục đích sử dụng. Việc chưa điều chỉnh kịp thời giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thực hiện dự án có liên quan đến nhiều tỉnh hoặc việc cho người có nhu cầu sử dụng đất phát triển các dự án tự thỏa thuận bồi thường với người dân đang sử dụng đất, người được giao đất muốn giải phóng mặt bằng nhanh phải chấp nhận giá bồi thường cao hơn quy định của Nhà nước làm cho mức đền bù chênh lệch trên cùng một khu vực, từ đó dẫn đến khiếu nại về đất. Ngoài ra, việc chưa có tiêu chí để xác định đất đã được sử dụng ổn định, chưa phân biệt rõ giữa việc lấn chiếm đất với việc khai thác đất, khai hoang,phục hóa; chưa phân biệt rõ chính sách thu hồi đất để phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, xây dựng hạ tầng xã hội với việc thu hồi đất giao cho doanh nghiệp làm khu công nghiệp, trụ sở, khu du lịch, xây dựng nhà ở để bán cũng là một nguyên nhân dẫn đến khiếu nại. Hơn nữa việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trước đây ở một số nơi chưa nghiêm, chưa triệt để và hợp lý dẫn đến tình trạng cào bằng. Việc quản lý các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có nhiều yếu kém dẫn đến tan rã nhưng Nhà nước chưa có chính sách xử lý kịp thời, tình trạng tự phát lấy lại ruộng đất và biện pháp giải quyết của các địa phương không thống nhất trong việc phân bổ lại đất đai cũng dẫn đến khiếu nại. Trong nhiều trường hợp khi thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp chính quyền căn cứ vào điều 7 Nghị định 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ để thực hiện chính sách hỗ trợ, nhưng người khiếu nại lại căn cứ vào Điều 6 Nghị định này để đòi được đền bù; giá đền bù thường quá thấp so với thị trường và có sự khác biệt giữa các địa phương, khác biệt giữa các dự án đầu tư, năm sau cao hơn năm trước. Khi
thu hồi đất chưa làm tốt việc tái định cư, chưa gắn với việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm cho những nông dân có đất được chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong khi đó việc hướng dẫn thi hành pháp luật lại thiếu thống nhất, có trường hợp ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết tranh chấp thuộc loại này chưa tham khảo đầy đủ ý kiến của các cơ quan có liên quan.
Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập, bị buông lỏng kéo dài: Việc chậm quy hoạch sử dụng đất nhất là quy hoạch chi tiết sử dụng đất xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp chậm triển khai thực hiện dẫn đến người dân không thể xây dựng lại vì đang nằm trong quy hoạch; nhiều vi phạm pháp luật trong giao đất, cấp đất cho các doanh nghiệp… không được xử lý nghiêm, kịp thời; nguyên nhân từ việc quản lý thiếu chặt chẽ, còn nhiều sai sót của cơ quan nhà nước chủ yếu là do đo đạc không chính xác diện tích đất, nhầm lẫn địa danh, không đủ các thủ tục pháp lý, giao đất, cho thuê đất, đấu thầu đất, bồi thường và giải tỏa, cắm lại mốc giới, lập hồ sơ quản lý đất còn chậm, sử dụng những khoản tiền thu được không công khai, minh bạch gây ngờ vực cho nhân dân. Một số cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng trách nhiệm quản lý đất được giao để bị lấn chiếm. Ở một số địa phương khi thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền không có quyết định thu hồi đất, không lập phương án bồi thường, không công khai dân chủ, không nhất quán, thiếu công bằng hoặc bồi thường không đúng đối tượng. Không ít dự án thu hồi đất đã nhiều năm nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, sai mục đích hoặc ở nhiều địa phương hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, chưa đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai; công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, việc chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến việc tham mưu không đầy đủ, thiếu chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Mặt khác quy định thủ tục giải quyết các công việc khiếu nại của nhân dân còn rườm rà, không cụ thể, chồng chéo… tạo điều kiện cho việc nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân.