Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA CÁC TRUNG 1

-------------------------------------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:


GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Cẩm Trang

Lớp : Anh 4 - K41A - KTĐN

Giáo viên hướng dẫn : TS. Tăng Văn Nghĩa


HÀ NỘI, 11/ 2006


LỜI CẢM ƠN


Do điều kiện thời gian và điều kiện khảo sát thực tế còn chưa nhiều, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Người viết rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo và những người có cùng quan tâm để khoá luận có ý nghĩa thiết thực cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã trang bị cho tôi kiến thức và tư duy để hoàn thành khoá luận, tới thầy giáo hướng dẫn TS.Tăng Văn Nghĩa đã chỉ bảo giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình nghiên cứu.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 7

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 7

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 7

I. Tổng quan về Thị trường chứng khoán 7

1. Sự hình thành Thị trường chứng khoán 7

2. Khái niệm và phân loạI thị trường chứng khoán 8

2.1. Khái niệm 8

2.2. Phân loại 9

3. Vai trò của thị trường chứng khoán 12

4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 14

4.1. Chính phủ ......................................................................................

4.2. Các doanh nghiệp 15

4.3. Các nhà đầu tư cá thể 15

4.4. Các trung gian tài chính 16

II. Khái quát về trung gian tài chính và hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán 16

1. Khái niệm 16

2.Phân loại 17

3. Vai trò 20

4. Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán.

......................................................................................................... 21

III. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán 28

IV. Các điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 32

1. Các điều kiện khách quan 32

2. Các điều kiện chủ quan 36

CHƯƠNG 2 37

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 37

I. Sự hình thành và phát triển của Thị trường Chứng khoán Việt Nam 37

1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam 37

2. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam ... 40 II. Các trung gian tài chính Việt Nam 44

1. Sơ lược về hệ thống tài chính Việt Nam 44

2. Các ngân hàng thương mại 45

3. Các tổ chức bảo hiểm 48

4. Các công ty chứng khoán 50

5. Các quỹ đầu tư 55

6. Các công ty tài chính 55

III. Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 56

1. Cơ sở pháp lý về hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 56

2. Hoạt động phát hành chứng khoán 61

3. Hoạt động kinh doanh chứng khoán 63

4. Hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán 65

5. Hoạt động tư vấn, môi giới chứng khoán 66

6. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán 67

IV. Đánh giá hoạt động của các trung gian tài chính trên TTCK Việt Nam .. 68 1. Kết quả hoạt động 68

2. Hạn chế và nguyên nhân 71

CHƯƠNG 3 76

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 76

I. Định hướng phát triển của trung gian tài chính trên Thị trường chứng khoán Việt Nam 76

1. Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam đến năm 2010

......................................................................................................... 76

2. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 78

II. Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam 80

1. Các giải pháp vĩ mô 80

2. Các giải pháp vi mô 90

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Thị trường chứng khoán là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống tài chính của các nước theo nền kinh tế thị trường. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, sự tham gia của các trung gian tài chính có một ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán. Mặt khác, kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực hoạt động quan trọng của các trung gian tài chính. Phát triển các hoạt động trên thị trường chứng khoán là một hướng chiến lược quan trọng của các trung gian tài chính.

Đối với Việt Nam, thị trường chứng khoán đang trong tiến trình xây dựng và phát triển. Thực tế hơn sáu năm hoạt động của thị trường chứng khoán cho thấy, sự tham gia hạn chế của các trung gian tài chính – các nhà đầu tư có tổ chức, đã làm giảm tính sôi động và hiệu quả hoạt động của thị trường. Mặt khác, hoạt động “độc canh” trên các thị trường truyền thống là một trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro và giảm chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung gian tài chính.

Có thể nói, sự phát triển trong tương lai của thị trường chứng khoán cũng như của các trung gian tài chính phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, nhận thức đúng vai trò và thúc đẩy hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam là rất cần thiết.

Bởi vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề "Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu

- Làm rõ sự tham gia của các trung gian tài chính thông qua hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán.

- Phân tích, đánh giá hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, phân tích các nguyên nhân làm hạn chế hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán.

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi

Đối tượng nghiên cứu chính của khoá luận là: các trung gian tài chính và hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán của Việt Nam trong giai đoạn 7/2000 – 10/2006.

4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin, tổng hợp, so sánh và phân tích tình huống, v.v... để nghiên cứu.

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN‌


I. Tổng quan về thị trường chứng khoán


1. Sự hình thành thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại. Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán - các hàng hoá và dịch vụ tài chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước.

Hình thức sơ khai của thị trường chứng khoán đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm. Vào khoảng thế kỷ 15, ở các thành phố trung tâm thương mại của các nước phương Tây, trong các chợ phiên hay hội chợ, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng mua bán, trao đổi hàng hoá.

Đến cuối thế kỷ 15, “khu chợ riêng” đã trở thành thị trường hoạt động thường xuyên với những quy ước xác định cho các cuộc thương lượng. Những quy ước này dần trở thành các quy tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên.

Buổi họp đầu tiên diễn ra năm 1453 tại một lữ quán của gia đình Vanber tại thành phố Bruges (Vương quốc Bỉ). Trước lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình ba túi da và chữ Bourse. Ba túi da tượng trưng cho ba nội dung của thị trường, là thị trường hàng hoá, thị trường ngoại tệ và thị trường chứng khoán. Còn chữ Bourse biểu tượng cho sở giao dịch. Vì thế sở giao dịch sau này còn gọi là Bourse.

Đến năm 1547, thị trường ở thành phố Bruges bị sụp đổ và được dời tới thành phố cảng Antwepen, từ đó, thị trường này phát triển nhanh chóng. Một thị trường như vậy cũng được thành lập ở London (Vương quốc Anh) vào thế

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí