Cơ Cấu Vốn Huy Động Theo Loại Tiền Giai Đoạn 2001 – 2005

tư tự động; đẩy mạnh huy động qua hình thức tài khoản cá nhân, cùng với các dịch vụ thẻ, e-banking... Các phòng ban đã có sự phối hợp tích cực để đưa ra các giải pháp tổng thể cho khách hàng là các tổ chức kinh tế, xã hội lớn.

- Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, phát triển các công ty, đặc biệt là lắp đặt thêm các máy ATM trên phạm vi cả nước kích thích người dân mở tài khoản, tiến hành giao dịch với NH nhiều hơn. Toàn hệ thống đã chú trọng hơn đến phát triển hoạt động bán lẻ như tăng giờ giao dịch, đổi mới thái độ phục vụ...

- Đổi mới khá toàn diện trong công tác quản trị vốn, quản lý vốn tập trung trong toàn hệ thống, điều hành lãi suất linh hoạt, nâng cao năng lực điều hành.

Vốn ngoại tệ:

Vốn huy động bằng ngoại tệ được biết đến như là một thế mạnh của NHNTVN. Bởi mặc dù không còn thế độc quyền nhưng NHNTVN luôn là NH chiếm thị phần lớn nhất về huy động vốn ngoại tệ và đầu tư vốn USD trên thị trường tiền gửi quốc tế, và luôn là NH có uy tín trong thanh toán quốc tế, với những khách hàng truyền thống. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp trong những năm gần đây như biến động về lãi suất của FED, chiến tranh Iraq, giá dầu tăng cao và liên tục giao động làm cho NHNTVN gặp phải khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn này. Mặt khác, áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM trong nước liên tục tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm USD khiến cho nguồn vốn huy động USD của NHNTVN biến động liên tiếp trong giai đoạn ngắn từ 2002 đến cuối năm 2005.

Bảng 7: Vốn ngoại tệ huy động qua các năm 2001 2005

Đơn vị: triệu USD


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Vốn huy động ngoại tệ

3.703

3.507

3.695

4.878

5.479

Số tăng tuyệt đối

381

-233

188

1.183

601

Số tăng %

11,5

-6,2

5,4

32

12,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam - 7

(Nguồn: Báo cáo thống kê phòng vốn NHNTVN)

Nguồn vốn USD của NHNTVN có rất nhiều biến động chỉ một khoảng thời gian ngắn - từ 2001 đến 2005. Đáng chú ý nhất là năm 2004 với mức tăng kỉ lục 32%; tuy nhiên năm 2002 vốn USD của NH lần đầu tiên tăng trưởng âm, giảm 233 triệu USD (ứng với -6.2%) so với năm 2001. Năm vừa qua tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ lại giảm đáng kể còn 12,3%. Nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn ngoại tệ tăng mạnh vào năm 2004, song lại chững lại trong năm 2005 là:

- Trong vòng 6 tháng cuối năm 2004, FED đã 5 lần tăng lãi suất USD, lên tới 2,25%/năm kéo theo lãi suất USD trong nước cũng tăng cao; người dân đã đổ xô đi gửi tiền USD thay vì gửi tiền đồng. Hơn nữa, năm 2004 đánh dấu sự bứt phá ngoạn mục trong xuất khẩu của Việt Nam dẫn đến nguồn thu ngoại tệ tăng mạnh. Bên cạnh đó, lượng ngoại tệ kiều hối chuyển về nước tăng cao khiến nguồn thu ngoại tệ NH cũng gia tăng. Nhờ hoạt động triển khai phát hành kỳ phiếu ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 1 năm với mức lãi suất hấp dẫn đã đóng góp vào kết quả tăng đột biến ngoại tệ của năm 2004.

- Vài tháng đầu năm 2005, thị trường liên tục bị sức ép tăng lãi suất các ngân hàng đua nhau đưa ra các hình thức khuyến mại hấp dẫn, đẩy mức lãi suất huy động thực lên rất cao khiến thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Tổng huy động vốn tăng trưởng chậm, đặc biệt là vốn USD giảm liên tục.

Cơ cấu nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ trong giai đoạn này cũng có sự biến chuyển theo xu hướng tích cực, phù hợp với phương hướng huy động vốn của NHNTVN. Khoảng cách giữa tỷ trọng vốn tiền đồng và ngoại tệ có xu hướng thu hẹp dần, từ 34% - 66% năm 2002 lên tới 43% - 57%. Qua đó, ta có thể khẳng định rằng NHNTVN đã thành công trong chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo hướng tăng tỷ trọng vốn tiền đồng như chiến lược tái cơ cấu mà ngân hàng đề ra.

Bảng 8: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền giai đoạn 2001 2005

Đơn vị: %


Loại tiền

2001

2002

2003

2004

2005

USD

73

66

56

60

57

VND

27

34

44

40

43

(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNTVN)


Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn theo loại tiền giai đoạn 2001 - 2005


27

34

44

40

43

73

66

56

60

57

100%


80%


60%


40%


20%


0%

2001 2002 2003 2004 2005 Năm



Cơ cấu vốn theo đối tượng huy động vốn

Căn cứ vào đối tượng huy động vốn, vốn sẽ gồm có vốn từ dân cư, vốn từ các TCKT và vốn từ các NH và các TCTD khác. Trong đó, nguồn vốn từ dân cư luôn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn huy động của tất cả các NHTM, bởi tính ổn định, bền vững của nguồn vốn này. Bên cạnh đó, vốn từ các TCKT lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn nhằm thực hiện các hoạt động thanh toán, bù trừ. Nguồn vốn này có chi phí huy động thấp nên NHNTVN đã không ngừng áp dụng các chính sách khách hàng, chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn nhằm thu hút thêm khách hàng từ thị trường này. Ngoài ra, vốn từ thị trường liên NH cũng có tầm quan trọng không nhỏ trong hoạt động của NHNTVN. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy chi tiết diễn biến nguồn vốn huy động từ 3 thị trường này:


Bảng 9: Nguồn vốn huy động theo đối tượng


Đơn vị: tỷ đồng - triệu USD


Vốn huy động

2002

2003

2004

2005

VND

USD

QUY

VND

USD

QUY

VND

USD

QUY

VND

USD

QUY


Dân cư


5.352


1.473


28.067


8.840


1.415


30.924


9.668


1.564


34.276


12.251


1.592


37.723


TCKT


14.229


1.300


34.131


23.791


1.363


45.056


25.846


1.804


54.236


29.685


1.845


59.205


LNH


2.173


539


10.463


2.058


563


10.834


2.134


1.077


19.078


2.207


1.091


19.663


(Nguồn: Báo cáo thống kê phòng vốn NHNTVN)


52

Thực tế cho thấy, vốn huy động từ cả dân cư, TCKT hay thị trường liên ngân hàng đều có chiều hướng tăng, trong đó vốn từ dân cư tăng mạnh nhất nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nguồn vốn từ các TCKT.

Vốn huy động từ dân cư bằng cả VND và USD đều tăng nhanh. Vốn VND tăng từ 5.352 tỷ đồng năm 2002 lên tới 12.251 tỷ đồng năm 2005, gấp 2,3 lần. Vốn huy động từ dân cư tăng nhanh là xu hướng tích cực và đáng mừng. Điều này cho thấy người dân đã tích cực gửi tiền vào NH thay vì cất trữ tại nhà hay đem đầu tư, kinh doanh. Có được kết quả này phần nhiều là do NHNTVN đã cùng lúc kết hợp hiệu quả và đồng bộ các chính sách về quản trị vốn, quản trị lãi suất, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và tạo được niềm tin đối với khách hàng.

Giống như trên địa bàn dân cư, vốn huy động VND từ các TCKT cũng tăng mạnh tương tự như vậy. Nhưng vốn USD trước khi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm (2001 - 2005) đạt 1.845 triệu USD, đã giảm đáng kể 2 năm liên tiếp 2002, 2003 ở mức tương ứng 1.300, 1.363 triệu USD.

Đối với thị trường liên ngân hàng, nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng nguồn vốn. Cả vốn VND và USD của NHNTVN đều lên xuống thất thường. Vốn huy động VND có tăng qua các năm nhưng vốn USD lại giảm kéo theo sự sụt giảm của tổng vốn huy động từ thị trường này giữa các năm. Lý do dễ hiểu là khi NH lâm vào tình trạng thiếu vốn thì các NHTM, tổ chức tín dụng khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Vì vậy, NHNTVN cần đưa ra các chính sách, giải pháp thích hợp để lựa chọn khi thiếu vốn trên cơ sở không quá kỳ vọng vào vốn trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp những nhu cầu vốn huy động lớn của ngân hàng.

2. Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

Huy động từ tiền gửi của khách hàng

Đây là nguồn huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHNTVN. Nguồn vốn này tăng dần qua các năm. Để tìm hiểu xu

hướng, mức độ tăng của nó, trước hết ta sẽ xem xét sự tăng trưởng trên từng thị trường: dân cư, TCKT và thị trường liên ngân hàng.

