Quản Lý Nợ Xấu Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam

Tỷ lệ nợ xấu 1,44%, giảm 0,4% so với cuối 2015. Đặc biệt, số dư quỹ dự phòng rủi ro đã gần tương đương với tổng số dư nợ xấu. [18]

Việc xử lý nợ của VCB đã được tập trung và vào cuộc trực tiếp từ hội sở chính, thay vì chủ yếu phụ thuộc vào kết quả xử lý của các đơn vị trực tiếp tại các địa bàn.

Các phương pháp quản lý nợ xấu

Vietcombank đã tiến hành các biện pháp để quản lý các khoản nợ xấu có

hiệu quả hơn. Cụ thể là:

Phương pháp đo lường rủi ro

Có 2 phương pháp đo lường rủi ro; Phương pháp đo lường định tính và Phương pháp đo lường định lượng. VCB đã áp dụng Phương pháp đo lường định lượng là cách thức quản lý rủi ro theo phương pháp đo lường dựa trên các phần mềm nhập và chạy dữ liệu một cách hệ thống, đồng thời dựa trên các kỹ thuật đo lường rủi ro theo thông lệ quốc tế. Ưu điểm Phương pháp đo lường định lượng xác định một cách chính xác xác suất rủi ro của từng loại tài sản ngân hàng trong thời kỳ, cũng như từng loại tín dụng và từng loại hình đầu tư, cho phép các ngân hàng đo lường các cấu phần rủi ro dựa trên thực trạng hoạt động của họ và qua đó tính toán chuẩn xác hơn khối lượng vốn tối thiểu mà họ cần nắm giữ, góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng cũng như mang lại sự tiến bộ vượt bậc về phương thức quản lý RRTD

Xây dựng mô hình quản lý RRTD tập trung

Mô hình này được xây dựng dựa trên nguyên tắc chính là tách biệt giữa ba chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Sự tách biệt giữa ba chức năng trên nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.Mô hình này có ưu điểm, các quyết định vay vượt hạn mức đều được tập trung lên trung ương và trên trung ương sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Điều này sẽ hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống. Việc tách bạch các chức năng của hoạt động tín dụng sẽ nâng cao tính chuyên môn hóa của từng bộ phận, đảm bảo cho việc thẩm định và đưa ra các phán quyết được độc lập và chính xác.

Xử lý nợ xấu

Vietcombank sử dụng nhiều biện pháp, phạt quá hạn và chuyển nhóm nợ phù hợp, xử lý TSBĐ, giảm hoặc miễn lãi, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ, khởi kiện, yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, đề nghị nhà nước, chính phủ cấp nguồn xử lý hoặc xoá nợ, phối hợp với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, chuyển nợ thành vốn góp, xóa nợ ngoại bảng, xuất toán nợ xử lý rủi ro. tất cả các khoản nợ xấu phát sinh tại Vietcombank đều được tiến hành xử lý triệt để.

1.2.3.2. Quản lý nợ xấu Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Trong khoảng 5 năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) luôn năm ở mức thấp xấp xỉ 1%, Vietinbank đã chú trọng đẩy mạnh công tác quản lý nợ xấu. Do đó ngân hàng đã kiểm soát và ngăn chặn được gia tăng nợ xấu. Nợ xấu Vietinbank được phản ảnh tại.Tương tự như VCB, trong các năm qua, Vietinbank cũng đã cố gắng nỗ lực áp dụng mọi biện pháp để tận thu nợ, giảm nợ xấu nhằm tiến tới cổ phần hóa và hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Các phương pháp quản lý nợ xấu được Vietinbank áp dụng trong những năm qua. Đo lường rủi ro bằng phương pháp định lượng, xây dựng mô hình quản lý RRTD tập trung, kiểm soát kép, thắt chặt quy trình tín dụng, phê duyệt cho vay tập trung tại hội sở chính. Như vậy, Vietinbank sử dụng biện pháp xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rất lớn trong các biện pháp xử lý nợ xấu.Vietinbank cũng chủ động xử lý nợ xấu bằng các giải pháp cổ điển như khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu nợ..., xử lý dự phòng RRTD, xử lý tài sản, đồng thời kết hợp với các giải pháp mới như Bán nợ cho VAMC. Như vậy, với những kết quả đạt đươc trong quản lý nợ xấu của Vietinbank, nơ xấu luôn năm ở mức xấp xỉ 1% là tấm gương cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) học tập.

1.2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình

Agribank luôn có nợ xấu cao nhất so với các NHTM lớn tại Việt Nam. Từ nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu của các NHTM lớn tại Việt Nam, có thể rút ra những kinh nghiệm như sau:

- Tăng trưởng tín dụng lớn, cộng với sự yếu kém trong công tác quản lý rủi ro, dẫn đến mất tầm kiểm soát hoạt động tín dụng, nợ xấu phát sinh lớn. Cần tách bạch các chức năng của hoạt động tín dụng sẽ nâng cao tính chuyên môn hóa và độc lập của từng bộ phận, thể hiện tính chất giám sát chéo.

- Thực tế cho thấy, xu hướng hội nhập quốc tế là một quy luật tất yếu. Nên quản lý nợ xấu theo xu hướng sát vời tiêu chuẩn thông lệ quốc tế, trong lộ trình đó Agribank cần áp dụng các biện pháp quản lý nợ xấu theo quan điểm hiện đại.

- Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, trích lập dự phòng, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ; xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.

Sau khi nghiên cứu về thực trạng diễn biến nợ xấu cũng như các phương pháp quản lý nợ xấu của một số NHTM lớn trong nước, kết hợp với các đặc điểm riêng của Agribank chi nhánh tỉnh Nghệ An, tác giả xin đưa ra một số định hướng như sau:

Thứ nhất: Cần sớm thiết lập hệ thống phân loại tín dụng trong quá trình hướng tới lượng hóa RRTD, nhằm nâng cao khả năng quản lý RRTD, tập trung xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu đồng thời với việc tập trung ngăn chặn và phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai. Việc xử lý nợ xấu cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề ra.

Thứ hai: Có thể thấy giải pháp xử lý nợ xấu của các NHTM lớn trong nước đều thông qua một tổ chức trung gian đó là các công ty quản lý khai thác tài sản thuộc ngân hàng, công ty mua bán nợ hoặc cơ quan xử lý nợ trực thuộc chính phủ. Agribank chi nhánh Nghệ An cần phân tích nợ xấu thường xuyên, kịp thời đưa ra quyết định xử lý nợ xấu thích hợp.

Thứ ba: Thực hiện trích lập quỹ dự phòng RRTD đầy đủ, sử dụng quỹ dự

phòng RRTD để xử lý nợ xấu.

Thứ tư: Việc xử lý nợ xấu phải đi đôi với ngăn chặn nợ xấu tái diễn trong tương lai. Việc ngăn chặn nguy cơ nợ xấu đối với Agribank chi nhánh Nghệ An, đòi hỏi có các giải pháp tổng thể và các chính sách tín dụng thích hợp.

Thứ năm: Tách biệt giữa ba chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Sự tách biệt giữa ba chức năng trên nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đề cập đến những nội dung lý luận chủ yếu sau đây:

Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tín dụng đối với các doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại.

Hai là, hệ thống hóa các nội dung cơ bản về nợ xấu tại Ngân hàng thương mại. Ở đây luận văn đã luận giải và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản như: Khái niệm, cách phân loại, bản chất và các tiêu chí đánh giá nợ xấu tại các NHTM

Ba là, khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng và nội dung quản lý nợ xấu tại các

NHTM.

Bốn là, kinh nghiệm quản lý nợ xấu một số NHTM lớn trong nước đã thực hiện, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

Trên đây là những vấn đề cơ bản làm cơ sở để phân tích thực trạng và đề ra

các giải pháp thực hiện ở các chương sau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA TẠI AGRIBANK QUẢNG BÌNH

2.1. Khái quát về Agribank Quảng Bình

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Quảng Bình [4]

Tổ chức tiền thân của Agribank Quảng Bình ngày nay là Ngân hàng Công thương Đồng Hới tỉnh Bình Trị Thiên, thành lập ngày 26/3/1988 theo nghị định 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Agribank Quảng Bình là DNNN đặc biệt, tổ chức theo mô hình Tổng Công ty Nhà Nước do Hội đồng thành viên lãnh đạo và Tổng Giám đốc điều hành, là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, có bảng cân đối tài khoản riêng, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, là đại diện theo uỷ quyền của Agribank, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Agribank Quảng Bình là NHTM có quy mô lớn, luôn đứng trong tốp đầu về nguồn vốn huy động, dư nợ tín dụng, hệ thống mạng lưới. Agribank Quảng Bình thực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài chính tiền tệ như: nhận tiền gửi và thanh toán, tín dụng, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo hiểm, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp và các dịch vụ khác (Rút tiền tự động ATM, thanh toán qua hệ thống POS, Thẻ tín dụng, Internet Banking, Mobile Banking…).

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank Quảng Bình [3]

Đến ngày 31/12/2016, tổng số lao động định biên của Chi nhánh có 385 cán bộ, nhân viên (trong đó trên 87% có trình độ đại học và trên đại học), mạng lưới rộng lớn gồm:

- Hội sở tỉnh có 8 phòng nghiệp vụ:

+ Phòng Kế hoạch Tổng hợp

+ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp

+ Phòng Khách hàng Hộ Sản xuất và Cá nhân

+ Phòng Kế toán – Ngân quỹ

+ Phòng Điện toán

+ Phòng Hành chính Nhân sự

+ Phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ

+ Phòng Dịch vụ và Marketing

- Có 10 chi nhánh loại 3 phân bố đều trên địa bàn các thành phố, thị xã, huyện thuộc tỉnh Quảng Bình với 13 phòng giao dịch trực thuộc. Tên các chi nhánh loại 3 là:

+ Agribank chi nhánh Lý Thường Kiệt Quảng Bình (Địa bàn TP. Đồng Hới)

+ Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình (Địa bàn TP. Đồng Hới)

+ Agribank chi nhánh Trần Hưng Đạo Quảng Bình (Địa bàn TP. Đồng Hới)

+ Agribank chi nhánh Lý Thái Tổ Quảng Bình (Địa bàn TP. Đồng Hới)

+ Agribank chi nhánh huyện Bố Trạch Quảng Bình

+ Agribank chi nhánh huyện Quảng Trạch Quảng Bình

+ Agribank chi nhánh huyện Minh Hóa Quảng Bình

+ Agribank chi nhánh huyện Quảng Ninh Quảng Bình

+ Agribank chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình


Hành Chính

Nhân sự



Phòng HC-NS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình - 6


Phòng KH

Doanh nghiệp

Phòng KH HSX&CN

Phòng Điện toán

Phòng DV và Marketing

Phòng Kế hoạch tổng hợp

Phòng Kế toán ngân quỹ

Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Các phòng giao dịch

Chi nhánh loại 3

Các phòng giao dịch

Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ chức năng:




Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Agribank Quảng Bình

(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình)



37

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Bình từ năm

2014 đến năm 2016 [3]

Trong giai đoạn 2014 - 2016, Agribank Quảng Bình đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, luôn là lá cờ đầu không chỉ trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mà còn được đánh giá cao so với các chi nhánh trên toàn hệ thống Agribank cả nước. Chi nhánh được xếp hạng là chi nhánh loại I hạng I, liên tục 5 năm là đơn vị được xếp loại thi đua AAA. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, uy tín và thương hiệu của Agribank ngày càng được nâng cao, không chỉ trong lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển NNNT mà bao gồm cả hoạt động cho vay các doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng DNNVV. Hoạt động của Chi nhánh được thể hiện qua các mặt sau:

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn hiện nay, để thu hút nguồn tiền gửi, lãi suất là một yếu tố quan trọng nhưng không hẳn có tính quyết định đối với người gửi tiền, nhất là khi NHNN khống chế trần lãi suất huy động. Sự lựa chọn của người gửi tiền phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: sự tin cậy, uy tín ngân hàng và những tiện ích mà ngân hàng đó cung cấp. Một ngân hàng có năng lực tài chính mạnh, thương hiệu uy tín, kinh doanh hiệu quả sẽ tạo được niềm tin, có mạng lưới rộng khắp và tính tương tác cao giữa các sản phẩm sẽ tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng. Agribank Quảng Bình gần như hội đủ tất cả các điều kiện đó.

Huy động vốn là lĩnh vực kinh doanh trọng tâm, quyết định quy mô hoạt động, năng lực cạnh tranh và đảm bảo an toàn hệ thống trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy, trong những năm qua Agribank Quảng Bình luôn tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều chính sách linh hoạt, lãi suất hấp dẫn. Trên cơ sở các sản phẩm đã được Agribank hướng dẫn triển khai, Chi nhánh tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các nhóm đối tượng khách hàng để đưa ra các gói sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể, thiết thực đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, Ban giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh kiên trì thực thiện tác phong, lề lối làm việc theo văn hóa Agribank, tích cực khai thác, tiếp

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí