sản năm 2020 đạt 26 triệu đồng/người, tăng 2,6 triệu đồng so với năm 2014; năng suất lao động ngành công nghiệp - xây dựng đạt 138 triệu đồng, tăng 57,84 triệu đồng; năng suất lao động ngành dịch vụ đạt 114,3 triệu đồng, tăng 47,38 triệu đồng.
Về chuyển dịch cơ cấu lao động: Năm 2020, lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 37,9%, giảm 10,0% so với năm 2015 và giảm 12,24% so với năm 2014; lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 35,1%, tăng 7,6% so với năm 2015 và tăng 9,28% so với năm 2014; lao động đang làm việc trong các ngành dịch vụ chiếm 27,0%, tăng 2,4% so với năm 2015, tăng 2,96% so với năm 2014. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ.
Thu NSNN: Thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2014 - 2020 tăng bình quân hằng năm 17,92%/năm (giai đoạn 2014 - 2015 tăng bình quân 17%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 18,1%/năm); bình quân giai đoạn 2014 - 2020, thu nội địa chiếm 77% tổng thu, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 23% tổng thu NSNN trên địa bàn. Cơ cấu thu nội địa có sự biến động theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Về xã hội: Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội trên địa bàn tỉnh cũng được quan tâm, chăm lo, có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên rõ rệt. Giai đoạn 2014 - 2020, toàn tỉnh tạo thêm việc làm cho khoảng 462.165 lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn duy trì ở mức thấp và có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân giai đoạn 2014 - 2015 giảm 3,1%/năm, giai đoạn 2016
- 2020 giảm 2,5%/năm; năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh chỉ còn khoảng 1,01%; đời sống của hộ nghèo được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân của hộ nghèo năm 2020 đạt khoảng 1,72 triệu đồng/người/tháng, gấp 2,5 lần năm 2015 [phụ lục 4].
2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá
2.1.2.1. Về kinh tế
a. Số lượng khách du lịch
Trong những năm qua số lượng khách du lịch đến Thanh Hóa giai đoạn 2014 - 2019 có xu hướng tăng mạnh với tốc độ tăng bình quân đạt 16,37%/năm, năm 2014 đạt 4.536 nghìn lượt khách với doanh thu là 3.690 tỷ đồng thì đến năm 2019 số khách du lịch đã tăng lên cao đạt 9.655 nghìn lượt khách với doanh thu tăng đạt 14.526 tỷ đồng, đứng thứ 4 cả nước về số lượng khách đến tham quan. Trong đó số lượng
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 8
- Tiêu Chí Đánh Giá Tác Động Tổng Hợp Của Giải Pháp Tài Chính Đến Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Có Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Bền Vững Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa Những Năm Qua
- Thực Trạng Các Giải Pháp Tài Chính Thúc Đẩy Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tỉnh Thanh Hóa
- Thực Trạng Chính Sách Thuế Đối Với Khuyến Khích Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch
- Chi Nsnn Cho Đào Tạo Nnl Du Lịch Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2014-2020
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
khách quốc tế tăng trưởng nhanh hơn số khách du lịch nội địa, nếu như năm 2014 số lượng khách quốc tế đạt 4.435,33 nghìn lượt khách thì đến năm 2019 đạt 9.354,55 nghìn lượt khách, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế bình quân giai đoạn đạt 24,49%. Số lượng khách nội địa cũng tăng, nhưng tốc độ tăng chậm hơn khách quốc tế với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2019 đạt 16,15%. Thị trường khách quốc tế đến tham quan du lịch Thanh Hoá nhiều phải kể đến là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản…. Sang năm 2020 do diễn biến phức tạp của dịch covid 19 dẫn đến lượng khách du lịch đến Thanh Hoá giảm xuống còn 7.341.000 lượt khách, trong đó lượt khách quốc tế giảm mạnh từ 300.450 lượt khách xuống còn 35.550 lượt khách và khách nội địa cũng giảm từ 9.354.550 lượt khách xuống còn
7.305.450 lượt khách [Phụ lục 7]. Như vậy, trong giai đoạn 2014 - 2020, số lượng khách du lịch đến Thanh Hoá tăng bình quân giai đoạn đạt 9,64%, đạt kế hoạch đề ra và không có năm nào tăng trưởng dưới 10%, riêng năm 2020 do đại dịch covid 19 nên lượng khách du lịch đến tỉnh Thanh Hoá kéo theo giảm xuống. Trong đó, số lượng khách quốc tế có tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn số lượng khách nội địa và đều tăng trưởng bền vững.
Với nhịp độ tăng trưởng khách du lịch tăng tương đối mạnh như vậy sẽ gây sức ép cho quá trình phát triển CSHT du lịch của địa phương.
(Đơn vị: Lượt khách)
15.000.000
10.000.000
5.000.000
0
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng lượt khách
Khách quốc tế
Khách nội địa
Biểu đồ 2.1. Số lượt khách du lịch đến tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020
Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá
b. Doanh thu và giá trị gia tăng của ngành du lịch
Về doanh thu của ngành du lịch: Trong giai đoạn 2014 - 2019, doanh thu du lịch của tỉnh Thanh Hóa tăng trưởng khá cao, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 31,7%/năm. Trong đó, doanh thu từ khách quốc tế có xu hướng gia tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 45,23%/năm. Sang năm 2020 do
diễn biến của dịch bệnh đã làm lượng khách đến thăm quan giảm, dẫn đến doanh thu ngành du lịch giảm xuống còn 10.394 tỷ đồng [Phụ lục 7].
Giá trị gia tăng của ngành du lịch: Doanh thu du lịch tăng lên làm cho GTGT ngành du lịch đóng góp vào tổng sản phẩm của tỉnh Thanh Hóa cũng tăng theo. Giai đoạn 2014 - 2019, GTGT ngành du lịch tăng trưởng bình quân đạt 12,19%/năm, đạt kế hoạch đề ra và không có năm nào tăng trưởng dưới 10%. Nếu như năm 2014 giá trị tăng thêm ngành du lịch đạt 4,8%, thì đến năm 2019 giá trị này đã tăng lên 8,42% trong tổng cơ cấu nền kinh tế. Năm 2020 do diễn biến của dịch covid 19, ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch, nhưng giá trị tăng thêm của ngành du lịch vẫn đóng góp vào ngân sách tỉnh là 7.525 tỷ đồng, đóng góp 7,4% vào nền kinh tế địa phương. Trong đó giai đoạn 2014 - 2015 giá trị này đạt cao nhất với tốc độ tăng bình quân đạt 26,57%, do chi NSNN trong giai đoạn này tăng để tổ chức năm du lịch Quốc gia của tỉnh Thanh Hoá. Như vậy, ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương [Phụ lục 7].
Đơn vị: Triệu đồng
30.000.000
25.000.000
20.000.000
10.418.000
8.904.000
6.720.000
7.525.000
15.000.000
10.000.000
5.000.000
0
5.290.320
3.280.000
4.500.000
10.394.000
14.526.000
3.690.000
Năm 2014
5.180.000
Năm 2015
6.298.000
8.000.000
10.605.000
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019 Năm 2020
Tổng thu từ khách du lịch
GRDP Du lịch
Biểu đồ 2.2. Doanh thu và GRDP du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020
Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá
c. Hệ thống cơ sở lưu trú
Trong thời gian qua hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Thanh Hóa phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể:
Về số lượng CSLT: CSLT du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2014 số lượng CSLT du lịch đạt 608 cơ sở và tăng lên 925 cơ sở vào năm 2020, tốc độ tăng bình quân giai đoạn đạt 8,18%/năm và
tăng không đều. Chất lượng CSLT tăng lên, thể hiện ở chỗ số lượng CSLT đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao trở lên tăng tốc độ nhiều nhất với mức tăng bình quân giai đoạn đạt 37,49%/năm, sau đó đến CSLT đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 2 sao với mức độ tăng trưởng bình quân đạt 14,58%/năm, cuối cùng là CSLT đạt tiêu chuẩn kiểm định du lịch tăng bình quân đạt 13,89%/năm. Như vậy, số CSLT đạt tiêu chuẩn 1 - 5 sao tăng trưởng bền vững, còn CSLT đạt tiêu chuẩn kiểm định phát triển không bền vững [phụ lục 6].
Về số lượng phòng: Tương ứng với số lượng CSLT tăng lên thì số phòng cũng tăng lên. Trong đó số phòng tương ứng với khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên tăng nhiều nhất, năm 2014 số phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao đạt 980 phòng, đến năm 2020 đã tăng lên đạt 5.040 phòng, gấp 5,14 lần so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2020 là 36,23%/năm. Sau đó đến số phòng của cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn kiểm định du lịch tăng bình quân giai đoạn đạt 21,14%/năm và cuối cùng là số phòng của cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 1 - 2 sao có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,24%/năm [phụ lục 7].
Đơn vị: Cơ sở
Năm 2020
Năm 2019
Năm 2018
Năm 2017
Năm 2016
Năm 2015
Năm 2014
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900 1000
Nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn KDDL Cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn 1- 2 sao
Cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao trở lên Cơ sở lưu trú
Biểu đồ 2.3. Số lượng cơ sở lưu trú tỉnh thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020
Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá
2.1.2.2. Về xã hội
a. Đóng góp cho ngân sách địa phương: Trong giai đoạn 2014 - 2020 thu NSNN của ngành du lịch luôn tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng bình quân đạt 28,42%/năm (tăng cao hơn so với tốc độ thu NSNN tỉnh Thanh Hoá chỉ đạt 17,6%/năm), đạt kế hoạch đề ra và không có năm nào tăng dưới 10% (trừ giai đoạn
2019 - 2020). Nguồn thu này sẽ giúp tỉnh đầu tư quay trở lại hỗ trợ cho người dân địa phương và PTDL tỉnh Thanh Hoá.
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2020
Năm 2019
Năm 2018
Năm 2017
Năm 2016
Năm 2015
Năm 2014
591
653
466
352
265
215
142
19567,00
18453,600
16517,900
11569,300
11881,200
11151,900
,00 5000,00
7910,100
10000,00
15000,00
20000,00
Thu NSNN từ ngành du lịch
Tổng thu NSNN nội địa tỉnh Thanh Hoá
Biểu đồ 2.4. Thu NSNN ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020
Nguồn: Sở Tài chính Thanh Hoá
b. Tỷ lệ lao động địa phương đang làm việc trong ngành du lịch: Trong giai đoạn 2014 - 2020 tốc độ tăng trưởng lao động trong ngành du lịch bình quân đạt 16,28%, đạt kế hoạch đề ra và không có năm nào tăng trưởng dưới 10%. Trong đó lao động du lịch qua đào tạo tăng mạnh, tốc độ tăng bình quân giai đoạn đạt 19,63% và không có năm nào tăng trưởng dưới 10%. Thu nhập lao động địa phương ngành du lịch: GRDP bình quân đầu người ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 tăng trưởng bình quân đạt 15,72%, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá bình quân giai đoạn 2014 - 2015 xuống còn 3,57%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 giảm còn 2,56%/năm. Mặt khác, giải pháp tài chính cũng đã góp phần thúc đẩy thu nhập của các làng nghề du lịch ngày càng tăng lên từ 3,86 triệu đồng/tháng năm 2014, tăng lên 4,11 triệu đồng/tháng năm 2019 và giảm xuống còn 2,8 triệu đồng/tháng năm 2020.
2.1.2.3. Về môi trường
a. Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo và bảo vệ: Trong giai đoạn 2014 - 2020 có 14 dự án di tích du lịch được đầu tư tôn tạo tương ứng với nguồn kinh phí 418,256 tỷ đồng, chiếm 9,73%, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn đạt 243,17% được triển khai thực hiện, tiêu chí này chưa đạt kế hoạch đề ra [phụ lục 22]. Các năm đều có tốc độ tăng trưởng tăng, nhưng riêng có năm năm 2018 chi NSNN cho hoạt động này giảm so với năm 2017. Như vậy tiêu chí về tu bổ, tôn tạo di tích du lịch chưa đạt mục tiêu bền vững.
b. Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch: Trong những năm qua với sự quan tâm của UBND tỉnh chi NSNN cho quy hoạch khu, điểm du lịch giai đoạn 2014 - 2020 đạt 47,269 tỷ đồng tương ứng với 34 dự án quy hoạch du lịch được lập, với tốc độ tăng là 11,7%, đã đạt kế hoạch đề ra [phụ lục 21]. Với nguồn chi NSNN công tác lập quy hoạch PTDL trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được triển khai kịp thời và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
c. Bảo vệ môi trường du lịch: Chi NSNN cho bảo vệ môi trường du lịch giai
đoạn 2014 - 2020 cũng đã được tỉnh Thanh Hoá chú trọng cụ thể:
Hệ thống nhà vệ sinh công cộng: Trong giai đoạn 2014 - 2020 chi NSNN đã xây dựng được 71 nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại các khu điểm du lịch như: Hải Tiến (Hoằng Hoá), Sầm Sơn, Hải Hoà (Tĩnh Gia), Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc), Lam Kinh (Thọ Xuân)… với tốc độ tăng trưởng bình quân là 23,45%, chưa đạt kế hoạch đề ra. Chi NSNN đã hỗ trợ cho hầu như toàn bộ các khu du lịch trọng điểm đều có ít nhất một nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên với số lượng khách đến Thanh Hoá ngày càng tăng cao, hệ thống nhà vệ sinh công cộng hiện tại chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng trên địa bàn trong những ngày cao điểm, tiêu chí này chưa đạt mục tiêu bền vững.
Hệ thống xử lý rác thải: Với nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN và nguồn vốn từ bên ngoài đến cuối năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có 21 lò đốt rác, trong đó có 9 lò đốt được đầu tư từ nguồn NSNN với tổng công suất 46,8 tấn/ngày và 12 lò đốt rác được đầu tư từ nguồn vốn bên ngoài với tổng công suất 173 tấn/ngày đêm, đạt 85%, chưa đạt kế hoạch đề ra. Với nguồn kinh phí từ NSNN đã giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các khu, điểm du lịch. Tuy nhiên, với khối lượng chất thải ngày càng tăng lên thì hệ thống rác thải sẽ không đạt yêu cầu xử lý trong tương lai. Do vậy, tiêu chí này chưa đạt mục tiêu PTBV.
Như vậy, dựa vào hệ thống tiêu chí môi trường dùng để đánh giá tính bền vững của du lịch tỉnh Thanh Hoá được đánh giá là vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng có tiềm ẩn nguy cơ thiếu bền vững trong tương lai.
Xét một cách toàn diện, thông qua các chỉ tiêu PTDL bền vững thì du lịch tỉnh Thanh Hoá mới PTBV về mặt kinh tế và cơ bản về mặt xã hội còn về mặt môi trường vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát nhưng có tiềm ẩn yếu tố chưa bền vững trong tương lai. Như vậy các giải pháp tài chính đặt ra trong thời gian tới cần tập trung
nhiều đến vấn đề PTBV du lịch về mặt môi trường nhưng vẫn duy trì được yêu cầu bền vững về mặt kinh tế và xã hội trong tương lai.
2.1.3. Thực trạng các yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch bền vững
2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng du lịch
Thanh Hóa là tỉnh có đường biên giới cả trên bộ và trên biển, khu vực miền núi, vùng biển rộng lớn, có đảo Mê, đảo Nẹ. Với hệ thống giao thông thuận lợi, gồm đầy đủ các loại hình, với nhiều trục tuyến giao thông quan trọng của quốc gia đi qua: Đường bộ có tuyến cao tốc Bắc Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển, quốc lộ 47, quốc lộ 45, quốc lộ 217, quốc lộ 15, Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, đường tuần tra biên giới, đường sắt Bắc Nam... Hệ thống giao thông đường thủy phát triển dọc Sông Chu, Sông Mã và 102 km bờ biển có Cảng nước sâu Nghi Sơn. Đường hàng không có Cảng hàng không Thọ Xuân (sử dụng cả mục đích quân sự và dân sự) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thành Cảng hàng không quốc tế. Từ Thanh Hóa có thể kết nối với các địa phương, vùng miền trong nước và các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng không, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, cũng như PTDL. Hơn nữa, Thanh Hóa có hệ thống bưu chính viễn thông của tỉnh Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet...
2.1.3.2. Nguồn nhân lực du lịch
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển và biến đổi về chất của du lịch tỉnh Thanh Hóa, thì chất lượng NNL du lịch cũng như tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch đã được tỉnh nhìn nhận một cách đúng đắn. Kết quả cho thấy số lượng lao động làm việc ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2014
- 2020 có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16,28%. Trong đó số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao từ 67,31% năm 2014 tăng lên 79,8% năm 2020, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 19,01%/năm. Số lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm từ 32,68% năm 2014 xuống còn 20,2% năm 2020 với tốc độ tăng bình quân là 7,49%/năm [Phụ lục 8]. Số lao động qua đào tạo tăng lên đó là do thời gian qua tỉnh Thanh Hoá đã ưu tiên dành một phần kinh phí từ NSNN để triển khai, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, du lịch cộng đồng, thuyết minh viên, hướng dẫn viên… cho NNL du lịch.
Đơn vị: Người
50.000
40.000
30.000
33.500
26.400
40.600
32.400
20.000
10.000
16.460
11.080
5380
18.600
13.500
5100
20.800
15.200
5600
24.300
18.050
28.400
21.940
6250
6460
7100
8200
0
Năm 2014
Năm 2015
Tổng số
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Qua đào tạo
Chưa qua đào tạo
Biểu đồ 2.5. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020
Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá
2.1.3.3. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch
a. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước
Trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước được đổi mới cả về nội dung và hình thức: Tuyên truyền trên Youtube, Facebook; thực hiện các chương trình truyền hình thực tế: thực hiện thường xuyên, liên tục việc xây dựng và phát sóng các chuyên đề, chuyên mục, phim tài liệu, phóng sự, ký sự, bản tin, bài viết giới thiệu tiềm năng, sản phẩm và phản ánh hoạt động du lịch trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương; đặt paner tuyên truyền về các điểm đến du lịch trên các tạp chí điện tử; tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử của ngành, các địa phương và đường dẫn đến các tỉnh bạn; sản xuất các ấn phẩm du lịch với gần 60.000 ấn phẩm các loại, đĩa DVD phim tư liệu, sách ảnh, song ngữ;
10.000 tờ bản đồ du lịch Thanh Hoá và các loại tập san, tập gấp tuyên truyền du lịch; các doanh nghiệp du lịch lớn trong tỉnh đã chủ động tuyên truyền hình ảnh du lịch Thanh Hoá trên các website quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp; xây dựng, lắp đặt các kiot cung cấp thông tin du lịch; lắp dựng 221 biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch, nâng cấp số biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh lên 675 biển, nhằm thuận lợi cho hoạt động tham quan của khách du lịch; tổ chức Lễ phát động và ký cam kết tham gia Chương trình kích cầu du lịch nội địa…Tổ chức đón tiếp các đoàn Đại sứ, báo chí, truyền thông lớn của 7 quốc gia đến khảo sát, quảng bá về Thanh Hoá, như: Đài BBC - Vương Quốc Anh, NHK - Nhật Bản, AL - Mekhual - Kuwait, China Daily - Trung Quốc…Thực hiện hợp tác, liên kết PTDL với các tỉnh,