thành phố, như: Hợp tác PTDL 4 tỉnh Bắc Trung bộ; Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh, Quảng Bình (2016); tham gia hợp tác PTDL khu vực Tây Bắc mở rộng (Chương trình kết thúc năm 2017); tổ chức xúc tiến, ký kết hợp tác PTDL với các tỉnh Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (năm 2017),… nhằm tuyên truyền, xúc tiến, kêu gọi đầu tư, kết nối tour, tuyến đưa khách về Thanh Hoá. Thường xuyên tham gia các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch và thương mại tại các tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM (thường niên), Hội chợ du lịch quốc tế ITE thành phố Hồ Chí Minh (thường niên); liên hoan văn hoá du lịch Thừa Thiên Huế, TP. Đà Nẵng, Hoà Bình, Festival ẩm thực quốc tế Nghệ An… đã đem hình ảnh du lịch Thanh Hoá đến gần hơn với du khách trong nước và ngoài nước, thu hút khách du lịch đến với Thanh Hoá. Một số sự kiện văn hoá, du lịch, các lễ hội lớn được tổ chức trang trọng nhằm quảng bá, nâng cao giá trị SPDL như: Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn, Hải Hoà, Hải Tiến (hàng năm), Lễ hội 110 năm du lịch Sầm Sơn (năm 2017), Lễ hội Bà Triệu (hàng năm), lễ hội Lam Kinh (hàng năm)… đã tạo sức lan toả, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch.
b. Quảng bá, xúc tiến du lịch tại nước ngoài
Trong thời gian qua tỉnh Thanh Hoá đã triển khai các hoạt động hợp tác PTDL với các địa phương, đơn vị nước ngoài, như: Phối hợp với tỉnh Hủa Phăn tổ chức “Tuần lễ văn hoá Hữu nghị Thanh Hoá - Hủa Phăn năm 2017” (năm 2017); phối hợp với tỉnh Seongnam (Hàn Quốc) tổ chức cho Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá và Đài Truyền hình ABN, Seongnam ký biên bản ghi nhớ hợp tác tuyên truyền về hình ảnh hai địa phương (năm 2017); làm việc với đoàn công tác của Sở Thông tin, Văn hoá và Du lịch Hủa Phăn, nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào về hợp tác PTDL (năm 2019); đón đoàn khảo sát và làm việc với đoàn công tác của Sở Thông tin, Văn hoá và Du lịch Luông Pha Băng, nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào (năm 2019); Công ty Vietnamcity International Traval Hawaii - Mỹ (năm 2018); hợp tác với Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (năm 2019).
Tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch tại thị trường nước ngoài, như: Tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư tại thị trường các nước trong khu vực (Asean, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) và Châu Âu (Liên Bang Nga, Pháp, Đức…) năm 2017 - 2019, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại Mỹ (năm 2018); mở đường bay thẳng charter Thanh Hoá - Băng Cốc (Thái Lan) do Công ty Vietravel thực hiện với 957 khách trong 06 chuyến bay (năm 2017).
Nhìn chung, sau sự kiện “Năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hoá”, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch của tỉnh đã được quan tâm, tập trung, huy động các nguồn lực, sự vào cuộc của nhiều cơ quan, đơn vị, với các hình thức đa dạng, thường xuyên, liên tục. Nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về du lịch có nhiều chuyển biến; hình ảnh Thanh Hoá đã được quảng bá đến khách du lịch trong và ngoài nước, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hoá trên thị trường du lịch trong nước.
2.1.3.4. Sản phẩm du lịch
Thanh Hóa là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển SPDL tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc sắc. Trong những năm qua, các SPDL Thanh Hóa đang dần được hình thành và ngày càng hoàn thiện, điển hình là các SPDL chính nổi bật như sau:
- SPDL nghỉ dưỡng biển, đảo từng bước tạo dựng được thương hiệu nổi trội tại khu vực phía Bắc và Bắc miền Trung; cơ bản đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các phân khúc thị trường khách du lịch từ trung đến cao cấp. SPDL nghỉ dưỡng biển, đảo của Thanh Hóa được tập trung khai thác ở khu vực bãi biển Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến… là SPDL nghỉ dưỡng biển tầm trung, du lịch đại trà, chủ yếu thu hút đối tượng khách nội địa từ khu vực phía Bắc và Bắc miền Trung vào mùa hè. Du khách tới đây chủ yếu tập trung vào hoạt động du lịch tắm biển thuần túy, ăn hải sản tại các nhà hàng mà chưa đa dạng các hoạt động khác. Từ năm 2015, quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn chính thức đi vào hoạt động đã bước đầu đem lại diện mạo mới cho du lịch biển Thanh Hóa theo hướng cao cấp, hiện đại với nhiều các hoạt động như golf, spa, nhà hàng, quán bar… cũng được tích hợp đầy đủ trong quần thể này. Đặc biệt, với hệ thống bể bơi 4 mùa, khu nghỉ dưỡng này thu hút cả khách du lịch vào những tháng mùa đông, giúp giải quyết tốt khó khăn về vấn đề mùa vụ. Ngoài ra SPDL kết hợp hội nghị hội thảo, kết hợp thể thao (Golf) cũng là những sản phẩm phụ trợ được cung cấp tại khu nghỉ dưỡng biển cao cấp này.
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Chí Đánh Giá Tác Động Tổng Hợp Của Giải Pháp Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Có Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Bền Vững Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa Những Năm Qua
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tỉnh Thanh Hoá
- Thực Trạng Chính Sách Thuế Đối Với Khuyến Khích Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch
- Chi Nsnn Cho Đào Tạo Nnl Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2014-2020
- Chi Nsnn Cho Tuyên Truyền, Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2014 - 2020
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
Hàng năm SPDL biển đảo đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan trải nghiệm. Riêng giai đoạn 2016 - 2020, SPDL này đã đón được 31,9 triệu lượt khách, chiếm 75,9% tổng khách du lịch toàn tỉnh, gấp 2,1 lần giai đoạn 2011 - 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,9%/năm. Trong đó, một số khu du lịch biển trọng điểm như Khu du lịch Sầm Sơn, giai đoạn 2016 - 2020 đón 23 triệu lượt - khách, gấp 1,7 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
8,8%/năm; huyện Hoằng Hoá giai đoạn 2016 - 2020 đón được trên 5,7 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,2%/năm.
- Sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử được chú trọng phát huy giá trị, bước đầu thu hút số lượng đáng kể khách du lịch tham gia. SPDL này tập trung ở các điểm đến như: Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Bà Triệu, Hàm Rồng, Đền Am Tiên, Động Từ Thức, tìm hiểu di tích khảo cổ Đông Sơn… Các hoạt động du lịch văn hóa, lịch sử chủ yếu là tham quan, tìm hiểu về văn hóa lịch sử; các hoạt động vui chơi dành cho gia đình và đối tượng trẻ em còn thiếu, chất lượng chưa cao so với các điểm đến khác; chất lượng thuyết minh tại chỗ còn yếu, chưa đáp ứng số lượng lớn du khách vào một thời điểm; đồ thủ công mỹ nghệ lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách còn ít, chất lượng kém.
Riêng trong giai đoạn 2016 - 2020, SPDL văn hoá, lịch sử đón 6,85 triệu lượt khách, chiếm 16,2% tổng khách du lịch toàn tỉnh, gấp 1,6 lần giai đoạn 2011 - 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,6%/năm. Trong đó, nổi bật như Khu du lịch Lam Kinh, giai đoạn 2016 - 2020 đón trên 1,2 triệu lượt khách, gấp 2,43 lần giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,9%/năm; Khu Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, giai đoạn 2016 - 2020 đón 597 nghìn lượt khách, gấp 1,87 lần giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,5%/năm.
- Sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng đã và đang trở thành thế mạnh của du lịch Thanh Hoá. SPDL này tập trung tại nhiều địa phương miền núi như xã Trí Nang (huyện Lang Chánh); xã Cẩm Lương (huyện Cẩm thuỷ) và các huyện Bá Thước, Như Thanh, Vĩnh Lộc, Như Xuân, Thường Xuân, Quan Sơn, Quan Hoá. Các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí và cơ sở vật chất tại đây còn hạn chế nên lượng khách quay lại còn ít, hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp. Các SPDL sinh thái tại đây chưa thực sự nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh khác trong vùng.
Kết quả, giai đoạn 2016 - 2020 các điểm du lịch cộng đồng đón được trên 2,38 triệu lượt khách, chiếm 5,8% tổng lượt khách du lịch toàn tỉnh, gấp 1,95 lần giai đoạn 2011 - 2015; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,3%/năm. Trong đó, nổi bật là Khu du lịch Suối Cá Cẩm Lương, giai đoạn 2016 - 2020 đón được trên 1,4 triệu lượt khách, gấp 1,88 lần giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,4%/năm. Du lịch cộng đồng Bá Thước, giai đoạn 2016 - 2020 đón được 199 nghìn lượt khách, gấp 4,0 lần giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,9%/năm.
- Sản phẩm bổ trợ: Các SPDL bổ trợ rất đa dạng và phong phú điển hình là các SPDL làng nghề như: Nghề cói Nga Sơn, đúc đồng Thiệu Trung - Thiệu Hóa, nghề dệt thổ cẩm tại các bản vùng cao… Ngoài ra, các SPDL khác cũng được triển khai như Tuyến du lịch Sông Mã - sản phẩm mới khai thác, kết nối được nhiều điểm du lịch, có tính trải nghiệm, tuy nhiên hình thức và chất lượng sản phẩm mới chỉ ở mức trung bình. Một số SPDL mới nổi như làng cổ Đông Sơn, trải nghiệm đồng quê trên địa bàn thành phố Thanh Hoá; chương trình trải nghiệm trồng rau sạch tại xã Yên Lễ (huyện Như Xuân), tại xã Trí Nang (huyện Lang Chánh); chụp ảnh hoa sen trong Nội thành Thành Nhà Hồ, chụp ảnh hoa súng tại khu du lịch Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc)…
Một số SPDL do doanh nghiệp đầu tư được đưa vào phục vụ khách du lịch, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, như: Tuyến du lịch đường thuỷ Hải Tiến - Đảo Nẹ (huyện Hoằng Hoá); Du lịch Động Tiên Sơn - Hàm Rồng, làng Văn hoá dân tộc xứ Thanh, Xứ Thanh Eco-villa (thành phố Thanh Hoá); Nông trại Golden Cow (huyện Thường Xuân); Nông trại QueenFarm (huyện Quảng Xương), Làng du lịch Yên Trung - Yên Trung Eco-villa (huyện Yên Định)… bước đầu thu hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch.
Kết quả, giai đoạn 2016 - 2020, các SPDL mới nổi thu hút lượng lớn khách du lịch tham quan, trải nghiệm, như: Nông trại Golden Cow (huyện Thường Xuân) năm 2019 đón 28.800 lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ; Làng Văn hoá dân tộc xứ Thanh (thành phố Thanh Hoá) năm 2019 đón được 6.200 lượt khách, tăng 11,4% so với cùng kỳ; Điểm chụp hoa súng tại Khu du lịch Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc), năm 2019 đón được 8.900 lượt khách, tăng 9,2% so với cùng kỳ; Du lịch Động Tiên Sơn - Hàm Rồng (thành phố Thanh Hoá), năm 2019 đón được 7.600 lượt khách, tăng 7,9% so với cùng kỳ.
2.2. THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH THANH HÓA
2.2.1. Thực trạng các giải pháp tài chính về xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch
2.2.1.1. Thực trạng chi NSNN đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch
Trong giai đoạn 2014 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức triển khai thực hiện tương đối đồng bộ các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực CSHT du lịch. Các chính sách này nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho CSHT du lịch nhằm tạo ra hệ thống CSHT đồng bộ, hoàn thiện tạo cơ sở để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài vào PTDL.
Cơ chế, chính sách của Nhà nước
Một số văn bản pháp lý tiêu biểu của Trung ương đó là: Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 về việc ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhằm hỗ trợ vốn cho các địa phương phát triển hạ tầng khu công nghiệp trong đó có cả du lịch. Nội dung của chính sách là hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp, đường gom, đường cầu vào điểm du lịch trong khu công nghiệp, hỗ trợ hệ thống xử lý nước thải và chất thải của điểm du lịch trong khu công nghiệp [80]. Cơ chế phân bổ: (i) Chi NSNN được hỗ trợ từ Trung ương cho xây dựng hạ tầng du lịch trong khu công nghiệp tối đa không quá 100 tỷ đồng cho mỗi dự án đối với địa phương có tỷ lệ số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương so với chi ngân sách địa phương lớn hơn 60%. (ii) Chi NSNN được hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch trong khu công nghiệp tối đa không quá 70 tỷ đồng cho mỗi dự án đối với địa phương có tỷ lệ công nghiệp trong GDP của địa phương thấp hơn tỷ trọng công nghiệp trong GDP của cả nước ít nhất 10%; Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 về việc Ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển [81]. Chính sách mang ý nghĩa quan trọng đối với PTDL ven biển của địa phương để đầu tư xây dựng hệ thống giao thông trục chính trong các khu du lịch ven biển và hệ thống giao thông kết nối các khu du lịch ven biển với hệ thống giao thông bên ngoài. Hỗ trợ đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung và hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu du lịch trong khu công nghiệp, khu phi thuế quan trong khu kinh tế ven biển (bao gồm hệ thống thoát nước thải, trạm xử lý nước thải tập trung).
Các chính sách của Trung ương trong thời gian qua chủ yếu tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT như đường giao thông, hệ thống xử lý nước thải, chất thải trong trong khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển. Các chính sách này khi thực hiện còn mang tính dàn trải, phạm vi hẹp chủ yếu ở khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển nên chưa tạo ra bước đột phá, đồng đều cho PTDL bền vững của địa phương.
Cơ chế, chính sách của địa phương
Cùng với việc thực thi các chính sách của Trung ương, tỉnh Thanh Hoá đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển CSHT du lịch có sử dụng nguồn chi NSNN để thu hút các nguồn lực cho PTDL, góp phần giải quyết việc
làm, nâng cao đời sống người dân; các nghị quyết về phân bổ vốn đầu tư thuộc NSNN cho đầu tư xây dựng, nâng cấp các hạng mục, công trình CSHT du lịch không có khả năng hoàn vốn nhằm PTDL tỉnh Thanh Hoá. Cụ thể như:
Quyết định số 2218/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành ngày 16/7/2009 “Phê duyệt dự án: điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” [105]. Với cơ chế phân bổ: (i) ưu tiên chi NSNN đầu tư vào hệ thống hạ tầng như: giao thông, đường điện, cấp thoát nước nhằm đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT du lịch. (ii) Chi NSNN cho CSHT du lịch được ưu tiên lồng ghép trong các chương trình PTDL với các chương trình phát triển các ngành khác có liên quan đến hoạt động du lịch như: các chương trình phát triển giao thông nông thôn gắn với phát triển các hệ thống hạ tầng PTDL; các chương trình về môi trường gắn với chương trình bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên và môi trường du lịch; các chương trình xóa đói giảm nghèo gắn với PTDL làng nghề.
Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hoá giai đoạn 2016 - 2020 [96]. Cơ chế phân bổ: Chi NSNN ưu tiên đầu tư xây dựng đường giao thông, biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch; biển bảng giới thiệu di tích; hệ thống nước thải, rác thải, cấp điện, cấp nước; xây dựng nhà đón tiếp khách, bãi đỗ xe, khu vệ sinh ở các khu du lịch trọng điểm: Sầm Sơn, Hàm Rồng, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Hải Hoà, Hải Tiến, Đảo Mê, Vườn quốc gia Bến En, Nghi Sơn, Suối cá Cẩm Lương, Động Từ Thức, Động Bo Cúng, làng Năng Cát, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Pù Luông, Pù Hu, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ…
Quyết định số 4802/QĐ-UBND ngày 3/12/2018 Phê duyệt Đề án Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025. Cơ chế phân bổ: Chi NSNN 300 triệu đồng/1 nhà vệ sinh công cộng cho các khu du lịch trọng điểm có lượng khách lớn, các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh được công nhận di sản thế giới, cấp quốc gia đặc biệt, quốc gia, khu vực trung tâm các thành phố lớn như thành phố Thanh Hoá, thành phố Sầm Sơn. Ưu tiên bố trí tại các khu chưa có nhà đầu tư hoặc khó thu hút nhà đầu tư. Đối với các khu du lịch đã có nhà đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn đảm bảo theo quy định. Chi NSNN được phân bổ cho các hạng mục cơ bản như thiết kế, vật liệu xây dựng, trang thiết bị vệ sinh... nhằm tạo ra hệ thống nhà vệ sinh tiện ích, hiện đại, có tính thẩm mĩ cao, tạo sự thoải mái khi sử dụng, phù hợp với văn hoá, thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam và mỗi địa phương.
Cơ chế, chính sách chi ngân sách của địa phương cho CSHT du lịch đã thể hiện tính hiệu lực và phù hợp với chiến lược PTDL của địa phương là chủ yếu tập trung vào hỗ trợ đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp thoát nước, nhà vệ sinh công cộng tại các khu điểm du lịch trọng điểm.
Kết quả đạt được:
Thực hiện những chủ trương, chính sách trên, trong giai đoạn 2014 - 2020, chi NSNN chủ yếu phân bổ NSNN cho hệ thống đường giao thông, đường sông, hệ thống rác thải, nước thải, nhà vệ sinh công cộng…
Chi NSNN với vai trò định hướng các nguồn lực đầu tư cho PTDL đã thu hút được tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho du lịch đạt 19.784,030 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân 79,97%/năm (giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14.994,93 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 24,71%/năm). Trong đó vốn đầu tư cho lĩnh vực CSHT đạt 1.848,4 tỷ đồng chiếm 9,36%, với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 18,44%/năm.
Chi NSNN cho du lịch giai đoạn 2014 - 2020 đạt 3.502,99 tỷ đồng, chiếm 81,48% trong tổng chi NSNN cho PTDL và đạt 83,29% kế hoạch (giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ chi NSNN tăng trưởng bình quân đạt 18,44%), năm 2017 chi NSNN cho CSHT đạt lớn nhất là 1.009,179 tỷ đồng, chiếm 89,42% trong tổng chi NSNN cho đầu tư PTDL. Với nguồn vốn từ NSNN đã có 43 dự án CSHT đã được triển khai thực hiện theo hướng đồng bộ, khang trang, hiện đại tăng tính kết nối giữa các khu, điểm du lịch trong tỉnh như hệ thống đường giao thông, hệ thống điện nước, nhà vệ sinh công cộng… [Phụ lục 10]. Cụ thể:
Đơn vị: Triệu đồng
2.000.000
1.000.000
0
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
CSHT du lịch
CSHT phục vụ đường sông Cơ sở hạ tầng làng nghề Hạ tầng phụ trợ
Đường giao thông
Hệ thống nước thải, rác thải, điện nước Nhà vệ sinh công cộng
Biểu đồ 2.6. Chi NSNN đối với cơ sở hạ tầng du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2020
Nguồn: Sở Tài chính Thanh Hóa
- Về hệ thống đường giao thông: Trong giai đoạn này, chi NSNN cho CSHT du lịch trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đường giao thông nối các khu, điểm du lịch trọng điểm với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ giai đoạn 2014 - 2017 và ổn định giai đoạn 2018 - 2020 từ đó làm đòn bẩy thu hút các dự án đầu tư từ bên ngoài vào. Chi NSNN cho đường giao thông giai đoạn này đạt 2.901,832 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 82,84%, tốc độ tăng bình quân đạt 121,99%/năm (chi NSTW chiếm 60,37% và chi ngân sách địa phương chiếm 39,62%). Quy mô vốn giai đoạn 2015 - 2017 cho CSHT du lịch tăng mạnh nhất, với tốc độ tăng bình quân là 907,98%/năm, điều này phản ánh đúng thực trạng CSHT du lịch ở địa phương đang cần được đầu tư nhiều. Nhờ đó, tạo thuận lợi cho quá trình đi lại của khách du lịch. Nguồn vốn này được chia thành hai khoản đầu tư chính là xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo đường giao thông nối các khu, điểm du lịch, cụ thể chi NSNN cho xây mới hệ thống giao thông là 2.017,051 tỷ đồng (chiếm 59,51%) và chi NSNN nâng cấp, cải tạo đường giao thông là 884,781 tỷ đồng (chiếm 40,49%) [phụ lục 11]. Cụ thể:
Chi NSNN cho xây dựng mới đường giao thông nối các khu, điểm du lịch: Chi NSNN cho xây dựng đường giao thông nối các khu, điểm du lịch được tỉnh Thanh Hoá triển khai xây dựng tương đối nhiều, đạt 2.017,051 tỷ đồng với nhiều tuyến đường lớn như: Chi NSNN đường giao thông đến Khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá đạt 139,877 tỷ đồng (NSTW hỗ trợ 6 tỷ); Chi NSNN xây dựng đường trục chính trung tâm huyện Vĩnh Lộc nối QL217 với QL45 (thuộc khu du lịch Thành Nhà Hồ) huyện Vĩnh Lộc đạt 149,778 tỷ đồng; Chi NSNN dự án đường bộ ven biển qua địa phận tỉnh Thanh Hoá (tiểu dự án 4: Đoạn từ Đại lộ Nam Sông Mã, Sầm Sơn đến Cầu Ghép, Quảng Xương) đạt 1.374,662 tỷ đồng (trong đó NSTW hỗ trợ 1.369,325 tỷ đồng); chi NSNN Dự án đường Trần Nhân Tông đoạn từ điểm cuối giai đoạn 1 đại lộ Nam Sông Mã đến đường Nguyễn Du, thị xã Sầm Sơn đạt 64,79 tỷ đồng… Chi NSNN đã hình thành mạng lưới giao thông vận tải quy mô lớn, có tính chất quan trọng tạo thuận lợi cho việc đi lại giữa các khu, điểm du lịch từ đó thúc đẩy thu hút khách du lịch và là đòn bẩy thu hút các dự án du lịch có vốn đầu tư từ bên ngoài vào PTDL bền vững tỉnh Thanh Hoá.
Chi nâng cấp, cải tạo đường giao thông: Ngoài việc xây dựng các đường giao thông mới thì việc chi NSNN cho đầu tư nâng cấp, cải tạo đường giao thông bị hư hỏng, xuống cấp trong quá trình sử dụng cũng có vai trò rất quan trọng. Trong giai