Năng Suất Trung Bình Và Năng Suất Cận Biên Của Doanh Nghiệp

5, thì tổng đầu ra tăng từ 90 đến 100. Năng suất cận biên của lao động là:


MPL

Q

L


= (100 - 90)/(5-4) = 10

- Năng suất cận biên được biểu hiện dưới hai hình thức:

+ Biểu hiện bằng hiện vật: được gọi là sản phẩm cận biên (MPX)

+ Biểu hiện bằng giá trị: được gọi là giá trị sản phẩm cận biên (V MPX)

- Cách tính: V MPX = MPX . PY (PY là giá sản phẩm đầu ra).

Nếu không xác định được hàm sản xuất thì có thể tính được năng suất cận biên cho từng yếu tố đầu vào.

MP

Qi Qi1

Xi X

i Xi1

Năng suất cận biên của bất kỳ yếu tố đầu vào nào cũng sẽ bắt đầu giảm tại 1 điểm khi ngày càng có nhiều yếu tố đó được đầu tư trong quá trình sản xuất đã có.

Ví dụ: Khi tiến hành thu hoạch lúa thì người chủ doanh nghiệp chỉ thay đổi lao động cần thuê còn các yếu tố khác không đổi

Bảng 2.7: Năng suất trung bình và năng suất cận biên của doanh nghiệp


Số lao động (L)

S.lượng thóc Q (tạ)

NSTB - AP

(tạ)

NSCB - MP (tạ)

0

0

-

-

1

3

3

3

2

10

5

7

3

24

8

14

4

40

10

16 MPL

5

50

10

10 MPL

6

58

9,7

8

7

64

9,1

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nhập môn kinh tế học - 8

c. Quan hệ giữa năng suất cận biên (MPx) với năng suất trung bình của X (APx)

- Năng suất trung bình của đầu vào (APX) là năng suất tính bình quân trên 1 đơn vị đầu vào X.

APX = Q/X

- Giữa MPX và APX có 3 mối quan hệ sau:

+ Nếu MPX > APX thì APX sẽ tăng;

+ Nếu MPX < APX thì APX sẽ giảm;

+ Nếu MPX = APX thì APX đạt trị số cực đại. (TPP là tổng sản phẩm)

TPP

AP

MP

0

Lao động

Q


Hình 2.27: Quan hệ giữa năng suất cận biên và năng suất trung bình


d. Quy luật năng suất cận biên giảm dần

Năng suất cận biên của bất cứ yếu tố đầu vào nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm khi ngày càng có nhiều yếu tố đó được đầu tư trong quá trình sản xuất đã có. Điều đó có nghĩa là: nếu ta đầu tư tăng thêm yếu tố đầu vào thì lúc đầu năng suất cận biên của nó có thể sẽ tăng lên nhưng nếu vượt quá giới hạn nào đó thì năng suất cận biên sẽ giảm xuống.

2.3.1.3. Hàm sản xuất với 2 đầu vào biến đổi

Trong dài hạn, các yếu tố đầu vào đều biến đổi, có nghĩa là doanh nghiệp có thể lựa chọn công nghệ, kỹ thuật sản xuất khác nhau.

Giả định rằng doanh nghiệp sử dụng 2 đầu vào là K và L và cả hai đều thay đổi.

Hàm sản xuất có dạng Q = f (K, L)

- Khi thay đổi số lượng K, L thì Q cũng thay đổi như thế nào?

- Khi cách kết hợp giữa K và L thay đổi thì Q thay đổi như thế nào? Khi đó K* = ? L* = ? để Pr max (lợi nhuận tối đa)

Bảng 2.8: kết hợp các yếu tố đầu vào


K

L

5

10

15

20

25

10

40

65

85

100

110

20

60

85

105

120

130

30

75

105

125

140

145

40

85

120

145

160

170

50

90

130

160

175

185

Nhận xét:

- Nếu xét theo hàng ngang hoặc hàng dọc thì đây chính là hàm sản xuất với 1 đầu vào biến đổi. MPL, MPK đều tuân theo quy luật cận biên giảm dần

- Trong nhiều chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp tuỳ ý lựa chọn:

+ Thay đổi K, L để thay đổi Q (Nếu tăng K, L thì Q tăng)

+ Thay đổi cách kết hợp K, L từ đó Q thay đổi

Cùng một mức sản lượng Q thì doanh nghiệp có nhiều cách kết hợp K, L

Ví dụ: Q1= 85 thì 5K + 40L; 10K + 20L hoặc 15K + 10L Q2 = 105 thì 10K + 30L; 15K + 20L

Q3 = 120 thì 10K + 40L; 20K + 20L

a. Đường đồng lượng

Khái niệm: Đặc điểm kỹ thuật sản xuất được biểu diễn thành đường đồng lượng. Đường đồng lượng là tập hợp các khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào cho cùng một mức sản lượng.

Đặc điểm của đường đồng lượng:

- Là đường hypebon, dốc xuống về phía phải, có hệ số góc giảm dần, phản ánh tác động của quy luật năng suất cận biên giảm dần;

- Các đường đồng lượng không cắt nhau (theo chính định nghĩa về chúng).

B

Q3 = 120

Q2 = 105

Q1 = 85

A

Trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ kỹ thuật. Vì thế, DN có thể tuỳ ý thay đổi số và chất lượng cũng như phương cách phối hợp các đầu vào để có lượng đầu ra ra phù hợp ít với chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất. Theo đó, để có cùng lượng đầu ra, DN có thể có nhiều cách phối hợp đầu vào K và L. Khi biểu diễn điều này lên đồ thị , ta được các đường biểu diễn gọi là đường đồng lượng

K


20


15


10


10 20 30 40 L

Hình 2.28: Đường đồng lượng

Như vậy: Đường đồng lượng là đường có cùng mức sản lượng khi DN sử dụng các yếu tố đầu vào bằng nhiều cách khác nhau với một trình độ công nghệ nhất định.

Theo đó, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình mà DN nghiệp có thể thay thế yếu tố này bằng yếu tố khác( K; L) để có được cùng sản lượng mong muốn.

b. Tỷ suất thay thế cận biên về mặt kỹ thuật (MRTS)

Trong hình trên (đường đồng lượng) khi doanh nghiệp di chuyển từ A đến B trên đường đồng lượng Q = 85 (có nghĩa là giữ mức sản lượng không đổi), nó đã bỏ 5 đơn vị tư bản và tăng 20 đơn vị lao động. Mối quan hệ giữa lượng tư bản giảm (hoặc tăng) và lượng lao động biến đổi tăng (hoặc giảm) tương ứng, để giữ cho sản lượng không đổi được gọi là tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật, ký hiệu là MRTS.

Khái niệm: Tỷ suất thay thế cận biên về mặt kỹ thuật là tỉ lệ thay thế lẫn nhau giữa các yếu tố đầu vào khi sản xuất ra cùng một mức sản lượng. Đó là lượng đầu tư tăng thêm của một yếu tố đầu vào này để đủ bù đắp cho việc giảm một đơn vị yếu tố đầu vào khác trong khi sản lượng vẫn không đổi.

Nghĩa là muốn giảm đi một đơn vị lao động L thì cần tăng bao nhiêu đơn vị vốn K với điều kiện mức sản lượng Q không đổi và ngược lại.

MRST của L đối với K:

MRTS


L/ K

K MPL

L MPK

Hay:


MRTS


K / L

L

K

MRTS chính là độ dốc của đường đồng lượng.

c. Đường đồng phí

Khái niệm: là đường có cùng mức chi phí kết hợp các yếu tố đầu vào theo các cách khác nhau với một trình độ công nghệ nhất định.

Với tổng chi phí C để thuê lao động với giá (tiền lương) PL/đơn vị và tư bản với gia PK/đơn vị, ta có:

C = K * PK + L * PL => K = C/PK - (PL /PK) * L

Đẳng thức trên là phương trình đường đồng phí, có hệ số góc là PL/PK.

Điểm lựa chọn tối ưu khi kết hợp các yếu tố đầu vào:

- Khi kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau thì chi phí phải bỏ ra sẽ khác nhau.

Nhưng có một số cách kết hợp đó lại có mức chi phí như nhau.

- Khi phối hợp các đường đồng lượng với các đường đồng phí ta thấy có một số đường đồng lượng tiếp xúc với một số đường đồng phí, tiếp điểm của những đường này chính là điểm lựa chọn tối ưu khi kết hợp các yếu tố đầu vào (K; L) khi sản xuất ra cùng 1 mức sản lượng đầu ra. Tại các điểm này, chi phí sản xuất để sản xuất ra sản phẩm là thấp nhất. Nếu giá bán sản phẩm không thay đổi thì tại các điểm kết hợp K và L đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đạt mức cao nhất. (E) được gọi là điểm lựa chọn tối ưu hay còn gọi là điểm tối thiểu hoá chi phí sản xuất.

E

K


C/PK


0 C/PL L


Hình 2.29: Đường đồng lượng, đồng phí và điểm lựa chọn tối ưu


Tập hợp các điểm lựa chọn tối ưu là đường phát triển doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau ở mức lựa chọn khác nhau.

Đồng thời tại các điểm đó, độ dốc đường đồng lượng (MRTS) = Độ dốc đường đồng phí hay MPL/MPK = PL/PK hay MPK/PK = MPL/PL. Đây là quy tắc lựa chọn đầu vào tối ưu của DN khi sử dụng 2 đầu vào K và L

2.3.2. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận

2.3.2.1. Chi phí

a. Chi phí kế toán và chi phí kinh tế

- Chi phí kế toán (chi phí tính toán)

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí thường được hiểu là các phí tổn bằng tiền, mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Những chi phí này được ghi chép vào sổ kế toán và được gọi là chi phí kế toán. Chi phí kế toán là những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ tiền ra, có thể ghi chép được trên cơ sở những chứng từ.

Theo chế độ kế toán hiện hành các yếu tố chi phí bao gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu mua ngoài.

+ Chi phí thuê nhân công.

+ Khấu hao.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.

+ Chi phí khác bằng tiền.

- Chi phí kinh tế

Chi phí kinh tế là toàn bộ những khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh bao gồm cả chi phí kế toán toán và chi phí cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực.

Hay: Chi phí kinh tế = Chi phí kế toán + Chi phí cơ hội

b. Các loại chi phí ngắn hạn

* Chi phí cố định (FC) là chi phí không đổi theo mức sản lượng sản xuất kinh doanh, thậm chí khi Q = 0 doanh nghiệp vẫn phải chịu toàn bộ chi phí cố định. Ví dụ: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng sản xuất...

* Chi phí biến đổi (VC) là chi phí thay đổi theo mức sản lượng, thông thường chi phí biến đổi có thể thay đổi theo tỷ lệ hoặc không thay đổi theo tỷ lệ sản lượng đầu ra. Khi Q = 0 thì VC = 0. Ví dụ: chi phí nguyên nhiên vật liệu vật tư, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh, chi phí thuê lao động...

* Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để sản xuất ra khối lượng sản phẩm nhất định. (Tổng chi phí bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi: TC = FC + VC. Hay còn gọi là giá trị thị trường của toàn bộ các nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp đã sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hoá - dịch vụ.

Theo đồ thị dưới, TC = aQ3 + bQ2 + cQ + d

Điều kiện: a>0; c>0; b<0; 4ac>b2

TC

VC

FC

FC VC TC


0 Q

Hình 2.30: Hình dạng các đường FC, VC và TC


* Chi phí bình quân (AC): là chi phí tính bình quân trên 1 đơn vị sản phẩm.

Bao gồm 3 loại sau:

- Chi phí cố định bình quân (AFC) là chi phí cố định tính cho một đơn vị sản phẩm. AFC = FC/Q

- Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là chi phí biến đổi tính cho một đơn vị sản phẩm. AVC = VC/Q

- Tổng chi phí bình quân (ATC) là tổng chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm ATC = TC/Q hoặc ATC = AFC + AVC. Doanh nghiệp quan tâm đến ATC trong chừng mực nào đó gọi là giá thành sản phẩm. Tối thiểu hoá chi phí bình quân là điều kiện để đạt tối đa hoá lợi nhuận.

AFC là đường cong dốc về phía phải khi sản lượng tăng thì chi phí cố định càng nhỏ liên quan đến hiện tượng giảm phí theo quy mô sản xuất. Có nghĩa là trong thực tiễn thì doanh nghiệp phải triệt để khai thác năng lực sản xuất của tài sản cố định, quản lý doanh nghiệp, lao động,...

AVC là đường có dạng cong hình chữ U có đáy cực tiểu.

Khi doanh nghiệp tăng Q thì lúc đầu AVC giảm sau đó tăng lên, tại mức Q1 thì AVC min vì sau nó là đường năng suất trung bình của đầu vào biến đổi. Nó có 3 giai đoạn:

+ Giảm sản lượng, chi phí bình quân tăng

+ Đến điểm cực tiểu thì chi phí bình quân nhỏ nhất

+ Tăng sản lượng, chi phí bình quân giảm

Liên quan đến quy luật năng suất cận biên giảm dần khi doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi. AVC giảm dần năng suất cận biên tăng dần chi phí lao động tính trên 1 đơn vị sản phẩm giảm dần.

* Chi phí cận biên (MC)

- Khái niệm: Chi phí cận biên là chi phí tăng thêm (giảm đi) khi sản xuất, bán thêm (bớt đi) một đơn vị sản phẩm.

- Cách tính:

MC TC

Q

Trong đó: MC: Chi phí cận biên

TC: Tổng chi phí Q: Lượng sản phẩm

- Phương pháp tính cụ thể:

+ Nếu xác định được hàm chi phí là hàm của sản lượng: MC(Q) = (TC)Q’ = (VC)Q

+ Nếu không xác định được hàm chi phí:

MC TCi TCi1 VCi VCi1

i Q Q Q Q

i i1 i i1

Ví dụ 1: Ta có hàm tổng chi phí TC = Q2 + Q + 100 => AFC = 100/Q; AVC = Q + 1 ; ATC = Q + 1 + 100/Q ; MC = 2Q + 1

Ví dụ 2: Thể hiện ở Bảng 2.9

Bảng 2.9: Tính các giá trị chi phí bình quân và chi phí cận biên


Q

TC

AFC

AVC

ATC

MC

0

50

-

-

-


1

78

50

28

78

28

2

98

25

24

49

20

3

116

16,7

22

38,7

18

4

137

12,5

21,8

34,3

21

5

165

10

23

33

31

* Quan hệ giữa MC và ATC

- Nếu MC < ATC => ATC giảm vì chi phí cận biên là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.

- Nếu MC > ATC => ATC tăng

- Nếu MC = ATC => ATC min

Vậy muốn xác định xem ở mức sản lượng nào chi phí bình quân tính trên 1 đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất người ta chỉ việc cho MC = ATC để tìm ra mức sản lượng đó. MC cũng cắt AVC tại điểm AVCmin.

MC

ATCmin

ATC

AVC

AVCmin

AFC

Q

MC, ATC, AVC, AFC


Hình 2.31: Các đường chi phí bình quân và chi phí cận biên

Bài toán:

Chứng minh rằng MC cắt ATC, AVC tại điểm ATCmin, AVCmin hay MC = ATC sao cho Q: ATCmin

MC = AVC sao cho Q: AVCmin

+ Hàm ATCmin khi (ATC)'Q = 0 và (ATC)'' >0

+ Hàm AVCmin khi (ATC)'Q = 0 và (ATC)'' >0

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí