Sự Chưa Hoàn Chỉnh Của Hệ Thống Pháp Luật Về Đất Đai Và Khiếu Nại Về Đất Đai Tại Các Khu Công Nghiệp Hiện Nay

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất đã được pháp luật công nhận, dẫn tới nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà nước, nhấn mạnh việc tạo vốn từ quỹ đất mà chưa quan tâm đầy đủ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất tái định cư (thu hồi theo giá Nhà nước quy định quá thấp, giao đất tái định cư lại theo giá gần sát giá thị trường).

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi, thường chỉ nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để có được dự án, chưa chú ý những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cư, không có phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm như nơi ở cũ.

- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi, thường nhấn mạnh đến môi trường đầu tư, nóng vội giải phóng mặt bằng để giao đất, cho thuê đất. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tuy có tác động tích cực tới việc khuyến khích nhà đầu tư nhưng lại gây ra những phản ứng gay gắt của những người có đất bị thu hồi.

- Việc chưa điều chỉnh kịp thời giá đất cầu tính bồi thường khi Nhà nước thực hiện dự án có liên quan đến nhiều tỉnh hoặc việc cho người có nhu cầu sử dụng đất phát triển các dự án tự thỏa thuận bồi thường với người dân đang sử dụng đất, người được giao đất muốn giải phóng mặt bằng nhanh đã chấp nhận giá bồi thường cao hơn quy định của Nhà nước làm cho mức đền bù chênh lệch trên cùng một khu vực, từ đó phát sinh khiếu nại.

- Quy hoạch thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng trong nhiều trường hợp chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng,

tính khả thi thấp dẫn tới tình trạng thu hồi đất nhưng không sử dụng, sử dụng không có hiệu quả trong khi nông dân thiếu đất hoặc không còn đất sản xuất, đời sống khó khăn.

- Không chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như ra thông báo giải phóng mặt bằng mà không có quyết định thu hồi đất, không thông báo trước về kế hoạch, phương án thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi, cưỡng chế giải phóng mặt bằng trong khi chưa bố trí nơi tái định cư, quyết định thu hồi đất không đúng thẩm quyền, thu hồi đất để sử dụng vào mục đích trái quy hoạch đã được xét duyệt.

- Đối với một số dự án còn có tình trạng áp dụng pháp luật thiếu công bằng giữa những trường hợp có điều kiện tương tự.

- Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp nhiều nơi chưa cân nhắc, tính toán đồng bộ toàn diện dẫn đến trường hợp người dân bị thu hồi gần hết hoặc hết đất sản xuất, được đền bù bằng tiền (không có đất khác để giao), giá trị thấp, việc chuyển đổi nghề nghiệp là rất khó khăn do trình độ hạn chế dẫn đến thất nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn, phát sinh các tệ nạn xã hội và phát sinh ra khiếu kiện.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhiều nơi thực hiện không đúng chính sách, không đúng đối tượng, không đúng theo quy định sử dụng đất, việc giải tỏa, đền bù thiếu công khai, dân chủ, giá đền bù thấp hơn giá thị trường nhiều lần khiến người dân khó chấp nhận. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện bằng các quyết định hành chính mà không bảo đảm điều kiện phải đúng thẩm quyền, phù hợp với quy hoạch, mục đích sử dụng, đối tượng sử dụng, giá thị trường gây ra tham nhũng hoặc lãng phí dẫn tới hậu quả là quyền lợi từ đất đai được phân chia trái pháp luật, gây thất thoát cho Nhà nước, tạo lợi ích cho người có quyền quyết định và những người thân quen được hưởng lợi từ đất. Đáng chú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

ý đối với các dự án xây dựng các công trình sử dụng đất với diện tích lớn, thường triển khai chậm, xây dựng và thực hiện phương án giải tỏa đền bù kéo dài trong lúc chính sách đền bù có sự điều chỉnh gây ra chênh lệch về giá cả thanh toán nên phát sinh khiếu kiện gay gắt. Trong khi đó địa phương còn thu hồi diện tích đất tự nhiên nhiều hơn dự án được duyệt để dư ra bán mặt bằng cho người sử dụng có nhu cầu cao và nhiều tiền, tính giá đền bù thấp đem theo đấu thầu bán lại với giá cao gây bất bình, khiếu kiện kéo dài và phức tạp.

Thứ chín, về phía người đi khiếu nại, một bộ phận do thua thiệt về lợi ích, khiếu nại để được giải quyết là chính đáng nhưng có một bộ phận do không hiểu biết pháp luật hoặc ham lợi bị người xấu kích động, bọn "cò mồi" lũng loạn nên có đòi hỏi không chính đáng, cố tình theo đuổi khiếu nại.

Giải quyết khiếu nại về đất đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang - 7


2.3. Những tồn tai

, hạn chế trong giải quyết khiếu nại về đất đai

tại các khu công nghiêp

củ a cá c cơ quan hành chính ở tỉnh Bắ c Giang


Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tỉnh, hệ thống cơ quan thanh tra trên toàn quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung và đất đai tại các khu công nghiệp đã giải quyết được khối lượng lớn đơn thư khiếu nại của công dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tuy vậy, việc giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp còn có những tồn tại, hạn chế. Những hạn chế, khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp có nguồn gốc sâu xa bắt nguồn từ những nguyên nhân khiếu nại. Những phức tạp về quan hệ đất đai do lịch sử để lại, do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, quản lý đất đai chưa tốt, người sử dụng đất chưa thực sự hiểu biết pháp luật, nhu cầu về đất tăng, đất có giá, nguồn lợi từ đất lớn… tất cả những vấn đề đó chi phối và làm hạn chế kết quả khiếu nại về đất. Tuy vậy có thể chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp như sau:

Một là, khiếu nại của công dân không được giải quyết kịp thời, thời gian giải quyết kéo dài, đây là hạn chế phổ biến ở nhiều địa phương và các cấp ngành, vi phạm thời gian giải quyết khiếu nại được quy định ở luật khiếu nại tố cáo. Đơn thư khiếu nại về đất còn tồn đọng khá nhiều.

Hai là, trong quá trình xem xét, xác minh, kết luận còn có hiện tượng chủ quan, chưa sâu sát dẫn đến quyết định giải quyết khiếu nại thiếu khách quan, chính xác, không phù hợp với quy định của pháp luật đất đai hoặc quyết định giải quyết khiếu nại thiếu tính khả thi ở thực tế.

Ba là, còn những trường hợp giải quyết khiếu nại không đúng thẩm quyền, ngược lại có những vụ việc đúng thẩm quyền nhưng lại không ra quyết định giải quyết mà ban hành văn bản trả lời cho người đi khiếu nại.

Bốn là, nhiều vụ việc giải quyết chưa dứt điểm, chưa thấu tình đạt lý, quan điểm giải quyết ở các ngành, địa phương thiếu thống nhất nên có những vụ việc giải quyết đến hai lần nhưng nội dung kết luận lại trái ngược với nhau gây bức xúc cho người đi khiếu nại.

Năm là, tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đúng quy định của pháp luật còn chậm, chưa nghiêm túc.

Sáu là, thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất chưa đầy đủ, né tránh đối thoại với người đi khiếu nại, chưa quan tâm đúng mực tới việc tiếp dân, chưa coi đây là công việc nhằm phát huy dân chủ cơ sở, đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại có hiệu quả.

Bảy là, khi giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp, nhất là các vụ việc liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất còn thiếu dân chủ, công bằng, công khai, có hiện tượng giải quyết áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính.

Mặt khác, trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, chính sách pháp luật có nhiều thay đổi làm phát sinh nhiều mối quan hệ xã hội mới

tác động đến đời sống nhân dân. Trong khi đó dân chủ được mở rộng hơn trước, ý thức làm chủ của người dân được phát huy mạnh mẽ. Vì vậy, khi quyền lợi bị xâm phạm hoặc do chưa nhận thức đúng đắn, nhiều người dân đã khiếu nại đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (theo thống kê kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2010 của tỉnh Bắc Giang cho thấy có khoảng từ 50- 60% vụ việc khiếu nại được giải quyết là đúng hoặc có đúng có sai). Từ thống kê này chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân cơ bản sau đây.

2.3.1. Sự chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai và khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp hiện nay

Pháp luật khiếu nại và tố cáo đã tạo ra cơ chế pháp lý tương đối đầy đủ cho việc giám sát thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo, xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, pháp luật về khiếu nại tố cáo hiện nay cũng bộc lộ nhiều điểm yếu làm hạn chế đến hiệu lực hiệu quả của pháp luật về khiếu nại.

Thứ nhất: Phạm vi điều chỉnh của Luật còn hẹp. Trong phần lý luận về quyền khiếu nại đã chỉ ra rằng về nguyên tắc các cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền khiếu nại bất kỳ một quyết định cá biệt, hành vi công vụ nào xâm phạm trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Song về mặt pháp luật thực định, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 lại xác định một phạm vi đối tượng khiếu nại quá hẹp. Theo quy định của Luật thì công dân, cơ quan, tổ chức hành chính; cán bộ, công chức chỉ có quyền khiếu nại các quyết định kỷ luật cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Việc quy định đối tượng quyền khiếu nại như vậy là không phù hợp với thực tiễn và trong một chừng mực nhất định có thể Luật khiếu nại, tố cáo chưa phản ánh hết tư tưởng của Hiến pháp năm 1992. Khi hiến pháp 1992 quy định "Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về

những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào…", trong khi đó Luật khiếu nại, tố cáo quy định đối tượng quyền khiếu nại chỉ là các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Quyết định hành chính là đối tượng của quyền khiếu nại phải là:

- Về hình thức: bằng văn bản

- Về chủ thể ban hành: là các cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính

- Về nội dung: là quyết định cá biệt

Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn thì quyết định thi hành chỉ còn được thể hiện dưới dạng văn miệng và các hình thức khác (ký hiệu, tín hiệu…); Trong nhiều trường hợp các quyết định hành chính bằng miệng cũng xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức (như khám nhà, khám phương tiện mà không có quyết định bằng văn bản) và theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo thì các công dân, tổ chức không thể khiếu nại được.

Mặt khác, ngoài các cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính có quyền ban hành các quyết định hành chính có rất nhiều các chủ thể khác có quyền ban hành các quyết định hành chính (các cơ quan nhà nước như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân).Ví dụ: Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa, chấp hành viên thi hành án dân sự có quyền xử phạt hành chính. Nếu theo Luật khiếu nại, tố cáo thì trường hợp này cũng không khiếu nại được. Luật khiếu nại, tố cáo sử dụng thuật ngữ "Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính" nhưng lại không chỉ rõ ai là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính. Với các quy định như vậy sẽ dẫn đến nhận thức là chỉ có các quyết định hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước mới là đối tượng của quyền khiếu nại, còn quyết định hành chính của những người khác thì không phải là đối tượng của quyền khiếu nại. Tuy

nhiên, trường hợp người không có thẩm quyền mà vẫn ban hành các quyết định hành chính thì quyết định đó là quyết định bất hợp pháp (quyết định vô quyền), do vậy tất yếu nó sẽ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vì vậy, việc Luật Khiếu nại, tố cáo gạt loại quyết định này ra ngoài càng làm cho phạm vi điều chỉnh luật bị hẹp đi.

Đối với các quy định về hành vi hành chính cũng tương tự như vậy. Luật Khiếu nại, tố cáo xác định hành vi hành chính là đối tượng của quyền khiếu nại phải là hành vi của cơ quan hành chính, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính. Trên thực tế, hành vi hành chính còn do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo ủy quyền của Nhà nước như hành vi của đội thanh niên cờ đỏ, đội an ninh khu phố… Mặt khác, thực tiễn trong những năm gần đây cho thấy trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn thành lập các tổ công tác liên ngành như: đoàn kiểm tra, đoàn thanh tra liên ngành, ban giải phóng mặt bằng… Các tổ chức này cũng ban hành nhiều quyết định hành chính, thực hiện nhiều hành vi hành chính song khiếu nại, tố cáo trong trường hợp này chưa được Luật Khiếu nại, tố cáo cũng như các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đề cập đến.

Thứ hai: Các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại vẫn chưa đầy đủ, chi tiết. Thực chất Luật khiếu nại, tố cáo mới chỉ quy định về giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong khi các quy định về khiếu nại trong hoạt động tư pháp chưa cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở mức chung chung.

Thứ ba: Các quy định về khiếu nại và giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn có trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai cũng có những điểm khác nhau giữa pháp luật đất đai và Luật Khiếu nại, tố cáo; về việc thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng còn có sự khác nhau giữa Luật Xây dựng và Luật Đất đai; về tính hợp luật của các loại hợp đồng, giấy tờ chuyển quyền

sử dụng đất trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành có sự khác nhau giữa Luật Đất đai và Luật dân sự… và quy định về việc khiếu nại ngoài các quy định nằm ở Luật khiếu nại, tố cáo còn nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác với các quy định không thống nhất với nhau, đôi khi mâu thuẫn chồng chéo nhau dẫn tới việc khó áp dụng luật vào thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa Luật Đất đai và Luật Khiếu nại, tố cáo mặc dù đã được sửa đổi nhiều lần nhưng đến nay hai luật này vẫn không thống nhất về nội dung giải quyết khiếu nại. Ví dụ, Luật khiếu nại, tố cáo không có quyết định hành chính giải quyết cuối cùng mà mọi khiếu nại đều được khởi kiện ra Tòa án nhân dân, trong khi đó Luật đất đai năm 2003 lại có quyết định hành chính giải quyết cuối cùng mà sau đó không được khởi kiện ra Tòa án nhân dân… Tình trạng pháp luật như vậy đã dẫn đến cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật của các cơ quan hành chính cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Ngoài ra, thời hiệu khiếu nại và thời gian giải quyết khiếu nại trong nhiều văn bản, kể cả trong Luật Đất đai năm 2003 cũng không thống nhất với nhau và không thống nhất với Luật Khiếu nại, tố cáo cụ thể:

Một là, theo Luật Đất đai 2003, thời hạn khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày, so với Luật khiếu nại, tố cáo thì thời hạn này là khá ngắn vì Luật khiếu nại, tố cáo quy định thời gian khiếu nại lần đầu là 90 ngày, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo trong thời hạn là 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Mặt khác, Luật Đất đai năm 2003 không quy định việc cho phép kéo dài thời hạn khiếu nại đối với các trường hợp thuộc vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn như Luật khiếu nại, tố cáo. Như vậy, thời hạn khiếu nại ở Luật Đất đai năm 2003 là quy định chung cho tất cả các trường hợp mà không có ngoại lệ như quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 16/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí