Thực Trạng Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam‌


Trung Quốc cũng tập trung vào phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn như dịch vụ e-banking thông qua chiến lược vừa vững chắc vừa linh hoạt của các NHTM Trung Quốc

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng tại Trung Quốc cho rằng e-banking sẽ là đầu cầu để các ngân hàng nước ngoài tấn công vào trị trường tài chính ngân hàng trong nước. Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các NHTM Trung Quốc đã áp dụng chiến lược vừa vững chắc vừa linh hoạt cho dịch vụ e-banking với đặc tính nhanh chóng, linh hoạt và khả năng bảo mật an toàn cao, vững chắc. Nội dung của chiến lược như sau:

Để dịch vụ e-banking có được sự thông minh, lanh lợi, các NHTM lớn tại Trung Quốc đã liên tục nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến và thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo về sự tiện dụng của dịch vụ e-banking này. Ngoài ra các NHTM Trung Quốc còn tuyển dụng những nhân viên giỏi nhất, thành thạo nghiệp vụ nhất vào làm việc tại bộ phận e-banking.

Để đảm bảo tính vững chắc, các NHTM Trung Quốc phải áp dụng nhiều biện pháp để tăng tính an toàn và bảo mật cho dịch vụ này như: xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động để lưu giữ hồ sơ và phân tích các giao dịch e-banking để tăng cường kiểm tra nội bộ trong ngân hàng và chú trọng việc bảo mật thông tin e- banking để giữ cho các thông tin thiết yếu không bị rò rĩ và không bị truy cập trái phép; nhất là khi các giao dịch này hoàn toàn được thực hiện qua Internet và được lưu trong cơ sở dữ liệu.

Có thể dẫn chứng sự thành công của chiến lược này của các NHTM Trung Quốc qua kết quả đạt được tại ngân hàng ICBC. ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp 2 lần trong 2 năm đầu thực hiện chiến lược và đã thu được giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày kể từ tháng 12/2003. ICBC cũng đã dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa. Hầu hết các công ty bảo hiểm, phần lớn trong số 10 tập đoàn môi giới bảo hiểm lớn nhất cả nước và một số tổ chức tài chính đa quốc gia, trong đó phải kể đến Citibank, hiện là


khách hàng trong tổng số 5.600 khách hàng của hệ thống ngân hàng trực tuyến ICBC.

Thế mạnh của các NHTM Trung Quốc so với các ngân hàng thương mại nước ngoài là họ dễ chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng nội địa hơn. Do vậy họ đã biết tận dụng lợi thế này để phát triển một dịch vụ mới và hiện đại (là điểm mạnh của ngân hàng nước ngoài), nhưng dịch vụ này cũng cần có sự tin tưởng của khách hàng. Vì vậy họ đi trước và họ đã thành công.

1.5.3 Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Bốn tháng sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra, từ cuối tháng 11- 1997, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực thi một chương trình cải cách toàn diện ngành ngân hàng. Ủy ban giám sát tài chính (FSC) được thành lập. Mục tiêu ban đầu của Ủy ban là xem xét thu hồi giấy phép hay đình chỉ hoạt động của những tổ chức tài chính không thể tiếp tục hoạt động; lành mạnh hóa bảng cân đối tài chính của các tổ chức tài chính có khả năng tồn tại, hợp nhất những ngân hàng nhỏ thành ngân hàng lớn trên cơ sở các mô hình ngân hàng của Hoa Kỳ và Châu Âu, cho phép các ngân hàng đã được tái cơ cấu tham gia vào quá trình tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc (cheabol).

Theo báo cáo điều tra của FSC, một số ngân hàng của Hàn Quốc không đủ khả năng tồn tại vì các ngân hàng này không đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về tiêu chuẩn vốn. Vì vậy các ngân hàng này được yêu cầu đệ trình phương án tái cơ cấu của chính mình, trong đó nêu cụ thể những biện pháp cắt giảm chi phí, tái cơ cấu nguồn vốn và những thay đổi về quản l . Tuy nhiên các đề án của các ngân hàng này đều không khả thi và không được FSC chấp nhận. Do đó chỉ còn lại một số ngân hàng được chấp nhận hoạt động trên cơ sở có điều kiện.

Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi cho Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 4

Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ cho các ngân hàng được cơ cấu lại bằng việc cấp thêm vốn thông qua trái phiếu chính phủ do Cơ quan bão lãnh tiền gởi Hàn Quốc phát hành và được Chính phủ Hàn Quốc bảo lãnh.

Tiếp đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng yêu cầu các ngân hàng được phép hoạt động có điều kiện phải hợp nhất với nhau hoặc tự tìm những đối tác nước ngoài có


khả năng về vốn và có kinh nghiệm quản l trong ngành ngân hàng. Để nhận được sự trợ giúp của Chính phủ, các ngân hàng này phải giảm 45-50% nhân viên, sắp xếp lại hoạt động của bộ máy lãnh đạo, củng cố hệ thống mạng lưới chi nhánh, đảm bảo tìm kiếm được đối tác để hợp nhất hay đối tác hợp tác nước ngoài và phải thay thế bộ máy điều hành cũ bằng đội ngũ các chuyên gia ngân hàng trong nước và quốc tế theo mô hình của Anh hoặc Hoa Kỳ. Theo quan điểm của FSC, những quyết định liên quan tới chiến lược kinh doanh, quản ý rủi ro, bổ nhiệm và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ lãnh đạo phải do một ban giám đốc độc lập tiến hành. Bên cạnh đó, FSC cũng theo dòi chặt chẽ những ngân hàng khác có tỷ lệ vốn tự có thấp hơn tỷ lệ tiêu chuẩn Basel là 8%. Nếu bảng cân đối tài sản của những ngân hàng này không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế thì FSC sẽ yêu cầu các ngân hàng này phải có những biện pháp sửa chữa kịp thời.


Từ đó, hầu hết các ngân hàng buộc phải cơ cấu lại của Hàn Quốc đã thành công trong việc tiến hành các biện pháp cải cách do FSC yêu cầu. Nhìn chung các ngân hàng này giảm được 20% nhân viên và lành mạnh hóa hệ thống bằng việc đóng cửa hơn 700 chi nhánh. Để đạt được điều này, các ngân hàng buộc phải hợp nhất với nhau để tạo ra những ngân hàng lớn có sức cạnh tranh cao, đồng thời cắt giảm được chi phí và nhân viên.

Ngoài ra một số ngân hàng nhỏ của Hàn Quốc cũng đã được các ngân hàng lớn mua lại với sự hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên việc mua lại này rất tốn kém đối với Chính phủ Hàn Quốc vì nhà nước phải bỏ ra rất nhiều tiền mua lại nợ xấu, bù đắp những khoản trượt giá và tái cơ cấu vốn cho ngân hàng. Do đó các nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích đầu tư vào hệ thống ngân hàng Hàn Quốc.

1.5.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:


Học tập kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm phù hợp áp dụng cho điều kiện của thị trường tiền tệ của Việt Nam nói chung và các NHTM của Việt Nam nói riêng như sau.

Về phía Chính phủ:

Xây dựng một môi trường pháp lý ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng phát triển, cạnh tranh bình đẳng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Từng bước xóa bỏ cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với NHTM Việt Nam, đồng thời nới rộng dần các hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài.

Tiến hành rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam để xây dựng văn bản pháp luật cho phù hợp với các quy định cam kết.

Từng bước thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua việc tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản để môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.


Xây dựng khung pháp l đảm bảo sân chơi bình đẳng, an toàn cho các loại hình NHTM trên lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động huy động vốn.

Hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp quá sâu của Chính phủ, của cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của NHNN.

Đầy mạnh và phát triển thị trường liên ngân hàng: Từng bước hoàn thiện thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các công cụ tài chính của thị trường này, đặc biệt là các công cụ phái sinh như forward, swap, option… Mở rộng thành viên tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cho tất cả các tổ chức tín dụng kể cả NHNNg.

Về phía các ngân hàng thương mại:

Các ngân hàng thương mại cần thực hiện chiến lược vừa vững chắc vừa linh hoạt trong các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn.

Nâng cao năng lực tài chính thông qua thực hiện tăng vốn tự có, cần tăng vốn tự có lên mức ngang bằng với các ngân hàng trong khu vực (trên 1 tỷ USD). Tuy nhiên việc nâng vốn tự có của các ngân hàng phải phù hợp với chiến lược tài chính của mình.


Nâng cao năng lực quản trị điều hành của NHTM, tăng cường tổ chức các khóa đào tạo dành riêng cho cán bộ quản lý theo từng cấp, lựa chọn cán bộ quản lý cấp cao đi đào tạo thực tập ở các ngân hàng nước ngoài, đổi mới mô hình tổ chức và quy chế điều hành theo hướng tăng quyền lực quản lý của hội đồng quản trị, nâng cao hơn nữa quyền tự chủ tài chính cho các NHTM.

Mở rộng và nâng cao chất lượng danh mục sản phầm dịch vụ huy động vốn, nhằm tối đa hóa cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để theo kịp với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng sẽ làm tiết giảm được thời gian, lao động phục vụ việc quản trị, điều hành, tác nghiệp cũng như phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn, đồng thời phát triển được nhiều sản phầm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

1.6 Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn nêu lên cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động huy độn vốn của ngân hàng cũng như các sản phẩm trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Luận văn cũngtìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, tất cả các nhân tố trên đều quyết định đến sự phát triển hay tồn vong của ngân hàng.

Bên cạnh đó tác giả tìm hiểu kinh nghiệm hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại ở một số nước để từ đó rút ra một số kinh nghiệm để áp dụng cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM‌

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định 115/CP ngày 30/12/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi giao dịch là Bank For Foreign Trade of Viet Nam, viết tắt là VCB hay Vietcombank, và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/04/1963. Đây là Ngân hàng thương mại quốc doanh, có chức năng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả nước, kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tuân theo Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua. Sự ra đời của Vietcombank đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 ngày 02/06/2008, theo đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Từ khi cổ phần hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã không ngừng đổi mới, sớm tiếp cận và thích nghi với kinh tế thị trường, tiếp tục góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập với bên ngoài. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến như là một ngân hàng có uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính ngân hàng quốc tế, kể cả nghiệp vụ thẻ tín dụng, Visa, Master card,...

Chặng đường Vietcombank đã đi qua tuy chưa dài so với bề dày lịch sử, song sự phát triển của Vietcombank là vững chắc cả về số lượng và chất lượng, và đã đạt được những thành quả hoạt động, được các bạn hàng và các tổ chức quốc tế công nhận. Được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt, là thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thành viên Hiệp hội Ngân hàng Châu Á,


là ngân hàng duy nhất Việt Nam 4 năm liền được tạp chí The Banker (thuộc Financial Times) bầu chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Tạp chí Euro Money bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2003”.Tổ chức thẻ Visa quốc tế trao tặng giải thưởng “Người dẫn đầu về chiến lược năm 2003”; giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”.

Vietcombank hiện có trên 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.700 ATM và

22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại l tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.Tính đến thời điểm đầu năm 2011, Vietcombank đã có hơn 8000 khách hàng là tổ chức, các tập đoàn kinh tế lớn, xấp xỉ 74.000 khách hàng (chiếm tỷ trọng 13,5% doanh nghiệp toàn nền kinh tế) thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau và đặc biệt là hơn 5,4 triệu khách hàng cá nhân.

Tín dụng đối với tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn, 90,2% tổng dư nợ của Vietcombank, chiếm 7,73% dư nợ toàn hệ thống và tập trung chủ yếu vào các Tổng công ty nhà nước (8.344 khách hàng).

Huy động vốn đối với tổ chức kinh tế chiếm 46,1% vốn huy động từ nền kinh tế của Vietcombank, chiếm tỷ trọng 7,7% toàn hệ thống, tập trung chủ yếu và các Tổng công ty tập đoàn lớn.

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank luôn ở vị trí số 1 (trung bình 21%) so với các ngân hàng khác.Số lượng khách hàng thực hiện giao dịch xuất nhập khẩu là 9.435 khách hàng, số lượng khách hàng TF luôn giữ vững ở mức 2.800 khách hàng. Khách hàng xuất nhập khẩu phân bố khá đồng đều trên mọi loại hình quy mô: Khách hàng thuộc đối tượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm hơn nửa tổng số khách hàng, các doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng 17%, còn lại là

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí