Việc thanh lý chỉ thực hiện sau khi đã thực hiện được một vài hình thức khai thác nào đó nhưng không thành công, hoặc sau khi ngân hàng nhận thấy khách hàng không sẵn lòng chi trả, hay hành động lừa đảo – tình trạng vỡ nợ xảy ra.
Biện pháp này do dùng tới pháp luật nên thường xảy ra với các thủ tục pháp lý rắc rối. Nó có thể gồm:
- Biện pháp phát mãi TSBD: trong trường hợp việc thu nợ còn phụ thuộc vào xử lý TSBD thì cần đảm bảo rằng ngân hàng nắm trong tay toàn bộ hồ sơ có hiệu lực về các tài sản này.
- Biện pháp thanh lý doanh nghiệp: Với các khoản nợ không bảo đảm hoặc bảo đảm nhưng giá trị không còn thì thanh lý doanh nghiệp được thực hiện dưới sự phán quyết của tòa án. Phán quyết này cho phép nắm giữ và bán tài sản của khách hàng với số lượng phù hợp với quyết định của tòa án. Nếu tài sản của khách hàng không đủ thì quá trình này vô hiệu lực.
- Biện pháp phá sản doanh nghiệp: Biện pháp này được áp dụng khi Doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, không còn khả năng phục hồi; Đã thực hiện các biện pháp tổ chức khai thác nhưng vẫn không thu hồi được nợ; Phân tích, đánh giá doanh nghiệp, tình hình hiện tại là không thể vãn hồi…Trong trường hợp này, Ngân hàng chủ động tổ chức họp hội đồng chủ nợ, kiến nghị giải thể, phá sản doanh nghiệp thu hồi nợ.
1.2.7. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới
1.2.7.1. Kinh nghiệm của các nước Châu Âu
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng Thương Mại
- Tác Động Của Nợ Xấu Và Sự Cần Thiết Phải Xử Lý Nợ Xấu
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Hệ Thống Nhtm Việt Nam
- Tăng Trưởng Tín Dụng Và Huy Động Vốn
- Tỷ Lệ (%) Cho Vay/huy Động (Ldr) Giai Đoạn 2008-2011
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Gần đây, một số ngân hàng lớn của Mỹ (ví dụ như JPMorgan hay Bank of America) đã bắt đầu nỗ lực hoãn các vụ tịch thu tài sản để trả nợ và nỗ lực làm việc với các chủ nợ để họ vẫn có thể trả tiền.
Các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn có thể trả tiền và “không bị ném ra khỏi nhà” (nếu dùng nhà để thế chấp cho khoản vay). Mặt khác, Mỹ và châu Âu cũng đã bơm tiền vào các ngân hàng, nhờ đó nhiều ngân hàng lớn đã mua lại các ngân hàng và TCTD nhỏ đang trên bờ vực phá sản. Hành vi thâu tóm và mua lại như vậy có thể giúp những chính
sách hỗ trợ khách hàng của ngân hàng lớn áp dụng luôn cho khách hàng của ngân hàng nhỏ.
Đây là gợi ý rất tốt cho việc xử lý tình hình nợ xấu của ngân hàng Việt Nam. Nếu sắp tới nhiều ngân hàng gặp khó khăn do các khoản nợ xấu bắt nguồn từ doanh nghiệp kinh doanh BĐS và xuất khẩu, thì các ngân hàng ít gặp vấn đề hơn có thể mua lại các ngân hàng có vấn đề, đồng thời Nhà nước có thể tính đến giải pháp hỗ trợ thanh khoản và vốn cho ngân hàng còn khỏe mạnh.
Một giải pháp cũng có thể nghĩ đến là ngân hàng cho các khách hàng mới vay để mua lại các tài sản của khách hàng cũ với thời hạn vay dài hơn. Đương nhiên, khách hàng mới phải khỏe mạnh hơn khách hàng cũ.
1.2.7.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Hệ thống tài chính ngân hàng Trung Quốc có những đặc điểm tương tự như ở Việt Nam. Đó hệ thống tài chính chủ yếu bị chi phối bởi hệ thống ngân hàng. Theo ADB, đến cuối năm 2003, các NHTM quốc doanh, ngân hàng chính sách, NHTM cổ phần, NHTM đô thị, NHTM nông thôn chiếm tới 82% tổng tài sản của hệ thống tài chính Trung Quốc. Thị phần 18% còn lại được chia cho các hợp tác xã tín dụng (10%), các tổ chức tiền gửi bưu điện (3%) và các tổ chức phi ngân hàng như các công ty đầu tư, công ty tài chính và cho thuê tài chính chiếm 3%. Các tổ chức tài chính nước ngoài chỉ chiếm 2%. Trong đó, hệ thống ngân hàng bị chi phối bởi 4 NHTM quốc doanh lớn nhất: Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc. Các NHTM quốc doanh cũng cho vay tới 90% dư nợ của các công ty nhà nước và 70% dư nợ của các dư nợ của các dự án hạ tầng cơ sở đầu tư bằng ngân sách nhà nước.
Đến cuối năm 2001, Trung Quốc còn 174.000 DNNN, với tổng tài sản khoảng
2.032 tỷ USD, tổng nợ 1.186 tỷ USD, vốn chủ sở hữu 749 tỷ USD. Như vậy, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 158%. Trong đó, có 51,2% doanh nghiệp thua lỗ và tổng dư
nợ của các DNNN trong các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 75%. Nợ xấu của các NHTM quốc doanh Trung Quốc chủ yếu là ở các DNNN.
Các phương thức xử lý nợ xấu chủ yếu đã được Trung Quốc thực hiện trong thời gian qua:
(i) Tái cấu trúc các tổ chức tài chính trong nước: Thực trạng của các NHTM Trung Quốc là thừa nhân sự và thiếu vốn. Do quá trình hoạt động trong môi trường kinh doanh gần như độc quyền đã dẫn đến sự kinh doanh thiếu năng động và kém hiệu quả của các ngân hàng này. Bộ máy nhân sự quá cồng kềnh, kém hiệu quả và các khoản vay thực tế chủ yếu dựa vào các mối quan hệ chính trị và xã hội hơn là kinh tế đã làm gia tăng các khoản nợ xấu của các NHTM. Vì vậy, PBC đã quyết định tái cấu trúc các các tổ chức tài chính trong nước.
Thực tế nỗ lực tái cấu trúc các NHTM và các công ty quốc doanh của Trung Quốc đã không đạt được hiệu quả cao và đã không xử lý triệt để được vấn đề nợ xấu của các NHTM và các công ty quốc doanh. Nguyên nhân chính là do thiếu một chính sách hướng dẫn rò ràng. Việc sát nhập, tiếp quản các NHTM bị phá sản vào các NHTM khác đã không giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu do bản thân các NHTM được chỉ định tiếp nhận các khoản nợ xấu này cũng đang phải loay hoay chưa giải quyết được các khoản nợ xấu của chính bản thân họ. Vì vậy, việc tiếp nhận thêm một lượng nhân sự thừa và một khoản nợ xấu khác đã làm trầm trọng thêm tình hình của các NHTM còn đang trụ được.
(ii) Bán trực tiếp khoản nợ xấu cho nhà ĐTNN: Một phương thức khác được Trung Quốc áp dụng là bán trực tiếp các khoản nợ xấu cho các nhà ĐTNN. Tính đến tháng 8/2004, các NHTM và AMC Trung Quốc đã bán cho các nhà ĐTNN khối lượng nợ với mệnh giá khoảng 6 tỷ USD. Khối lượng nợ này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng số dư nợ quá hạn của các NHTM trong nước của Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân chính là do các nhà ĐTNN gặp nhiều khó khăn khi mua các khoản nợ này khi phải thành lập công ty và hoạt động ngay tại Trung Quốc để điều
hành quỹ đầu tư. Chính điều này đã làm cho phương thức bán trực tiếp các khoản nợ cho nhà ĐTNN gặp nhiều hạn chế.
(iii) Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu: Đến năm 1999, PBC đã thành lập 4 AMC. Mỗi AMC có trách nhiệm xử lý nợ xấu cho một NHTM quốc doanh. Các công ty này chịu sự quản lý và chỉ đạo đồng thời của Bộ Tài chính, PBC và liên hệ chặt chẽ với NHTM quốc doanh. Trong phương thức chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu, do tổng VĐL của 4 AMC (5 tỷ USD) rất nhỏ so với tổng nợ xấu phải xử lý nên PBC sẽ bảo lãnh các trái phiếu do 4 công ty quản lý phát hành. Các công ty này sẽ sử dụng nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu và vốn vay từ PBC để mua cổ phần của các công ty quốc doanh được lựa chọn, thường là những công ty có những khoản nợ xấu đối với ngân hàng.
Phương thức này đã cải thiện tỷ lệ thu hồi nợ xấu của các AMC (Huarong 32,5%, Great Wall 24%, Cinda 35,1%). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc chuyển đổi nợ thành vốn chủ sở hữu với các AMC thực sự không có hiệu quả do PBC thực tế chỉ sử dụng nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu để mua nợ từ các NHTM quốc doanh Trung Quốc. Các khoản nợ xấu đơn giản chỉ là được chuyển giao từ người cho vay này sang người cho vay khác, chứ không giải quyết được tận gốc vấn đề. Hơn nữa, phương thức chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu không cho phép các AMC có đủ quyền hạn như là một cổ đông thực sự trong các công ty quốc doanh. Và như vậy họ không được tham dự vào các hoạt động quản trị hàng ngày của các công ty này và không có điều kiện để tham gia giải quyết vấn đề nợ xấu của các công ty quốc doanh.
Cuối cùng, Trung Quốc cũng yêu cầu hầu hết các công ty quốc doanh này phải mua lại các cổ phần đã được bán cho các AMC trong vòng 5-7 năm. Như vậy, hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh vừa và nhỏ sẽ không có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện phương thức xử lý nợ này.
Chính vì vậy Trung Quốc hướng tới ưu tiên phát triển nghiệp vụ chứng khoán hóa các khoản nợ xấu:
Chứng khoán hóa là việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản hay nguồn thu nhập cho một chủ thể riêng biệt không phải là chủ sở hữu ban đầu hay chủ thể làm phát sinh tài sản hay nguồn thu đó. Thông thường, bên nhận chuyển nhượng là một chủ thể đặc biệt được thành lập nắm quản lý, nắm giữ các lợi ích nói trên cho các nhà đầu tư hay các bên cho vay của chủ thể đó. Nói cách khác, đây là hình thức phát hành trái phiếu trên thị trường vốn để thu về tiền mặt và các nhà đầu tư trái phiếu đó sẽ thu về lợi tức từ các quỹ tài sản đã được chứng khoán hóa.
Năm 2004 Chính phủ Trung Quốc đề nghị ADB trợ giúp kỹ thuật để thí điểm phát triển việc chứng khoán hóa các khoản nợ của một trong 4 AMC của Trung Quốc là CINDA. Các trái phiếu này sẽ được phát hành rộng rãi cả trong và ngoài nước. Với sự hỗ trợ của ADB, Trung Quốc đã từng bước xây dựng các điều kiện cần thiết cho việc phát triển của chứng khoán hoá các khoản nợ.
Thực tế, sự phát triển của TTCK hóa các khoản nợ đã giúp Trung Quốc giải quyết được nhiều vấn đề. Trước hết, các NHTM sẽ giải phóng được một số vốn lớn nằm trong quỹ dự phòng rủi ro khi tiến hành chứng khoán hóa các khoản nợ xấu. Việc này sẽ giúp các NHTM có thêm một nguồn vốn quý giá để thực hiện các khoản vay mới. Ngoài ra, phương thức này sẽ tạo ra sức cạnh tranh mới trên thị trường tài chính Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường tài chính vào cuối năm 2007. V
iệc chứng khoán hóa sẽ giúp các NHTM Trung Quốc gia tăng được lợi nhuận bằng cách tái bố trí lại các khoản cho vay của mình. Một ngân hàng có thể cho vay theo lãi suất thị trường, sau đó chứng khoán hóa các khoản vay này ở một lãi suất thấp hơn do các khoản vay này đã được đa dạng hóa rủi ro khi nằm trong một tập hợp lớn các khoản vay. Cuối cùng, các NHTM Trung Quốc sẽ có một cách thức chia sẽ rủi ro tín dụng mới. Thông thường, các ngân hàng sẽ phân phối lại rủi ro tín dụng bằng cách cân đối giữa các khoản cho vay và các khoản tiền gửi. Thay vì vậy, khi thực hiện chứng khoán hóa, các ngân hàng có thể chuyển giao phần rủi ro tín dụng này cho các nhà đầu tư chứng khoán.
1.2.7.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Cuối những năm 90, khi nền kinh tế Hàn Quốc lâm vào suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trở nên trì trệ, đình đốn, thậm chí phá sản lan rộng đã khiến chất lượng TSBD của hệ thống ngân hàng sụt giảm trầm trọng, gây mất an toàn có thể dẫn tới đổ vỡ dây chuyền toàn hệ thống.
Năm 1998, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Hàn Quốc lên tới 112.000 tỷ won (tương đương 8,9%). Lúc này tâm lý “ngân hàng không bao giờ sụp đổ” bởi đã có Chính phủ hỗ trợ, nên các ngân hàng liên tục mở rộng hoạt động cấp tín dụng, bỏ qua công tác kiểm soát rủi ro cần thiết. Đứng trước tình hình trên, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra một loạt biện pháp mạnh nhằm làm sạch các khoản nợ xấu tại hệ thống ngân hàng. Đây là hành động cực kỳ cần thiết nhằm trấn an niềm tin đối với hệ thống tài chính, tránh hiệu ứng đổ vỡ do người dân đồng loạt rút vốn. Chính phủ Hàn Quốc đã bơm lượng vốn trị giá khoảng 78 tỷ USD nhằm mua lại các khoản nợ xấu (NPLs) từ các ngân hàng. Lượng vốn cứu trợ khổng lồ này được huy động từ nguồn trái phiếu chính phủ. Theo đó, Chính phủ mua lại các khoản nợ xấu, tỷ lệ sở hữu tại các cổ phần thông qua chi trả bằng trái phiếu chính phủ có giá trị tương ứng, kèm theo một số điều kiện ràng buộc: Tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của ngân hàng được cứu trợ. Để làm được điều này, Hàn Quốc đưa ra chương trình rà soát theo chuẩn quốc tế, phân loại những mầm mống nguy hiểm nhất. Bộ khung tiêu chí được sử dụng để “khám sức khỏe” hệ thống ngân hàng tạm gọi là PCA (Prompt Corective Actiosn) với những nội dung xoay quanh hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng.
Nhóm những ngân hàng tệ nhất không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn vốn theo Basel I (CAR 8%) bị buộc chấm dứt hoạt động độc lập, sáp nhập với ngân hàng có tình hình tài chính tốt hơn. Với nhóm ngân hàng thứ hai dù hệ số CAR 8% nhưng có khả năng phục hồi, được yêu cầu sáp nhập với nhau; Những ngân hàng có tình hình tài chính tốt cũng được khuyến khích sáp nhập để hình thành ngân hàng
mới có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp đa dạng các dịch vụ và đủ sức phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Cũng từ đây, số lượng ngân hàng Hàn Quốc sau tái cấu trúc đã giảm 40%, từ 33 ngân hàng (năm 1997) xuống còn 19 ngân hàng (năm 2002) nhưng quy mô vốn, chất lượng tài sản trên bảng cân đối kế toán, năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lợi được gia tăng rò rệt. Tiếp theo đó, Chính phủ Hàn Quốc có một loạt động thái cải tổ chính sách nhằm hướng tới gia tăng sức mạnh và tính hiệu quả cho ngành ngân hàng. Trước hết là việc ban hành Luật Tập đoàn tài chính, cho phép sự ra đời của hình thức Tập đoàn tài chính, thông qua hình thức sáp nhập và mua lại các định chế tài chính yếu kém, các ngân hàng địa phương.
Bên cạnh đó, Luật Ngân hàng cũng được ban hành nhằm quy định chặt chẽ hơn vai trò, nhiệm vụ của hội đồng quản trị, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp với việc yêu cầu có sự tham gia nhiều hơn của các thành viên hội đồng quản trị độc lập và Ban kiểm soát cũng được gia tăng quyền hạn, nghĩa vụ. Điểm nhấn thứ hai là Chính phủ cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hệ thống ngân hàng Hàn Quốc. Sự tham gia của các tổ chức ngân hàng quốc tế đã giúp đem lại làn gió mới về năng lực QTRR, tiềm lực tài chính, đồng thời cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tác phong hoạt động chuyên nghiệp.
1.2.7.4. Kinh nghiệm của Thái Lan
Việc xử lý nợ xấu cho các công ty tài chính và các NHTM tại Thái Lan được thực thi bằng hai mô hình: Từng NHTM tự xử lý và Nhà nước đứng ra xử lý hoặc hỗ trợ xử lý.
- Mỗi NHTM lập ra một bộ phận quản lý nợ (Assets Management Division - AMD) hoặc bộ phận quản lý nợ đặc biệt (Special Assets Management - SAM) để chuyên trách việc xử lý các khoản nợ xấu từ 5 triệu Baht trở xuống.
- Chính phủ thành lập Công ty quản lý tài sản AMC để chuyên trách xử lý nợ khó đòi (trên 5 triệu Baht) của các Công ty tài chính hoặc của NHTM thuộc Chính phủ. Thêm vào đó, để công tác xử lý nợ tồn đọng đạt hiệu quả cao hơn, Chính phủ Thái Lan cũng thành lập thêm một AMC Trung ương có tên là Thai Assets Management Company - TAMC để tiếp nhận các khoản nợ tồn đọng từ các NHTM tư nhân và các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước mà chính các NHTM đó không xử lý được. Tuy nhiên, TAMC chỉ tiếp nhận xử lý các khoản nợ có nhiều chủ nợ và những khoản nợ có giá trị trên 50 triệu Baht; còn các khoản nợ đơn lẻ, dưới 50 triệu Baht, nợ tái cơ cấu lại, nợ đã có phán quyết của Tòa án.. thì để lại cho các NHTM hoặc các AMC của NHTM tự xử lý.
NHTƯ Thái Lan cũng hướng dẫn cho các NHTM thực hành tái cơ cấu nợ để quản lý và xử lý tốt nhất đối với nợ xấu. Đặc điểm của phương thức này là đưa khách nợ và chủ nợ ngồi lại với nhau và nó đảm bảo được 4 tính chất: tính cân bằng, tính thống nhất, tính bắt buộc (kỷ luật) và tính linh hoạt (biến đổi trong thương thuyết với con nợ). Trên quan điểm đó, các NHTM Thái Lan tiến hành trình tự theo giai đoạn 5 bước như sau:
(i) Trước tiên, đó là khâu thu thập thông tin để xác định khách hàng cần gì, họ tiếp cận nguồn vốn nào và làm thế nào họ thực hiện được điều đó. Mục đích của việc này là ngân hàng muốn biết cái gì đang xảy ra, càng sớm càng tốt và cần thiết phải có được thông tin càng nhanh càng hiệu quả. Tuy nhiên, các dự đoán không phải lúc nào cũng dựa trên quá khứ (vì một DN sáng giá, làm ăn giỏi vẫn có thể trở thành thua lỗ chỉ sau một đêm). Do vậy, ngân hàng phải xem xét các dự đoán và hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khách hàng.
(ii) Thứ hai, ngân hàng sẽ đánh giá khả năng trả nợ sơ bộ của khách hàng vay vốn qua các tiêu chí như: vị thế công ty, sản phẩm của công ty trên thị trường, khả năng tồn tại và phát triển của công ty trong tương lai…