Tiền gửi của dân cư:

Tiền gửi của dân cư đã đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng nguồn vốn của NHNTVN, và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của NHNTVN. Từ chỗ chiếm tỷ trọng không đáng kể 2% vào những năm 91- 92, đến 1998 đạt 10.200 tỷ đồng, sau hai năm tăng gấp đôi lên tới 28.067 tỷ đồng vào năm 2002 và đạt 30.924 tỷ đồng cuối năm 2003. Tính đến cuối năm 2005, vốn huy động từ dân cư đã lên tới 37.723 tỷ đồng, chiếm gần 30% tổng vốn huy động của NHNTVN. Tỷ trọng tiền gửi của dân cư có xu hướng tăng qua các năm, chiếm 35% năm 2001 và lại tăng trong năm 2002 đạt 39%, giảm xuống 38% năm 2003, năm 2004 chiếm khoảng 28%, và năm vừa qua đạt 30%. Tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì giá trị của nguồn vốn huy động từ thể nhân vẫn tăng đều qua các năm, năm 2002 tăng 2.989 tỷ đồng thì năm 2003 tăng lên 3.352 tỷ đồng so với năm 2002 chiếm đến 38% tổng vốn huy động... Điều đó càng chứng tỏ rằng NHNTVN đã thực hiện ngày càng hiệu quả chiến lược huy động vốn hướng tới thị trường tiềm năng này. Đồng thời, nó cũng cho thấy sự nhạy bén trong công tác huy động vốn, cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt và sự tích cực, nhanh nhạy trong việc triển khai các chính sách huy động vốn của Ban lãnh đạo NHNTVN.

Vốn huy động từ dân cư vẫn luôn là nguồn vốn dài hạn chủ yếu trong tổng nguồn vốn của NHNTVN. Nguồn vốn này mang lại sự ổn định, bền vững tương đối cho hoạt động kinh doanh của NH. Tính ổn định của vốn huy động từ thể nhân thể hiện trên một số khía cạnh, đó là: luồng tiền chu chuyển thấp, ít chịu tác động bởi yếu tố thời vụ. Tính tương đối vì nguồn này dễ chịu ảnh hưởng trước các cú sốc do thiếu thông tin, khả năng phân tích yếu, việc ra quyết định phụ thuộc vào một người.

Tiền gửi giao dịch: Trong vài năm gần đây, số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán bằng VND dưới hình thức phát hành thẻ ATM, tài khoản gửi tiền ngoại tệ (để nhận tiền từ nước ngoài gửi về) của NH tăng đột biến. Đến hết năm 2005, NHNTVN đã phát hành được hơn 45.000 thẻ ATM, phát triển gần 600 máy ATM trên 35 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là nguồn tiềm năng với đất nước hơn 80 triệu dân - một thị trường vốn đầy tiềm năng.

Tiền gửi tiết kiệm: Bên cạnh nguồn tiền gửi giao dịch này, NHNTVN cũng liên tục đưa ra các chính sách gia tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm dồn dập thành nhiều đợt, dưới nhiều hình thức phong phú nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền vào NH thay vì cất trữ tại nhà hay đem gửi ở các NHTM hay các TCTD khác. Cụ thể là các sản phẩm tiết kiệm mới như sản phẩm tiết kiệm gắn với bảo hiểm có tên “ Tiết kiệm bảo an VCB ” được tung ra thị trường vào ngày 24/12/2004, có lãi suất hấp dẫn gắn với những ưu đãi về bảo hiểm, hình thức tiết kiệm bậc thang kỳ hạn 2 năm bằng tiền đồng ra mắt ngày 30/12/2004... và hàng loạt các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm mới liên tục được NHNTVN tung ra với mức lãi suất hợp lý kèm theo những tiện ích thu hút khách hàng. Ta có thể khẳng định rằng, với dịch vụ tiết kiệm, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn NHNTVN bởi sự thuận tiện, nhanh chóng và hiện đại mà NHNTVN đem lại. Người dân có thể gửi tiền tại một chi nhánh và rút tiền tại bất kỳ chi nhánh nào trong hệ thống NHNTVN nhờ công nghệ hiện đại và hệ thống thông tin được nối mạng. Ngoài ra, khi có sổ tiết kiệm, khách hàng còn có thể phát hành thẻ tín dụng quốc tế VCB - Visa, VCB - Amex, ... hoặc cầm sổ tiết kiệm để vay tiền đồng tại hệ thống các chi nhánh của NHNTVN hay các TCTD theo quy định hiện hành. NH cũng thực hiện nhiều chương trình quay thưởng, khuyến mại... cho khách hàng của mình một cách thường xuyên, định kỳ. Chính vì vậy, nguồn vốn này đã có quy mô tăng rõ rệt theo từng năm. Ta có thể tổng kết kết quả huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư của NHNTVN qua bảng số liệu sau đây:

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 06/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí