khẳng định "tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" [21].
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra:
Nhà nước pháp quyền là nhà nước của dân, do nhân dân và vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ,công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật [22].
Quyền khiếu nại là việc công dân thực hiện quyền tự vệ chính đáng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của Nhà nước, của tập thể. Việc công dân sử dụng quyền khiếu nại để khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định là thể hiện tính tối cao của pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh đồng thời là hình thức phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Mặt khác, thông qua khiếu nại và giải quyết khiếu nại, công dân và các cơ quan nhà nước phát hiện ra những vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước, những hạn chế, chính sách pháp luật, những khiếm khuyết trong hoạt động của bộ máy nhà nước giúp bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, hoạt động có hiệu quả.
Như vậy để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam thì việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng phải theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại, phát huy quyền dân chủ của nhân dân.
3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
3.3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại các khu công nghiệp
Mặc dù là một đạo luật lớn đã được sửa đổi, bổ sung nhưng trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc sửa đổi cơ chế chính sách đất đai cho phù hợp với thời kỳ hội nhập là điều có ý nghĩa to lớn nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở nước ta hiện nay. Việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai đang là vấn đề được Nhà nước và xã hội quan tâm đồng thời cũng là một biểu hiện cụ thể của quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trước tình hình thế giới đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. Cũng cần thấy rằng việc sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý và sử dụng đất đai từ những lần sửa đổi trước chưa giải quyết được toàn bộ những vướng mắc đang đặt ra trong thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại về đất đai hiện nay nhưng nó đã tạo bước đệm quan trọng trong quá trình đổi mới cơ chế giải quyết các vấn đề về đất đai ở Việt Nam. Nhiều năm qua, khi nghiên cứu về thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai chúng ta đã nhận thức rõ nhiều nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan, những vấn đề thuộc về cơ chế pháp luật cũng như quá trình tổ chức thực hiện.
Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Quyền khiếu nại là một công cụ hữu hiệu để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đứng trên quan điểm về nhà nước pháp quyền thì đó còn là cơ chế hữu hiệu để kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm cho các quyền lực đó thuộc về người chủ đích thực của nó là nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Tinh Thần Trá Ch Nhiêm Của Cá C Cơ Quan Hành Chính Ở Tỉnh
- Ý Thức Pháp Luật Của Một Bộ Phận Nhân Dân Về Sử Dụng Quyền
- Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Khiếu Nại Và Giải Quyết Khiếu Nại
- Giải quyết khiếu nại về đất đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang - 12
- Giải quyết khiếu nại về đất đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Từ việc tổng kết thực hiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định hiện hành có thể thấy những điểm bất cập trong các quy định của pháp luật về đất đai cần sửa đổi, bổ sung tập trung vào các vấn đề sau:
Một là, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật có liên quan đến đất đai và bất động sản nhằm đảm bảo tính thống nhất, phù hợp; rà soát để bổ sung, sửa đổi những điểm bất cập, chồng chéo giữa Luật đất đai và các luật có liên quan như Luật Nhà ở, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Dân sự, Luật Xây dựng… tiếp tục ban hành những văn bản hướng dẫn triển khai thi hành Luật Đất đai còn thiếu trên cơ sở đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận và giải quyết xong cơ bản các tồn tại lịch sử về đất đai.
Hai là, cơ chế, chính sách, pháp luật thường xuyên thay đổi, nhất là trong vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất ở… dẫn đến nhiều khiếu kiện, nhiều vụ việc do lịch sử để lại không thể giải quyết được trong khi chúng ta lại không có thái độ rõ ràng, xử lý còn chưa thống nhất và không ít trường hợp lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi, mặt khác nhiều quyết định giải quyết đúng pháp luật nhưng không được thực hiện, kể cả do người khiếu nại và cơ quan bị khiếu nại nhưng trên cả là chúng ta không có cơ chế để bảo đảm việc thi hành.
Ba là, sự không thống nhất, thậm chí mâu thuẫn, xung đột nhau giữa các quy định về giải quyết khiếu nại hành chính nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng đã gây khó khăn cho quá trình thụ lý và giải quyết khiếu nại hành chính, làm chậm và kéo dài thời gian xử lý gây bức xúc trong nhân dân. Luật Khiếu nại, tố cáo tuy có quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền thời hạn giải quyết khiếu nại chung nhưng nhiều đạp luật chuyên ngành khác lại có quy định riêng rất khác nhau và cũng khác quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Điều đó gây ra tình trạng thiếu thống nhất, chưa đồng bộ trong quá trình áp dụng pháp luật của chính các cơ quan nhà nước khi giải quyết các vụ việc cụ thể nhất là trong lĩnh vực đất đai, nhà cửa.
Bốn là, tiếp tục nghiên cứu nhằm vận dụng các nhân tố hợp lý của nguyên tắc tranh tụng để áp dụng vào quá trình giải quyết khiếu nại hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước và tiếp tục nghiên cứu các mô hình tổ chức tài phán hành chính để làm sao chúng ta có một hệ thống cơ quan tài phán hành chính vừa văn minh, vừa phù hợp với thực tiễn nước ta.
Năm là, tiếp tục nghiên cứu nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của từng yếu tố trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai đồng thời tiếp tục nghiên cứu nhằm tạo sự linh hoạt và mềm dẻo trong cơ chế phối hợp giữa các yếu tố của hệ thống các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính về đất đai với các thiết chế liên quan trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
Giải quyết tốt những vấn đề trên sẽ là điều kiện quan trọng để làm giảm số vụ việc khiếu nại hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp, giảm tình trạng khiếu nại đông người, khiếu nại vượt cấp… tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền khiếu nại góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế, kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước.
3.3.2. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan hành chính với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cấp ủy Đảng, Ban quản lý khu công nghiệp... trong giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp
Một giải pháp để giải quyết khiếu nại về đất có hiệu quả là có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, Ban Quản lý khu công nghiệp... Để tránh chồng chéo và thống nhất nhận thức về pháp luật và biện pháp xử lý khiếu nại nhất là đối với các vụ việc phức tạp, những điểm nóng khiếu nại đông người, trước hết cần phải có sự phối hợp giữa Thanh tra tỉnh với ngành địa chính ở các cấp từ trung ương đến địa phương. Để phối hợp tốt Nhà nước cần có các quy định cụ thể về hình thức, biện pháp, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan khi phối hợp.
Tình trạng khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp trong thời gian qua là rất gay gắt, có nơi đã trở thành điểm nóng tạo áp lực với chính quyền, ảnh hưởng đến trật tự an ninh toàn xã hội. Thành công trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai thời gian qua rất lớn. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã tham gia chỉ đạo, giải quyết và có sự phối hợp chặt chẽ. Các cơ quan dân cử thường xuyên tiếp dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại về đất đai của đương sự, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết thông qua việc chuyển đơn, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại đất đai của các cơ quan từ trung ương đến địa phương, chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kỳ họp.
Giữa các cơ quan chức năng của Nhà nước với Ủy ban nhân dân các cấp cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ, cơ quan chuyên môn cấp trên giúp Ủy ban nhân dân ở cơ sở về nhận thức pháp luật để xử lý các vụ việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân, đồng thời Ủy ban nhân dân thông qua bộ máy quản lý của mình giúp cơ quan cấp trên thu thập thông tin, tài liệu để giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan chức năng cấp trên. Sự phối hợp chặt chẽ đó đảm bảo tính thống nhất khi xử lý các vụ việc, tránh phiền hà cho người đi khiếu nại và nhanh chóng giải quyết dứt điểm khiếu nại.
Phối kết hợp giữa cơ quan chức năng nhà nước, chính quyền các cấp với các tổ chức đoàn thể quần chúng, Ban quản lý khu công nghiệp. Các tổ chức chính trị, chính trị xã hội và các đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội nông dân, hội phụ nữ các cấp, các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình, Ban Quản lý các khu công nghiệp… có vai trò quan trọng trong giải quyết khiếu nại về đất đai. Một mặt bảo đảm tính dân chủ, công khai, mặt khác cũng bảo đảm khách quan của quyết định giải quyết về đất. Các cơ quan chức năng khi giải quyết khiếu nại cần chủ động phối hợp với các tổ chức đoàn thể. Các tổ chức đoàn thể thì theo chức năng, vai trò của mình giúp các cơ quan chức năng cũng như chính quyền vận động, tuyên truyền, giải thích,
thuyết phục quần chúng, giải tỏa bức xúc của người đi khiếu nại, hướng dẫn thực hiện quyền khiếu nại đúng pháp luật, vạch rõ, ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực của người đi khiếu nại. Tác dụng quan trọng nữa của sự phối hợp là đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của quần chúng đối với việc giải quyết khiếu nại của các cấp thẩm quyền. Tuy nhiên cũng cần tránh hiện tượng giải quyết theo kiểu "hội đồng" né tránh trách nhiệm, đùn đẩy, kéo dài việc giải quyết, đồng thời phải ngăn ngừa chấm dứt hiện tượng cò mồi. Hiện tượng can thiệp trái thẩm quyền vào việc giải quyết khiếu nại.
Việc phối hợp giữa các cơ quan hành chính trong giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ giữa cơ quan giải quyết khiếu nại cấp trên và cơ quan giải quyết khiếu nại cấp dưới. Qua thực tiễn phối hợp giải quyết khiếu nại hành chính về đất của các cơ quan có thẩm quyền như Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường… từ năm 2003 đến nay đã thấy rõ ưu điểm, nhược điểm của việc phối hợp giữa các cơ quan hành chính trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại các khu công nghiệp. Ưu điểm của việc phối hợp là đã phát huy vai trò và sức mạnh quần chúng, có sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính để giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp. Tồn tại hiện nay là chưa có sự thống nhất về trình tự, thủ tục và tiêu chí đề ra, xác minh để tạo được sự thống thất trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai dẫn đến tình trạng tổ chức giải quyết khiếu nại về đất đai theo tư duy riêng và cơ quan giải quyết khiếu nại tiếp theo ít kế thừa được thành quả điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan cấp dưới để giải quyết cùng một vụ việc khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp, gây lãng phí về thời gian, kinh phí và đôi khi mâu thuẫn trong kết quả giải quyết do thông tin điều tra, xác minh không thống nhất. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, đồng bộ cùng với nhận thức pháp luật chưa thống nhất, cũng gây khó khăn nhất định cho việc phối hợp giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Về nguyên tắc khiếu nại, cơ quan giải quyết khiếu nại cấp trên có quyền phủ
quyết quyết định khiếu nại của cơ quan cấp dưới nếu nội dung giải quyết khiếu nại của cấp dưới không phù hợp với quy định của pháp luật nhưng cơ quan cấp trên cần có sự phối hợp, thống nhất, bàn bạc cùng cơ quan cấp dưới trước khi ban hành quyết định giải quyết để bổ sung, rút kinh nghiệm và chỉ đạo tốt hơn đồng thời nhận được thông tin phản hồi của cơ quan cấp dưới nhằm chính xác hóa quyết định của mình. Tuy nhiên, trong thực tế sự phối kết hợp này làm chưa thực tốt, dẫn đến một số trường hợp cấp dưới có sự phản ứng đối với quyết định giải quyết của cấp trên, gây ảnh hưởng đến lòng tin của đương sự đối với cơ quan thực thi pháp luật, dẫn đến tình trạng một số nơi kỷ luật hành chính chưa được thực hiện nghiêm. Có những vụ việc cùng một cơ quan giải quyết nhưng ban hành nhiều quyết định có nội dung chưa thống nhất, thậm chí trái ngược nhau làm cho tình hình khiếu nại trở nên phức tạp hơn.
Thực tế trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2010 các Sở Tài nguyên và Môi trường đã có chủ trương phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp để tạo được sự thống nhất trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai. Năm 2010, các Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập nhiều đoàn công tác giải quyết khiếu nại về đất đai xuống các địa phương có tình hình khiếu kiện phức tạp cùng Ủy ban nhân dân các huyện giải quyết. Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quy chế hoạt động của đoàn, phối hợp chặt chẽ với địa phương theo quy trình: chuyển danh sách vụ việc cần giải quyết xuống Ủy ban nhân dân cấp huyện để Ủy ban nhân dân cấp huyện cho tập hợp thông tin, tư liệu phục vụ việc giải quyết của đoàn; Đoàn cùng chính quyền địa phương tiếp các bên để lấy thông tin và yêu cầu nguyện vọng của người khiếu nại. Những vụ việc mà thông tin đương sự cung cấp trùng với thông tin trong hồ sơ giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện và quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện đúng pháp luật thì giải thích và công bố kết quả giải quyết với đương sự ngay trong buổi tiếp dân. Đoàn công tác của Sở trong đó có thành viên là cán bộ, công chức chuyên ngành của Ủy
ban nhân dân tỉnh hoặc các ban, ngành liên quan của tỉnh tham gia xuống cơ sở rà soát thông tin, tài liệu liên quan đến vụ khiếu nại để chính xác hóa và bổ sung thông tin (nếu thấy cần thiết), sau đó bàn bạc, thống nhất nội dung giải quyết. Lãnh đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện để thống nhất nội dung giải quyết và nghe phản ánh về khó khăn, thuận lợi của địa phương, cùng bàn bạc thống nhất các biện pháp giải quyết. Đối với những quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện có sai sót thì Ủy ban nhân dân tỉnh tự ra quyết định sửa đối, đối với những quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết đúng pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ ra quyết định hoặc văn bản để trả lời đương sự.
Với biện pháp phối hợp như vậy, từ năm 2003 đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường đã cùng các địa phương giải quyết hàng trăm vụ khiếu nại về đất đai. Điều này cho thấy có biện pháp phối hợp tốt không những đẩy nhanh được tiến độ giải quyết khiếu kiện, bảo đảm thực thi đúng pháp luật mà còn bảo đảm tính khả thi thi hành các quyết định.
Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất có vai trò to lớn, ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả giải quyết. Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội … trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp là hết sức bức thiết.
3.3.3. Nâng cao đời sống, ý thức pháp luật cho nhân dân, tăng cường thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn các khu công nghiệp
Thực tiễn những năm qua cho thấy, mặc dù Luật Khiếu nại, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác đã thực sự trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân trong đó có quyền khiếu nại về đất đai. Trên cơ sở pháp lý đó, đa số các cơ quan tổ chức, công dân đã xác định được phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, thực hiện đúng các quy