Giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

2.2.3.3. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh 63

2.2.3.4. Nguyên nhân từ các cơ quan thanh tra, giám sát 65

2.3. THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NHTM 65

2.3.1. Xử lý nợ xấu thông qua thị trường mua bán nợ 65

2.3.2. Xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ 66

2.3.3. Xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro 67

2.3.4. Xử lý nợ xấu thông qua cơ cấu lại các khoản nợ hoặc giãn nợ 68

2.3.5. Xử lý nợ xấu bằng chuyển nợ xấu thành vốn góp, vốn cổ phần 70

2.3.6. Đánh giá một số kết quả xử lý nợ xấu 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Chương 3 74

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 74

Giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN 2020 74

3.2. GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 76

3.2.1. Các giải pháp mang tính phòng ngừa 76

3.2.1.1. Hoàn thiện bộ phận quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế. 76

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 77

3.2.1.3. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý 78

3.2.1.4. Hoàn thiện thể chế kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ 79

3.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng xử lý nợ xấu 79

3.2.2.1. Thành lập bộ phận quản lý nợ 79

3.2.2.2. Đa dạng hóa các phương thức xử lý nợ xấu 80

3.2.2.2. Đánh giá lại các khoản vay và cơ cấu lại nợ 81

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ 81

3.3.1. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 81

3.3.1.1. Minh bạch hóa hệ thống thông tin 81

3.3.1.2. Giám sát hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM 83

3.3.1.3. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM 84

3.3.2. Một số kiến nghị với Chính phủ 86

3.3.2.1. Tăng cường giám sát hoạt động của DNNN 86

3.3.2.2. Nâng cao năng lực vốn cho các NHTM 87

3.3.2.3. Hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ của NHTM 88

3.3.2.4. Phát triển thị trường mua bán nợ 89

3.3.2.5. Thành lập Quỹ mua bán nợ xấu Doanh nghiệp 92

3.3.2.6. Giải pháp khơi thông thị trường bất động sản 92

KẾT LUẬN CHƯƠNG III 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 100

Phụ lục 1: Đầu tư ngoài ngành của một số Doanh nghiệp Nhà nước 100

Phụ lục 2: Vốn điều lệ của một số NHTM 102

Phụ lục 3: Thị phần cho vay của một số NHTM 2010 – 2011 103

Phụ lục 4: Các NHTM có tỷ trọng cho vay DNNN lớn nhất 103

Phụ lục 5: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh, mức độ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay, tính sẵn sàng của các dịch vụ tài chính và sự lành mạnh của khu vực ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực năm 2009 105

Phụ lục 6: Bộ chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn IMF 106

Phụ lục 7: Nguyên tắc về quản lý nợ xấu của Ủy ban Basel 114

Phụ lục 8: Danh mục một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của NHTM 118

LỜI MỞ ĐẦU‌


1. Tính cấp thiết của đề tài:


Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 30/09/2012 nợ xấu theo các tổ chức tín dụng (TCTD) báo cáo là 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,5% so với tổng dư nợ tín dụng. Còn theo kết quả thanh tra, giám sát NHNN, nợ xấu của TCTD đến cuối tháng 09/2012 chiếm khoảng 8,8% tổng dư nợ tín dụng, tương đương 232.100 tỷ đồng và đây được xem là mức tăng đột biến trong nhiều năm qua.

Dù phát sinh vì bất cứ nguyên nhân gì, nợ xấu luôn được xem như là bức tranh toàn cảnh về trình độ phát triển và sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế, là hàn thử biểu phản ánh sức sống của lực lượng doanh nghiệp cũng như đo lường năng lực kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng trước những sức ép thường xuyên, mang tính chu kỳ do tác động của tình trạng bất ổn vĩ mô. Chính vì lý do đó, quản lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của ngân hàng.

Chính vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” cho bài luận tốt nghiệp của mình.


2. Mục đích nghiên cứu:


- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về tín dụng, nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM.

- Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu kết hợp với thực trạng hoạt động, phân tích đúng thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM cũng như nguyên tắc và mô hình xử lý nợ xấu, kinh nghiệm xử lý nợ xấu trên thế giới, đưa ra những đánh giá bài học kinh nghiệm cho hệ thống NHTM Việt Nam.

- Đề xuất giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống NHTM Việt Nam, bao gồm giải pháp cho các NHTM và các kiến nghị cho NHNN và Chính phủ.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu được xác định như sau:


+ Về nội dung: Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua.

+ Về không gian: Đề tài được thực hiện trên phạm vi toàn hệ thống NHTM Việt Nam.

+ Về thời gian: Từ năm 2005 – 30/09/2012 và đưa ra các giải pháp ở cấp độ NHTM và cả ở cấp độ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thời gian tới


4. Phương pháp nghiên cứu:


Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong việc thực hiện luận văn là: phương pháp lý thuyết kết hợp với thực tiễn, phương pháp thống kê - phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:


Đối với hệ thống NHTM, hoạt động tín dụng mang lại, tùy theo mỗi ngân hàng, từ 70%-90% lợi nhuận. Tuy nhiên, nợ xấu trong hoạt động tín dụng lại có những tác động tiêu cực đối với hệ thống NHTM và nền kinh tế.

Nợ xấu xuất hiện tức là ngân hàng không thu hồi đủ vốn bỏ ra cho vay, trong khi chi phí dự phòng tăng lên làm giảm lợi nhuận ngân hàng, giảm tích lũy để đầu tư mới, thâm hụt vào nguồn vốn cho vay dẫn đến tình cảnh mất khả năng thanh toán, thậm chí có thể đi đến phá sản.


Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tăng cao sẽ làm uy tín của ngân hàng giảm, dẫn đến việc thu hút nguồn vốn để phục vụ cho kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu cao còn hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.


Chính vì vậy, việc nghiên cứu về nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam và đưa ra các giải pháp xử lý có tầm quan trọng, giúp cho các NHTM nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cũng như có giá trị tham khảo tốt cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý nhằm nâng cao nâng cao chất lượng trong hoạt động của hệ thống NHTM.


6. Kết cấu của đề tài:


Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có kết cấu gồm 03 chương:


- Chương 1: Lý luận chung về tín dụng và nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM;

- Chương 2: Thực trạng nợ xấu của NHTM Việt Nam trong thời gian qua;


- Chương 3: Giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống NHTM Việt Nam.

Về mặt nhận thức của bản thân, người viết cho rằng đây là một đề tài vừa mang tính chuyên sâu, vừa trải rộng vì liên quan không chỉ đối với ngành ngân hàng, mà còn với các doanh nghiệp, các khía cạnh lĩnh vực pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước, đặc biệt trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng, tuy nhiên do về mặt nhận thức của bản thân, hạn chế về thông tin cũng như thời gian thực hiện còn hạn chế, bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được đóng góp ý kiến của Quí Thầy cô và các bạn để người viết có thể hoàn thiện đề tài này tốt hơn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2012

Học viên: Nguyễn Đình Hảo


Chương 1‌

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG‌


1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng thương mại (NHTM)‌


Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la-tinh là credo có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Trên thực tế thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều cách khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau:

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng hoặc các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) trong đó chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Như vậy, bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi giữa một bên là ngân hàng và một bên là những người đi vay – đây là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ đôi bên cùng có lợi, đối tượng vay mượn ở đây là tiền tệ.


1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng‌


Bất kỳ sự chuyển giao quyền sử dụng tạm thời theo nguyên tắc có hoàn trả về tài sản đều phản ánh quan hệ tín dụng; mối quan hệ tín dụng này lại được biểu diễn dưới các hình thức như cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính.

Như vậy nội dung tín dụng rộng hơn nội dung cho vay, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì cho vay (tín dụng bằng tiền) là hoạt động quan trọng nhất và có tỷ trọng


cao nhất tại các NHTM. Chính vì vậy trong bài luận này, thuật ngữ tín dụng và cho vay thường được dùng đan xen và thay thế cho nhau.


1.1.2.1. Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng‌


(i) Tín dụng cho kinh doanh BĐS: Là loại hình cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng BĐS như nhà ở, đất đai, BĐS trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ…

(ii) Tín dụng cho công nghiệp và thương mại: Là loại hình cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

(iii) Tín dụng cho nông nghiệp: Là loại hình cho vay để hỗ trợ nông dân trang trải các chi phí sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động…

(iv) Tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình: Là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân như: mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản cho vay để trang trải chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.


1.1.2.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay‌


(i) Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, thường được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình. Đối với NHTM, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất.

(ii) Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, được sử dụng để đầu tư mua sắm TSCĐ, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng SXKD…

(iii) Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên, để đáp ứng các nhu cầu vốn dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị phương tiện vận tải có quy mô và giá trị lớn, xây dựng các xí nghiệp mới…


1.1.2.3. Căn cứ bảo đảm tín dụng‌


(i) Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của Bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay.

(ii) Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay mà ngân hàng yêu cầu khách hàng vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của Bên thứ ba.


1.1.2.4. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng


(i) Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng mà trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếp cho ngân hàng.

(ii) Tín dụng gián tiếp: Là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian như: Tín dụng ủy thác, tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể…

1.1.2.5. Căn cứ vào hình thái giá trị‌


(i) Tín dụng bằng tiền: Là loại hình tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền, hay còn gọi là cho vay.

(ii) Tín dụng bằng tài sản: Là loại hình tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản, hay còn gọi là cho thuê tài chính.

(iii) Tín dụng bằng uy tín: Là loại hình tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín, hay còn gọi là bảo lãnh ngân hàng.

1.1.2.6. Căn cứ vào phương thức hoàn trả‌


(i) Cho vay trả góp: Là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ, chủ yếu được áp dụng cho vay BĐS, nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022