Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌

1. Nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

Hoạt động của NH luôn gắn liền với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội. Các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân trên đầu người, chỉ số lạm phát... có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của NH, đặc biệt là đối với hoạt động huy động vốn. Xét trên phương diện tổng thể, nền kinh tế, chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế phát triển trong đó có hoạt động huy động vốn. Nền kinh tế phát triển dẫn đến thu nhập của người dân ngày càng cao; lúc này, người dân sẽ có “ của ăn của để ”, làm phát sinh nhu cầu bảo toàn số của cải “ dư thừa ” mà họ có được. Đó là nhu cầu bảo toàn và phát triển một khoản tiền nhằm phục vụ cho các mục tiêu cá nhân trong tương lai. Do vậy, số vốn huy động ngày càng dồi dào do nguồn tiền gửi vào các NHTM ngày càng gia tăng, cơ hội đầu tư cũng được mở rộng. Một thể chế kinh tế, chính trị, xã hội ổn định mới có thể đảm bảo tính an toàn cho người gửi tiền. Khách hàng chỉ gửi tiền khi cảm thấy an toàn; nếu không có sự ổn định, người dân, thay vì gửi tiền vào ngân hàng, sẽ chọn giải pháp mua vàng, mua ngoại tệ mạnh có tính ổn định cao để cất giữ.

Mặt khác, thay vì tồn tại và phát triển một cách tách biệt với thế giới, xu hướng Quốc tế hoá đang ngày càng được gia tăng: các quan hệ kinh tế - xã hội được mở rộng, các loại hình công ty đa quốc gia ngày càng tăng về số lượng, quy mô hoạt động, quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng được tăng cường. Vì vậy, mọi sự biến động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội sẽ là một cản trở lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi đối tác nước ngoài hạn chế hay ồ ạt rút vốn nhằm bảo toàn vốn của mình. Kết quả là, hoạt động của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng và từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM.

Tóm lại, bất kì sự biến động nào dù là nhỏ của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của các NHTM trong đó có hoạt động huy động vốn do đối tượng kinh doanh của thị trường ngân hàng là tiền tệ - một hàng hoá rất “ nhạy cảm ”. Do vậy, muốn ổn định và phát triển thị trường tài chính cũng như hệ thống NH trong một nước thì nước đó phải luôn cố gắng ổn định nền kinh tế, hệ thống chính trị và pháp luật của nước đó để tạo niềm tin cho dân cư và các nhà đầu tư đầu tư vào.

Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng

Dưới tác động của xu thế hội nhập và phát triển và đặc biệt là tiến trình gia nhập WTO, Việt Nam phải chấp nhận mở cửa hơn nữa các thị trường tài chính và dịch vụ NH. Điều này đặt các NHTM Việt Nam trước những thách thức lớn khi các NH nước ngoài, các TCTD nước ngoài sẽ có nhiều cơ hội hơn để thâm nhập thị trường Việt Nam. Như vậy, sức ép đối với các NH nội địa ngày càng tăng cao.

Trước hết là sự cạnh tranh từ các NH nội địa. Ngày càng nhiều các NH nội địa mới được hình thành. Đó là các NH cổ phần của các tập đoàn, TCKT phát triển vững mạnh. Thêm vào đó là sự ồ ạt nhảy vào thị trường Việt Nam của các NH, TCTD nước ngoài. Chỉ trong khoảng vài năm trở lại, số lượng ngân hàng tăng gấp 3, 4 lần so với trước đây. Những NH này được thành lập mới với công nghệ hiện đại và quy mô vốn khá lớn cùng đội ngũ nhân viên được tuyển chọn rất kĩ lưỡng. Do vậy, NHTM Việt Nam vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các NH nội địa với nhau vừa phải đối mặt với sức ép rất lớn từ NH nước ngoài. Một vấn đề đáng quan tâm ở đây là phần lớn các NHTM Việt Nam đều có quy mô nhỏ, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn và công tác quản lý lỏng lẻo, yếu kém. Tổng vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước hiện nay mới đạt hơn 21.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng mới xấp xỉ đạt 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức 80% của các nước trong khu vực. Bình quân mức vốn của NHTM quốc doanh chỉ khoảng từ 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một

NH cỡ trung bình trong khu vực; còn các NH cổ phần ngoài quốc doanh có mức vốn bình quân chỉ khoảng 200 đến 300 tỷ đồng. Đây là một bất lợi lớn trong cuộc cạnh tranh bình đẳng giữa NH nội địa và các NH nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh trong sản phẩm NH được nhân lên gấp bội, bởi NHTM sử dụng một loại nguyên liệu đặc biệt -“tiền”, loại nguyên liệu có tính xã hội hoá cao và tính nhạy cảm cao. Tính xã hội hoá và tính nhạy cảm của nguyên liệu tiền thể hiện ở chỗ chỉ cần thay đổi nhỏ về lãi suất cũng có thể có sự dịch chuyển của khách hàng từ NH này sang NH khác. Và rất khó tạo được sự khác biệt trong sản phẩm ngân hàng, bởi khi NH cho ra một sản phẩm mới thì rất nhanh chóng các NH khác cũng cho ra được sản phẩm tương tự để cạnh tranh; từ đó ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động huy động vốn mà còn các hoạt động khác của ngân hàng. Để tăng cường huy động vốn, mỗi NH cần nhận thức rõ môi trường cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh, xác định thị trường mục tiêu, phát huy lợi thế cạnh tranh, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ...

Như vậy, cạnh tranh vừa là một thách thức tất yếu của sự phát triển vừa là nhân tố thúc đẩy sự phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động NH, trong đó có hoạt động huy động vốn. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt cả từ bên trong và bên ngoài, các NHTM Việt Nam phải luôn giữ vững thị phần của mình trên thị trường tài chính và chọn thời điểm cũng như biện pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển của mỗi NH.

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam - 4

Thu nhập và tâm lý của dân cư

Trong các nguồn vốn huy động của NH, tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng rất lớn, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn. Dân cư đóng vai trò là người cung vốn cho NH. Như ta đã biết, tiền gửi của dân cư là số tiền tạm thời dư thừa, nhàn rỗi trong dân cư, tức là số tiền tiết kiệm của dân cư. Mà tiết kiệm lại phụ thuộc vào thu nhập: tiết kiệm = thu nhập - chi tiêu. Chỉ khi thu nhập vượt quá

chi tiêu thì người dân mới tìm cách bảo toàn và phát triển số tiền còn dư của mình, trong đó mục đích bảo toàn là quan trọng hơn cả. Và ngược lại họ sẽ không quan tâm đến vấn đề tiết kiệm khi chi tiêu bằng hoặc vượt quá thu nhập. Do đó thu nhập của dân cư ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô huy động vốn của ngân hàng. Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng qui mô và kỳ hạn tiền gửi.

Hơn nữa, tâm lý và thói quen sử dụng các dịch vụ NH của dân cư cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của NH. Bởi tiền gửi giao dịch chiếm một tỷ lệ lớn trong nguồn vốn của NH. Nhiều người dân hiện nay vẫn còn chưa tin vào sự an toàn của hệ thống máy rút tiền tự động, không có thói quen thanh toán bằng thẻ tín dụng vì họ vẫn còn mơ hồ về một hình thức trả tiền hiện đại. Người dân Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn dùng tiền mặt để thanh toán khi đi mua hàng. Do đó, để tăng cường tiền gửi của dân cư, các NH phải tăng cường việc truyền thông nhằm cải thiện tâm lý thích dùng tiền mặt của dân chúng, khuyến khích người dân thực hiện thanh toán bằng phương thức mới, hiện đại và an toàn hơn nhiều.

2. Nhân tố chủ quan

Định hướng và chiến lược sử dụng vốn của ngân hàng

Hoạt động huy động vốn phụ thuộc vào định hướng phát triển và kế hoạch sử dụng vốn của mỗi NH vì suy cho cùng huy động vốn là để phục vụ cho mục đích phát triển và hoạt động sử dụng vốn của NH, xuất phát từ nhu cầu của NH. Do vậy, mỗi NH có một kế hoạch huy động vốn riêng tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi NH... Mỗi NH có chiến lược kinh doanh riêng, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của bản thân NH và điều kiện môi trường kinh doanh. Theo đó, hoạt động huy động vốn có thể được mở rộng hoặc thu hẹp, nhằm huy động đủ vốn, với cơ cấu phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của NH trong từng thời kỳ.

Quy mô và uy tín của mỗi ngân hàng

Quy mô của NH thể hiện trước hết ở quy mô vốn chủ sở hữu. Một NH được coi là lớn trước hết phải có quy mô vốn chủ lớn. Và quy mô vốn chủ vừa là yếu tố đảm bảo lòng tin của khách hàng, vừa quyết định quy mô hoạt động huy động vốn. Bởi, các nước đều có quy định về lượng vốn tối đa một NH có thể huy động dựa trên quy mô vốn chủ sở hữu của mỗi NH. Bên cạnh đó, quy mô của NHTM còn còn thể hiện ở số chi nhánh và độ bao phủ về mặt địa lý của NH. Các chi nhánh càng nhiều, càng trải rộng thì càng tiếp cận được với nhiều khách hàng, từ đó lượng vốn huy động được cũng tăng theo. Bởi, hoạt động NH phải gắn với các tiện ích, các tiện ích mới chính là nhân tố kéo khách hàng về phía NH.

Không phải ngẫu nhiên mà một NH lớn, có uy tín có thể huy động được nhiều vốn trong khi các NH khác trả lãi suất cao hơn. Đó chính là do uy tín của NH. Người gửi tiền khi gửi tiền vào NH, bên cạnh mục đích sinh lợi, luôn quan tâm đến sự bảo toàn vốn. Do đó, một NH uy tín, luôn kinh doanh có lãi, sẽ là sự lựa chọn của họ. Uy tín chính là hình ảnh của NH trong khách hàng, là niềm tin của khách hàng đối với NH, được xây dựng trong cả quá trình lâu dài. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp NH có khả năng ổn định vốn huy động và tiết kiệm được chi phí huy động.

Lãi suất huy động

Lãi suất huy động là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động gửi và vay tiền của khách hàng cũng như hoạt động của NH. Lãi suất huy động, đứng về phía người gửi tiền thì đó là phần thu nhập mà họ nhận được do đã hy sinh quyền sử dụng vốn hôm nay cho NH, còn đứng về phía NH, lãi suất huy động chính là chi phí huy động vốn của NH. Bất kỳ một cá nhân tổ chức nào khi muốn gửi tiền đều tham khảo lãi suất của NH. Lãi suất huy động cao sẽ có thể hấp dẫn được nhiều khách hàng đến gửi tiền do người gửi tiền và người cho vay đều muốn NH trả lãi cao. Trong khi những người vay vốn của NH lại muốn có những khoản vay với lãi suất thấp. Nếu NH cố gắng giữ chi

phí huy động thấp thì sẽ làm suy giảm hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nhưng nếu NH đẩy lãi suất lên cao để cạnh tranh thì sẽ làm suy giảm lợi nhuận của NH. Vậy, lãi suất tác động đến lượng vốn huy động đồng thời cũng sẽ làm thay đổi chi phí vốn của ngân hàng. Do vậy, NH cần phải tính chi phí vốn để có thể xác định xem lượng vốn tăng đến đâu, nên huy động loại vốn nào thì chi phí huy động sẽ thấp nhất, mang lại lợi nhuận lớn nhất cho NH, cũng như xác định lãi suất tối thiểu phải đạt được trên tài sản sinh lời.

Các hình thức huy động và các dịch vụ ngân hàng cung cấp

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng vốn huy động là các hình thức huy động vốn và các dịch vụ cung cấp có liên quan. Một NH có các hình thức huy động vốn phong phú, linh hoạt, thuận tiện thì khả năng huy động vốn sẽ càng cao do mỗi khách hàng khác nhau thì có những nhu cầu khác nhau và các hình thức huy động khác nhau để đáp ứng những nhu cầu khác nhau đó. Khách hàng gửi tiền vào NH để hướng tới mục đích thu lợi thì mong muốn có được lãi suất cao, những khách hàng hướng tới mục đích sử dụng các dịch vụ thì quan tâm đến các tiện ích mà NH đưa ra. Và hoạt động huy động vốn sẽ tăng trưởng cao nếu NH đưa ra được những hình thức huy động đáp ứng được những yêu cầu đó của khách hàng.

Hiện nay, các NH đang ngày càng đa dạng hoá các hình thức huy động, phong phú cả về chủng loại, kỳ hạn, mệnh giá, lãi suất và các lợi ích gia tăng trên mỗi sản phẩm. Đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ để ngày càng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng

NH là loại hình kinh doanh dịch vụ, vì vậy có thể nói chất lượng nhân viên NH là một nhân tố quan trọng và là một trong những yếu tố quan trọng nhất kiến tạo nên hiệu quả hoạt động của NH nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Sản phẩm NH là sản phẩm dịch vụ với đặc tính là quá trình sản xuất gắn liền với tiêu dùng. Trong quá trình giao dịch trực tiếp với

khách hàng, nhân viên NH chính là một “ hiện hữu ” chủ yếu của dịch vụ NH. Vì vậy, với kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng xử lý công việc và phong cách giao dịch, các nhân viên NH có thể làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm dịch vụ. Thái độ và cung cách phục vụ của cán bộ NH ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến lượng vốn huy động được của ngân hàng.

Bên cạnh vai trò quan trọng của nguồn lực quản lý trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển cho NH, nhân viên NH cũng có những đóng góp không nhỏ trong việc đưa ra các giải pháp làm việc hiệu quả hơn hay đề xuất các ý tưởng cải tiến dịch vụ hoặc cung ứng sản phẩm dịch vụ. Nhân viên NH còn là lực lượng chuyển tải thông tin, tín hiệu từ khách hàng, từ thị trường, từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách của NH. Vì vậy, một đội ngũ nhân viên có chuyên môn vững, có tinh thần trách nhiệm, lịch sự, thân thiện, nhiệt tình, một nhà quản lý có đầu óc luôn là nền tảng của sự thành công của NH nói chung và khả năng huy động vốn của NH

nói riêng.

Tóm lại, NHTM nói riêng và NH nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường. NH được ví như là “ hệ thần kinh, là trái tim của nền kinh tế ”. NH kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Do vậy, huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM - đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của NH và là hoạt động không thể thiếu trong bất kì NH hay TCTD nào.

CHƯƠNG II‌‌

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

I. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNTVN

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (NHNTVN) có tên giao dịch là Bank for Foreign Trade of Vietnam, viết tắt là Vietcombank. NHNTVN được thành lập ngày 01/04/1963 theo nghị định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ mà tiền thân là Cục ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được thành lập lại theo mô hình tổng công ty 90 theo quyết định số 286/QĐ - NH5 ban hành ngày 21/9/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam; NHNTVN trở thành ngân hàng quốc doanh đầu tiên của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

NHNTVN là NHTM đầu tiên của Việt Nam hoạt động kinh doanh đối ngoại được NHNN cho phép độc quyền về quản lý hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam. Từ tổ chức tiền thân là Cục quản lý ngoại hối của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, NHNTVN ra đời đánh dấu bước phát triển rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng đối ngoại tại Việt Nam. Trong suốt thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, NHNTVN là NH duy nhất được nhà nước giao cho nhiệm vụ phục vụ thanh toán xuất khẩu, tiếp nhận viện trợ, vay nợ nước ngoài. Cuối thập kỉ 80 và những năm đầu thập kỉ 90, khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường cùng với việc nhà nước ban hành Luật Ngân hàng, NHNTVN không còn giữ vị trí độc tôn trong quan hệ quốc tế, tín dụng và thanh toán xuất nhập khẩu. Hàng loạt các NHTM cổ phần, NH liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh NH nước ngoài, các công ty tài chính ra đời đã đặt NHNTVN trước sự cạnh tranh quyết liệt. Dù vậy, với uy tín lâu năm, với bề dày kinh nghiệm trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu, với quan hệ rộng rãi và kịp thời mở rộng quan hệ đại lý với các NH nước ngoài, NHNTVN vẫn luôn có

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2024