Thực Trạng Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Tại Các Khu Công Nghiệp

Chương 2‌


THƯC

TRAN

G PHÁ P LUÂT

VÀ THƯC

TIỄN GIẢ I QUYẾ T

KHIẾ U NAI

̀ ĐẤ T ĐAI TAI

CÁ C KHU CÔNG NGHIÊP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

CỦA CÁC CƠ QUAN HÀ NH CHÍNH NHÀ NƯỚ C

TRÊN ĐIA

Giải quyết khiếu nại về đất đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang - 5

BÀ N TỈNH BẮ C GIANG


2.1. Thực trạng pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp

Bắc Giang là tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản. Địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu.

Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21 độ 07 phút đến 21 độ 37 phút vĩ độ bắc; từ 105 độ 53 phút đến 107 độ 02 phút kinh độ đông; cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố. Trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động); 229 xã, phường, thị trấn.

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Với lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hình thành nhiều khu công nghiệp như: khu công nghiệp Quang Châu, khu công nghiệp Vân Trung, khu công nghiệp Đình Trám, khu công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng, khu công nghiệp Việt Hàn, cụm công nghiệp Đồng Vàng, cụm công nghiệp Đình Trám. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, các khu công

nghiêp đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp và kinh

tế-xã hội của tỉnh. Các khu công nghiêp đã trở thành nhân tố quan trọng

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tăng trưởng kinh tế

nhanh và trở thành nhân tố quyết định quá trình công nghiêp

hóa , hiên

đaị hóa

của tỉnh. Sự phát triển của các khu công nghiêp đã tham gia vào việc phân bố,

điều chỉnh lại không gian kinh tế-xã hội của tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều.


Các khu công nghiêp đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong

và ngoài nước, các dự án FDI lớn gần đây chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông, công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia có thương hiệu khu vực và toàn cầu, các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu, tạo giá trị gia tăng cao. Đây chính là cơ sở để Bắc Giang xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn trong thời gian tới, mà trọng tâm là ngành công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biến công nghệ cao.

Bên cạnh những thành công về kinh tế, các khu công nghiêp còn tham

gia, đóng góp tích cực vào tổ chức đời sống xã hội. Với việc thiết lập mô hình

khu công nghiêp , đô thị đã góp phần hình thành các khu đô thị mới gắn với

phát triển cụm công nghiệp, làng nghề và kiến tạo bộ mặt nông thôn mới. Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ văn hóa, thể thao… góp phần bảo đảm cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội.

Với sự tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, tốc độ phát triển các khu công nghiệp, đô thị hóa nhanh dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai và các nguồn

tài nguyên ngày càng lớn, đất đai trở nên có giá trị và được người dân quan tâm hơn bao giờ hết. Đây cũng là lí do khiến cho tình hình khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng tại các khu công nghiệp hết sức phức tạp, nhiều vụ việc khiếu nại về đất đai đông người, vượt cấp sau khi huyện, tỉnh đã giải quyết còn khiếu nại tiếp đến Trung ương.

Về thưc

traṇ g pháp luât

giải quyết khiế u naị về đất đai taị các khu

công nghiêp , với quan điểm duy vật lịch sử, cần phải xem xét, đánh giá sự

hình thành và phát triển của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại và giải quyết khiếu nại qua các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử nhất định để từ đó đánh giá được thực trạng, ưu điểm, nhược điểm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính nói chung và khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp nói riêng ở mỗi giai đoạn và xu hướng vận động của nó. Trên cơ sở đánh giá tổng thể có thể chọn lọc được những ưu điểm, nhược kinh nghiệm trong lịch sử pháp luật về khiếu nại hành chính để tiếp thu, kế thừa, bổ sung vào pháp luật khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn hiện nay. Với cách tiếp cận này, có thể chia sự hình thành và phát triển của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta trong lĩnh vực đất đai làm hai giai đoạn như sau:


2.1.1. Giai đoan đai năm 2003)

trướ c năm 2003 (thời điểm khi ban hành Luât

Đất

Ngay từ những ngày đầu của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng đến biện pháp bảo đảm quyền khiếu nại của nhân dân, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước bằng cách thành lập Ban thanh tra nhân dân với chức năng giúp Chính Phủ nhận và giải quyết đơn khiếu nại của nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì "người dân có oan mới phải khiếu nại với chính quyền, hay có khi người ta chưa hiểu rõ chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước mới có thắc mắc". Vì vậy thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ là trách nhiệm, bổn phận của chính

quyền nhân dân mà qua đó còn kịp thời phát hiện sai sót, hạn chế để sửa chữa, uốn nắn những chính sách của Đảng, pháp luật của Bhà nước cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định từ Hiến pháp 1959 đến Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001. Trong Hiến pháp 1946 chưa có quy định cụ thể về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân mà đến Hiến pháp 1959 tại Điều 29 mới quy định cụ thể:

Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền khiếu nại, tố cáo với bất cứ cơ quan nhà nước nào của Nhà nước về những việc làm vi phạm pháp luật của cán bộ và nhân viên cơ quan nhà nước. Người bị thiệt hại do các hành vi trái pháp luật gây ra có quyền được bồi thường [29].

Trên cơ sở Hiến pháp 1959, hàng loạt các văn bản dưới luật được ban hành nhằm đảm bảo cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và ngày càng được cụ thể hóa trong các Hiến pháp sau này (Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001). Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 1992 về quyền khiếu nại của công dân, năm 1998 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan có thẩm quyền cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân thực hiện quyền khiếu nại (trong đó có các khiếu nại liên quan đến đất đai) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có quyết định hoặc hành vi trái pháp luật của các cơ quan nhà nước xâm hại.

2.1.2. Giai đoan

̀ sau khi ban hành Luât

Đất đai năm 2003


Luật Đất đai cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Đây là một trong những đạo luật thu hút được sự quan tâm

nhiều nhất của nhân dân, với một hệ thống quy phạm khá hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể, rõ ràng, đề cập đến nhiều quan hệ đất đai (kể cả những vấn đề của lịch sử rất phức tạp mà trước đây thường né tránh hoặc bỏ qua) phù hợp với thực tế, đặc biệt đã thể hiện quan điểm đổi mới, phù hợp với cơ chế thị trường và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Pháp luật về đất đai đã tạo ra khung pháp lý mang tính khả thi cao, thuận lợi cho công tác quản lý được đông đảo nhân dân đồng tình.

Từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai có nhiều chuyển biến rõ rệt và ngày càng đi dần vào nề nếp. Số vụ vi phạm pháp luật về đất đai đã giảm hẳn, đã khắc phục được cơ bản tình trạng đầu cơ đất kéo dài trong nhiều năm trước đó; tạo cơ sở pháp lý trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai.

Hệ thống pháp luật về đất đai luôn được sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống. Từ tháng 10/2004 đến tháng 11/2005, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định để thi hành Luật Đất đai bao gồm các Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai; Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung và đất đai tại các khu công nghiệp nói chung. Đến nay, Chính phủ đã ban hành 13 Nghị định, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác ở Trung ương đã ban hành hơn 200 văn bản, trong đó có 65 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và hơn 150 văn bản liên quan đến pháp luật đất đai.

Trên cơ sở những quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nói chung và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang nói riêng đã ban hành theo thẩm quyền hầu hết 6 loại văn bản quy định cụ thể về giá đất, về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; về hạn mức giao đất ở; về hạn mức công nhận đất ở cho đất có vườn, ao gắn với nhà ở; về thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lập kế hoạch cụ thể để triển khai thi hành pháp luật về đất đai.


2.2. Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai tai

cá c

khu công nghiêp

ở tỉnh Bắ c Giang


Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại về đất đai nói chung và khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp nói riêng luôn là vấn đề bức bách được chính quyền, nhân dân tỉnh Bắc Giang quan tâm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại về đất đai chiếm số lượng lớn, khoảng 80% so với các khiếu nại, tố cáo trong cả tỉnh, có những huyện, thành phố riêng về đất đai chiếm số lượng lớn, phức tạp, đông người như tại xã Song Mai, xã Dĩnh Kế, xã Tân Mỹ thành phố Bắc Giang; xã Tiền Phong huyện Yên Dũng; xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa; Thị trấn Nếnh, xã Vân Trung huyện Việt Yên...

Tình hình khiếu nại trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở tỉnh, ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan ở tỉnh hàng năm cao. Nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, dựng lều trại, kéo đến các cơ quan chính

quyền, Đảng,… nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu. Số lượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội đảng các cấp, có nơi công dân tập trung huy động phụ nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường thì từ năm 2005 đến năm 2010, Sở đã nhận được 895 đơn thư khiếu nại, trong đó có 757 đơn trong lĩnh vực đất đai, chiếm 84%, trong đó có 36 đơn khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp chiếm 4,7%. Các khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp tuy số lượng không nhiều song tính chất của các vụ việc hết sức phức tạp. Các khiếu nại liên quan đến đất đai tại các khu công nghiệp thường thấy như: đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm cho con em bị thu hồi đất…

2.2.1. Tình hình khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang

Thời gian vừa qua, tình hình khiếu nại trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp nói riêng rất phức tạp và đa dạng, diễn ra gay gắt ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Việt Yên, Yên Dũng, thành phố Bắc Giang... Quy mô của các vụ khiếu nại từ một cá nhân đến tập thể đông người, từ một vài người đến hàng trăm người.

Theo báo cáo của Thanh tra tỉnh Bắc Giang thì trên địa bàn tỉnh các vụ khiếu nại từ năm 2005 đến năm 2010, cứ năm sau tăng hơn năm trước từ 5 đến 15%. Đặc biệt là trong những năm 2007, 2009, 2010 năm sau tăng hơn năm trước là 15%.

Tính chất của các khiếu nại ngày càng phức tạp hơn, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề đất đai tại các khu công nghiệp. Việc khiếu nại có sự tham gia của nhiều tầng lớp dân cư

khác nhau bao gồm cả các cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, các đảng viên cũng tham gia khiếu nại. Tính chất khiếu nại còn phức tạp ở chỗ khiếu nại đông người được tiến hành có tổ chức, có bộ phận chỉ đạo điều hành hoặc công khai, hoặc đứng đằng sau.

Nhiều vụ khiếu nại kéo dài, người khiếu nại tập trung đến trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp, các công ty, các doanh nghiệp, thậm chí dựng lều, trại...gây sức ép đối với chính quyền địa phương.

Theo báo cáo của Sở Tài Nguyên Môi trường năm 2005 tổng số đơn thư khiếu nại của Sở tăng 1,1 lần so với năm 2004, trong đó có 84% đơn thư khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai, trong đó có khoảng 50% đơn thư khiếu nại của công dân về nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng bồi thường chưa thỏa đáng, 35% đơn thư đòi lại đất cũ, tranh chấp đất cũ. Đặc biệt, trong năm có 03 vụ khiếu nại về đất đai tại các khu công nghiệp. Hơn 80% các quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố là phù hợp với quy định của pháp luật, hơn 10% các quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban dân dân các huyện, thành phố phải điều chỉnh, bổ sung, số còn lại là những quyết định giải quyết khiếu nại chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác do Thanh tra sở chủ trì đi thẩm tra, xác minh giải quyết các vụ việc đạt hiệu quả cao.

Cũng theo báo cáo tổng kết của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2006, số đơn thư công dân gửi đến sở là 100 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, trong đó số lượt đơn thư do sở tiếp nhận là 38 đơn, số đơn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Tài nguyên - Môi trường là 58 đơn, số đơn của năm 2005 chuyển sang là 4 đơn. Trong năm 2006 Sở đã tiếp 50 lượt công dân, giảm 23 lượt người so với năm 2005, ngoài ra sở đã phối hợp với phòng tiếp dân của Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp 5 đoàn đông người, trong đó có 2 đoàn khiếu nại đông người khiếu nại về công tác bồi thường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2023