Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Khiếu Nại Và Giải Quyết Khiếu Nại

kiện tối đa cho người dân có đất bị thu hồi bảo đảm ổn định cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước.

Đối với các vụ việc khiếu kiện đông người còn tồn đọng (đã giải quyết hết thẩm quyền nhưng chưa chấm dứt hoặc đang giải quyết theo thẩm quyền), các địa phương phải chủ động rà soát, xem xét, đề ra biện pháp giải quyết dứt điểm theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại Thông báo 130-TB/TW). Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác đền bù, thu hồi đất, tái định cư...; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Những giải pháp cụ thể như sau:

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nạigiải quyết khiếu nại

Công dân thực hiện quyền khiếu nại nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Nói cách khác, công dân thực hiện quyền khiếu nại chính là "thực hiện quyền bảo vệ quyền". Hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là nhằm giải quyết khiếu nại có hiệu quả hơn, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình đồng thời bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi, tính minh bạch trong hệ thống pháp luật.

Pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải có nội dung thống nhất. Các quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo phải phù hợp với các quy định tại Hiến pháp; các quy định trong nghị định hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo phải phù hợp với các quy định trong Luật… thời gian ban hành các văn bản này phải đồng bộ với nhau, tránh trường hợp luật được ban hành nhưng chờ nghị định hướng dẫn hoặc luật ban hành có quá nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn luật.

Trong điều kiện hiện nay, sự lãnh đạo của đảng tập trung vào nhiệm vụ bảo đảm thực hiện thắng lợi hoạt động hoàn thiện hệ thống pháp luật theo

những định hướng lớn đã được hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đại hội Đảng IX vạch ra nhằm tạo lập cơ sở cho hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật và khiếu nại, tố cáo nói riêng. Nghị quyết Đại hội IX nêu rõ: "Đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân" [22], đồng thời "phải khắc phục tình trạng trùng chéo, đùn đẩy trách nhiệm gây khó khăn, chậm trễ trong công việc và giải quyết khiếu nại

của dân" [22].

Trên cơ sở các định hướng chiến lược của Đảng, việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải theo hướng: Phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm pháp luật về khiếu nại, tố cáo là công cụ quan trọng để tăng cường quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo, phục vụ nhân dân, củng cố và tăng cường mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa nhân dân và Nhà nước, tăng cường sự tham gia của nhân dân vào các hoạt động quản lý nhà nước, là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên cơ sở bám sát với yêu cầu cuộc sống, sát với điều kiện thực tế, giữ vững và phát huy truyền thống dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân; hơn nữa hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo hướng tăng cường và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, vi phạm pháp luật, các biểu hiện quan liêu, cửa quyền, hách dịch.

Mặt khác, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo và Luật Đất đai về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng một vụ việc khiếu nại được giải quyết ở hai cấp hành chính, cơ quan có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại là cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu; cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết lần tiếp theo. Nếu người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

kiện tranh chấp hành chính ra Tòa án. Việc sửa đổi như trên nhằm đề cao tính trách nhiệm trong hoạt động của cơ quan hành chính các cấp, mặt khác nhằm hạn chế tình trạng khiếu nại tràn lan; thực tiễn giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai cho thấy có những vụ việc rất nhỏ nhưng cơ quan hành chính nhà nước mất rất nhiều thời gian để giải quyết làm ảnh hưởng tới nhân lực, vật lực trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời cơ chế này cũng tạo cơ hội để người khiếu nại khởi kiện tại Tòa án. Việc quy định giải quyết khiếu nại qua các bước nêu trên sẽ giảm được nhiều tầng nấc trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay, góp phần giải quyết khiếu nại có hiệu lực, hiệu quả tạo điều kiện cho Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra và hạn chế khiếu nại phát sinh. Việc giải quyết khiếu nại tại cơ quan hành chính sẽ giúp Tòa án dễ dàng hơn khi xem xét lại các thủ tục tư pháp. Điều này phù hợp với quá trình kiện toàn tổ chức hoạt động của cơ quan tòa án hiện nay, đồng thời phương án này cũng phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về cách thức giải quyết khiếu nại, tố cáo và yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

Một yêu cầu quan trọng của hoàn thiện pháp luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại là phải hoàn thiện theo hướng mở rộng và củng cố nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Bởi vì dân chủ là thuộc tính cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa, là phương tiện tổ chức của một nhà nước dân chủ, một xã hội dân chủ bảo đảm trên thực tế quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân. Nói cách khác pháp luật dân chủ là pháp luật vì con người, đó là định hướng xuyên suốt quá trình phát triển của pháp luật, là tư tưởng chỉ đạo công tác khiếu nại, tố cáo của pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định là phải làm sao cho pháp luật dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt đẹp hơn. Để tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ trực tiếp và quán triệt tinh thần, nội dung cụ thể của nguyên tắc dân chủ trong từng khâu của quy trình xây dựng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Điều này có ý nghĩa quan trọng là

Giải quyết khiếu nại về đất đai tại khu công nghiệp của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Bắc Giang - 10

phải bảo đảm thực sự dân chủ trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, thực hiện cải tiến việc lấy ý kiến về các văn bản pháp luật theo hướng thiết thực, tránh hình thức lãng phí và phải có quy chế giao trách nhiệm nghiên cứu, tập hợp và trả lời thư của nhân dân góp ý về công việc chung của đất nước.

Bên cạnh việc tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp tham gia vào việc hoàn thiện pháp luật thì các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được quy định thống nhất với các quy định của các ngành, lĩnh vực. Về vấn đề này để tránh chồng chéo, trùng lặp, tránh mâu thuẫn giữa các quy định dẫn đến việc người dân và bản thân cán bộ giải quyết khiếu nại lúng túng không biết áp dụng theo Luật khiếu nại, tố cáo hay áp dụng theo các văn bản luật chuyên ngành để giải quyết một vụ việc khiếu nại cần quy định Luật khiếu nại, tố cáo là luật khung trong đó có các quy định cụ thể về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại cần:

Thứ nhất: Tập hợp các quy định pháp luật thuộc nhiều ngành luật, nhiều chế định khác nhau trong hệ thống pháp luật, mặt khác quyền khiếu nại, tố cáo của công dân phát sinh khi có vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, lợi ích của Nhà nước, của tập thể. Vì vậy, mức độ hoàn thiện của pháp luật về khiếu nại, tố cáo góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, do đó cần xác định phạm vi các giải pháp: phạm vi rộng là giải pháp hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật, với tất cả các ngành luật, các chế định pháp luật có các quy phạm pháp luật liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại; phạm vi hẹp chỉ bao gồm các giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật chủ yếu có liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong Luật khiếu nại, tố cáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Thứ hai: Nghiên cứu, rà soát lại thực trạng các chủ trương, chính sách, pháp luật (nhất là các lĩnh vực nhạy cảm: đất đai, nhà ở…) để kịp thời sửa đổi, bổ sung những nội dung bất cập, chưa cụ thể, thiếu rõ ràng; loại bỏ các

văn bản không còn phù hợp và ban hành các văn bản mới để đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn. Thực trạng pháp luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại hiện nay cho thấy pháp luật về khiếu nại, tố cáo bao gồm nhiều văn bản được ban hành trong nhưng thời gian khác nhau, thậm chí có văn bản được ban hành trong các giai đoạn trước, các thời kỳ trước mà vẫn còn hiệu lực thi hành nên không tránh khỏi nhiều quy định lạc hậu, bất hợp lý; hoặc có những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan ban hành nên khó tránh khỏi sự chồng chéo, mâu thuẫn. Các văn bản dưới luật dễ làm biến dạng những quy định ở Hiến pháp và Luật trong quá trình cụ thể hóa các quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện trên thực tế các quyền khiếu nại của công dân. Các văn bản dưới luật do các cơ quan hành chính Nhà nước ban hành dễ bị chi phối bởi lợi ích cục bộ và sự tùy tiện trong hoạt động quản lý nên nhiều khi không bảo đảm sự thống nhất và ăn khớp với quy định ở văn bản Luật và văn bản dưới luật do cơ quan nhà nước khác ban hành.

Thứ ba: Do quan hệ xã hội thường xuyên biến đổi dẫn đến tình trạng nhiều quy định trong pháp luật trở nên lỗi thời, không phù hợp hoặc phát sinh quan hệ xã hội mới mà chưa có quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Vì vậy cần sớm bổ sung các quy định cụ thể về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đông người. Đồng thời để đảm bảo cho việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại có trật tự, đúng pháp luật và có hiệu quả, Nhà nước cũng cần phải quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân khi họ tham gia khiếu nại tập thể, khiếu nại đông người (chẳng hạn phải cử đại diện, phải đăng ký địa điểm, thời gian, số lượng công dân được tiếp, phải liên đới chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại…) đồng thời xây dựng cơ chế phân công cho cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật đối với cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng đồng thời bổ sung chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong trường hợp khiếu nại đông người. Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách làm công tác tiếp công dân và giải quyết

khiếu nại trong quá trình thực hiện công việc. Đổi mới nhận thức và tiến tới hoàn thiện các quy định của pháp luật ngay từ khâu tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức có thẩm quyền hướng tới việc chuyên môn hóa công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư theo mô hình tập trung theo từng địa bàn hoặc khu vực. Cách giải quyết này cũng phù hợp với xu thế chung của quá trình cải cách hành chính nhà nước theo hướng "một cửa" đang được triển khai hiện nay và nghiên cứu nhằm tiến tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu về khiếu nại, tố cáo trên mạng diện rộng của chính phủ theo đề án tin học hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Thứ tư: Do trình độ và kỹ thuật lập pháp còn những hạn chế nhất định nên khó tránh khỏi những sai sót về diễn đạt, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau làm hạn chế hiệu quả thực hiện pháp luật.

Đất nước ta đang trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế hội nhập, những quan hệ hành chính, kinh tế, dân sự, xã hội… có nhiều thay đổi sâu sắc và đang có những biến động lớn, vì thề việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại nói riêng và việc cần làm nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy nếu không tiến hành tổng kết thực tiễn, khảo sát đánh giá tình hình thực thi pháp luật và thực trạng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì không thể có cơ sở khoa học xác đáng để hoàn thiện pháp luật, càng không thể có được những văn bản pháp luật có chất lượng cao, phù hợp với ý đảng lòng dân với thực tiễn khách quan cũng như yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và quản lý đất nước.

Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay phải phù hợp với thực tiễn của đời sống, phù hợp với tiến trình đổi mới, xu hướng phát triển mọi mặt của đất nước, làm cho pháp luật thực sự trở thành "pháp luật trong hành động" là công cụ hữu hiệu, sắc bén để thực hiện,bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của công dân, của Nhà nước và xã hội, củng cố các mối quan hệ sâu sắc giữa Nhà nước và công dân trong xã hội và phù hợp với những cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

3.2.2. Hoàn thiện các cơ quan hành chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính

Hiện nay, việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của công dân còn dàn trải, cào bằng, thiếu tập trung và sự chỉ đạo thống nhất. Hầu như cơ quan nào cũng có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại. Bản thân sự phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo cũng còn chưa rạch ròi về mặt lý luận. Trong khi đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các ngành, các cấp còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực. Nên chăng, cần sớm nghiên cứu thiết lập cơ quan chuyên giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Cơ quan này phải độc lập với các cơ quan hành chính nhà nước, có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tư pháp (Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân). Ngoài ra, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung phải chịu sự giám sát trực tiếp của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, thông qua một Úy ban do Quốc hội bầu, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Trong điều kiện như hiện nay, mặc dù pháp luật đã quy định Thanh tra nhà nước các cấp có chức năng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, lĩnh vực hoạt động này gần như còn bỏ ngỏ. Điều này cũng đặt ra vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra nhà nước. Đồng thời, việc tăng cường đội ngũ cán bộ về số lượng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về nghiệp vụ cần được quan tâm một cách đúng mực. Nếu tiếp tục duy trì tình trạng kiêm nhiệm hoặc "vừa đá bóng vừa thổi còi'' trong công tác giải quyết khiếu nại, tố

cáo như hiện nay, thì kết quả công tác giải quyết khiếu nai , tố cáo khó có thể

triêt

để và hiêu

quả cao . Cần phải kết hợp chặt chẽ công tác giải quyết khiếu

nại, tố cáo với quá trình cải cách thủ tục hành chính

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nền hành chính của ta hiện nay còn cồng kềnh, kém hiệu lực, thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều tầng nấc, khó thực hiện. Điều đó không những gây phiền hà cho nhân dân mà còn tạo môi trường cho tệ tham nhũng phát sinh, phát triển. Quá trình cải cách hành chính sẽ góp phần bài trừ tận gốc tệ tham nhũng mà công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đóng vai trò làm động lực cho quá trình này. Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, các cơ quan nhà nước xử lý nghiêm minh các hành vi nhũng nhiễu, tham ô, hối lộ. Đồng thời rà soát, điều chỉnh những thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, hạn chế đến mức thấp nhất các "khe hở'' của pháp luật. Mặt khác, bản thân các thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng cần tạo điều kiện tất nhất cho công dân thực hiện quyền hạn khiếu nại, tố cáo của mình như Hiến pháp đã ghi nhận. Vấn đề khiếu nại, tố cáo tồn tại một cách khách quan trong mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân. Tăng cường hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cần nhiều giải pháp đồng bộ và phải trải qua một quá trình. Nó gắn liền với cải cách hệ thống tư pháp, cải cách hành chính quốc gia. Giải quyết kịp thời, khách quan và đúng pháp luật những đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân là một giải pháp thiết thực và hữu hiệu trong việc phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý bước đầu hành vi tham nhũng. Vì vậy hy vọng rằng vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn, hướng tới một sự nhận thức đầy đủ hơn nhằm xác định đúng đắn vai trò của nó trong sự nghiệp đổi mới.

3.2.3. Tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền khiếu nại phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Hiện nay quan điểm về Nhà nước pháp quyền được thừa nhận chính thức và Đảng ta khẳng định quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2023