Tác Động Của Nợ Xấu Và Sự Cần Thiết Phải Xử Lý Nợ Xấu ‌


hàng cũng cần được chọn lọc khách hàng vay mà họ chấp nhận. Một Ngân hàng kém trong các lĩnh vực này chắc chắn sẽ có nhiều khoản cho vay trở thành nợ xấu.

(ii) Thông tin bất cân xứng hay Rủi ro đạo đức (moral hazard): Rủi ro nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ nhiều nghiên cứu, trừ những cú sốc bất ngờ như khủng hoảng kinh tế, thiên tai…nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu nhiều nhất là do các ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía khách hàng của mình mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định. Nói một cách đơn giản, là do cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu lực nên các ngân hàng đã để "lọt" những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của kho trong giao dịch vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao.


1.2.4.3. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh‌


(i) Sự thay đổi đột ngột của thị trường: Bất kỳ sự thay đổi đột ngột của thị trường có thể ảnh hưởng đến thị trường cho vay bằng cách tác động đến số tiền đi vay cũng như số tiền có thể trả nợ của khách hàng. Nếu thị trường đột ngột thay đổi và giá cả gia tăng do sự thiếu hụt (cung giảm) hoặc nhu cầu lớn hơn (cầu tăng), khách hàng vay sẽ có ít tiền hơn để trả hết khoản vay của họ, có thể dẫn đến phát sinh nợ xấu lớn hơn.

(ii) Sự thay đổi của ngành BĐS: Ngành công nghiệp BĐS và các khoản vay mua nhà là một trong những mặt hàng chủ lực của tín dụng ngân hàng và chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu giá trong thị trường BĐS giảm thấp, giá nhà bán thấp hơn và thấp hơn, thì số tiền mà ngân hàng thu lại được như sự bù đắp từ việc thu giữ và bán các tài sản đối với các khoản vay quá hạn sẽ ít hơn. Điều này dẫn đến nhiều khoản cho vay trở thành nợ xấu, ngân hàng cho vay sẽ bị tổn thất thay vì thu được lợi nhuận từ các khoản cho vay này.


1.2.5. Tác động của nợ xấu và sự cần thiết phải xử lý nợ xấu


Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, sẽ không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thuế, làm thất thu thuế, không trả được nợ cho Nghân hàng và trở thành gánh nợ cho nền kinh tế.

Gánh nặng nợ của Doanh nghiệp bắt buộc các Ngân hàng phải tạo áp lực để thu hồi vốn cho vay và Nhà nước.


1.2.5.1. Tác động đến hoạt động của NHTM


i) Nợ xấu xuất hiện tức là ngân hàng không thu hồi đủ vốn bỏ ra cho vay, trong khi chi phí dự phòng tăng lên làm giảm lợi nhuận ngân hàng, giảm tích lũy để đầu tư mới. Nợ xấu gia tăng có khi còn làm cho ngân hàng thua lỗ do bị thâm hụt vào nguồn vốn cho vay.

Đến một lúc nào đó, ngân hàng không thể trả cho người gửi tiền khi đến hạn, ngân hàng sẽ lâm vào tình cảnh mất khả năng thanh toán. Trước tình hình này, ngân hàng buộc phải đi vay tại các TCTD khác hoặc chịu sự can thiệp của NHNN, hoặc có thể đi đến phá sản.

(ii) Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tăng cao sẽ làm uy tín của ngân hàng giảm, dẫn đến việc thu hút nguồn vốn để phục vụ cho kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu cao còn hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

(iii) Mặt khác, nợ xấu sẽ làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các TCTD, giảm vòng quay vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Bên cạnh đó, mặc dù nhiều ngân hàng của Việt Nam đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR) trên 8% nhưng trên bình diện chung, tỷ lệ CAR này cũng rất khác nhau giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng. Quan trọng hơn, tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như hạch toán đúng dự phòng cho các khoản nợ xấu. Lý do là chất lượng tài sản suy giảm làm cho chi phí dự phòng gia tăng, làm ăn mòn lợi nhuận lũy kế và từ đó giảm vốn tự có.


Bảng 1: Mối quan hệ giữa Nhà nước, Ngân hàng và Doanh nghiệp


DOANH NGHIỆP

1. Hoạt động kém hiệu quả

2. Gánh nặng nợ

3. Áp lực trả nợ cầu cứu Nhà nước, Ngân hàng

4. Thực hiện theo lộ trình của Nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.


NHÀ NƯỚC NGÂN HÀNG 1 Thất thu thuế gánh nặng nền kinh tế 1 Nợ xấu phát 1


NHÀ NƯỚC

NGÂN HÀNG

1. Thất thu thuế, gánh nặng nền kinh tế

1. Nợ xấu phát sinh

2. Áp lực xử lý nợ, cải cách Doanh nghiệp

2. Áp lực bắt các Doanh nghiệp trả nợ

3. Bị các Doanh nghiệp, Ngân hàng cầu cứu

3. Cầu cứu Chính phủ

4. Xử lý cho các Doanh nghiệp, Ngân hàng

4. Thực hiện theo lộ trình của Chính phủ


1.2.5.2. Tác động đến người đi vay‌


Nợ xấu là gánh nặng buộc người vay phải giải quyết trong tình trạng tài chính không tốt, tạo áp lực trả nợ cho các doanh nghiệp, do đó có thể dẫn đến việc ra quyết định kinh doanh sai lầm.

Người vay không hoàn trả nợ đúng hạn, mang lại nợ xấu cho ngân hàng sẽ mất uy tín và mất điểm trong hệ thống xếp hạng của các NHTM. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tìm nguồn vốn tài trợ sau này của người đi vay.

Ngoài ra, việc không thanh toán được món nợ vay của NHTM, người đi vay còn đứng trước nguy cơ bị thanh lý tài sản đem đi thế chấp, cầm cố nghiêm trọng hơn là rơi vào tình trạng phá sản.


1.2.5.3. Tác động đến nền kinh tế nói chung‌


Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM mà còn tác động xấu đến nền kinh tế, điều này thể hiện qua việc nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng cao sẽ gây tâm lý hoang mang cho người gửi tiền. Hiệu ứng rút tiền ồ ạt có thể sẽ làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến phá sản. Hoạt động ngân hàng lại mang tính hệ thống, một ngân hàng đổ vỡ, sẽ kéo theo sự đổ vỡ hàng loạt các ngân hàng khác. Các chủ thể trong nền kinh tế tham gia vào quá trình thanh toán nội đãi hoặc thanh toán quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng sẽ không tin tưởng vào uy tín của ngân hàng điều này có thể dẫn đến việc ký kết các hợp đồng thương mại, hoặc phải thanh lý hợp đồng trước hạn…

Nợ xấu tăng cao làm hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng trong khi nhu cầu của các chủ thể nền kinh tế là rất lớn dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất, lãng phí cơ sở vật chất, thất nghiệp gia tăng…ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

Nợ xấu gia tăng dẫn đến ngân hàng có thể bị phá sản, từ đó sẽ tạo hiệu ứng lan truyền, suy giảm hệ thống tài chính và to lớn hơn là khủng hoảng tài chính.

Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu tăng cao thể hiện sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của NHTM, gây ra sự thiếu tin tưởng của công chúng vào NHTM, tỷ lệ huy động vốn từ dân cư thấp, dẫn đến tỷ lệ tích lũy nội bộ thấp, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư dài hạn, đồng thời làm cho tăng trưởng có xu hướng lệ thuộc vào nước ngoái, làm cho nợ nước ngoài càng tăng.

Tóm lại, có thể nói nợ xấu là vấn đề nhức nhối của mọi nền kinh tế của các NHTM cũng như là người đi vay. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay là một minh chứng rò nhất về ảnh hưởng của nợ xấu. Nhận thức được điều này, việc nâng cao hiệu quả công tác ngừa và xử lý nợ xấu trong hoạt động của NHTM là một vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

1.2.5.4. Sự cần thiết phải xử lý nợ xấu


Qua phân tích những tác động nghiêm trọng của nợ xấu đến hoạt động của NHTM, đến người đi vay và đến nền kinh tế nói chung, chúng ta thấy rằng hệ thống các NHTM cần phải có những giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt để xử lý nợ xấu. Nếu các khoản nợ xấu này lớn, tức là khả năng thu hồi các khoản nợ khách hàng của ngân hàng thấp. Do đó ngân hàng phải dùng vốn để trang trải cho các khoản thất thoát này thì đến một chừng mực nào đó sẽ không thể thực hiện việc "xóa sổ" những khoản thất thoát này, ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Ngân hàng là ngành kinh tế nhạy cảm, phụ thuộc vào những lòng tin, do đó khi thông tin khả năng trả nợ ngân hàng là không chắc chắn, người gửi tiền sẽ đổ xô đi rút tiền làm ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.

Ngoài ra ngân hàng Trung ương của bất kì quốc gia nào cũng đều có nhiệm vụ bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động một cách an toàn và ổn định. Vì nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng nào đó dù chỉ là 1 ngân hàng và ở 1 mức độ nhất định nào đó cũng sẽ đe doạ tới sự tan toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.


1.2.6. Phương pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu‌


1.2.6.1. Nguyên tắc về quản lý nợ xấu của Ủy ban Basel‌


Uỷ ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một Uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi một số Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào năm 1975. Uỷ ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng tại 10 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Canada, Thụy Điển và Bỉ.

Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh. Điều đó cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận. Điều này có thể thực hiện được nhờ việc xây dựng một mô hình quản trị rủi ro


(QTRR) hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được. Ủy ban Basel đã đưa ra 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu của ủy ban Basel, đây là những định hướng trong việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

i) Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Bao gồm 03 nguyên tắc

ii) Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Bao gồm 04 nguyên tắc

iii) Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dòi tín dụng phù hợp: Bao gồm 10 nguyên tắc.


1.2.6.2. Các mô hình xử lý nợ xấu


Khi khối lượng nợ xấu gia tăng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế của hệ thống tài chính nói chung và bản thân TCTD nói riêng. Điều này đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải có những biện pháp thích hợp để xử lý nợ xấu, tùy vào đặc điểm của các quốc gia khác nhau mà có những mô hình xử lý khác nhau. Nhìn chung, có hai mô hình xử lý nợ xấu là:

(i) Mô hình xử lý nợ phi tập trung: Các ngân hàng thường là đơn vị phù hợp trong việc giải quyết nợ xấu hơn là các công ty quản lý tài sản tập trung vì các ngân hàng có dữ liệu về các khoản vay nợ và nắm chắc khách hàng của họ - những người đi vay. Việc để các ngân hàng tự giải quyết các khoản nợ xấu cũng là động lực tốt hơn cho các ngân hàng trong việc tối đa hoá giá trị thu hồi từ các khoản nợ xấu và tránh được những khoản lỗ trong tương lai nhờ qui trình thẩm định và giám sát các khoản vay. Ngoài ra để các ngân hàng tự giải quyết các khoản nợ xấu cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng khi thực hiện các khoản vay mới có xét đến việc cơ cấu lại nợ.

Trong mô hình này các ngân hàng sẽ đóng vai trò chính trong quá trình xử lý nợ bằng việc lọc ra bộ phận xử lý rủi ro tài chính các ngân hàng. Bộ phận này có trách nhiệm chính xử lý các khoản nợ xấu được chuyển giao từ phòng tín dụng. Với nhiệm vụ chính là phân tích nguyên nhân, đề xuất và xây dựng phương án xử lý các


khoản nợ xấu, xử lý các khoản nợ xấu được phân loại, quản lý hồ sơ đã được xử lý và thu hồi, xác định khách hàng khả năng tận thu để giảm thấp rủi ro.

(ii) Mô hình xử lý nợ tập trung: Mô hình này cho phép tập trung được các nguồn lực cần thiết cho quá trình tái cơ cấu nợ vào một đơn vị và do đó có thể thu hồi được giá trị lớn nhất có thể - đơn vị này chính là công ty quản lý tài sản tập trung. Nó tập trung việc sở hữu các tài sản thế chấp, do đó quản lý hiệu quả hơn và đặc biệt là các khoản nợ xấu được loại bỏ hoàn toàn một cách nhanh chóng khỏi ngân hàng giúp các ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ. Đây chính là mô hình xử lý nợ dựa trên việc thành lập ra các công ty mua bán nợ hoạt động độc lập chuyên xử lý các khoản nợ xấu gồm các hình thức sau:

- Công ty xử lý nợ quốc gia: Mô hình này nhà nước sẽ đóng vai trò chính trong quá trình xử lý nợ. Cơ quan này có trách nhiệm chính trong việc xử lý tất cả các khoản nợ xấu của nền kinh tế được giao từ tổ chức tài chính.

- Công ty quản lý và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng (Asset Management Company - AMC) với mục tiêu xử lý các khoản nợ theo ủy thác của ngân hàng.

Ngoài ra còn có các công ty tư nhân đứng ra các công ty xử lý nợ với mục tiêu kinh doanh mua bán nợ thu lợi nhuận là chính.


1.2.6.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu‌


Cho dù áp dụng mô hình xử lý nợ xấu nào thì biện pháp xử lý nợ xấu vẫn xoay quanh hai hướng chính là: khai thác và thanh lý.

(i) Hướng khai thác: Là việc áp dụng các biện pháp không dựa vào các công cụ pháp luật để thu nợ khách hàng. Biện pháp này được dùng khi khách hàng lâm vào trạng thái nợ xấu do gặp rủi ro và có thái độ thỏa đáng với khoản nợ, tức thật thà và có ý chí trả nợ tốt. Tất nhiên là khách hàng vẫn còn có khả năng về nguồn trả nợ, tài sản còn có, quản lý còn ở mức lành mạnh. Áp dụng giải pháp khai thác để xử lý nợ xấu có thể được hiểu như một chương trình phục hồi áp đặt lên người vay với sự cộng tác và thỏa thuận của họ. Nó có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau:


- Ngân hàng đưa ra các lời khuyên trên nhiều chủ đề nhằm tác động đến khả năng cải tạo và thu lợi tức của người vay như: Bán bớt tài sản, thực hiện một chương trình mở rộng sản xuất, định giá lại sản phẩm, thay đổi phương thức mua bán, tăng sản phẩm mới…

- Trong nhiều trường hợp, ngân hàng còn có thể tăng cho vay để hỗ trợ phương án thu hồi tài sản, nhưng với biện pháp này cần chú ý các vấn đề như : Ngân hàng phải khẳng định được khoản vay bổ sung sẽ góp phần củng cố khả năng thanh toán toàn bộ các khoản vay; Ngân hàng phải được bổ sung tài sản bảo đảm (TSBD); Khách hàng phải được kiểm toán độc lập và có ý kiến dự đoán của chuyên gia về kế hoạch thu chi tiền mặt…

Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể giúp khách hàng chuyển sang ngân hàng khác hay một chủ nợ khác nếu có yêu cầu bằng biện pháp bán nợ.

Trong các trường hợp: Bảo đảm tín dụng không đủ, giá trị bảo đảm tài sản giảm, thỏa thuận vay nợ có sơ hở, khách hàng bất hợp tác hoàn toàn…Lúc này ngân hàng rơi vào vị trí yếu hơn, tiến thoái lưỡng nan vì nếu đưa khách hàng vào sự can thiệp của pháp lý thì số tiền thu được so với chi phí tòa án sẽ ít hiệu quả hơn, nhiều lúc chưa biết có thu hồi được phần nào không…Trong trường hợp này ngân hàng chỉ còn cách thỏa hiệp với khách hàng, khi đó ngân hàng có thể: Được thanh toán một phần nợ đã được thỏa thuận, trong khi tòa án chưa biết kết quả thế nào; Giải phóng thời gian để tập trung vào công việc khác; Tránh được dư luận không có lợi trong chiến lược khách hàng.

- Gia hạn thời gian xử lý: ngân hàng có thể dùng biện pháp này khi khách hàng có một hợp đồng mới đầy triển vọng sinh lời, nhưng bắt buộc các điều kiện: (1) Ngân hàng phải nắm chắc phải dành được phần lợi nhuận dự tính của hợp đồng; (2) Dòng tiền của khách hàng không bị rò rỉ sang chủ nợ khác và (3) Ngân hàng phải nắm giữ hợp đồng và tìm hiểu thiện chí của đối tác.

(ii) Hướng thanh lý: Là ép khách hàng tuân theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng và thực hiện tất cả các giải pháp pháp lý để thu được nợ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022