Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 10


những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa rủi ro và đẩy mạnh hoạt động thanh toán XNK không thể không xuất phát từ phía các khách hàng. Hiện nay có rất nhiều các đơn vị tham gia hoạt động XNK nhưng có không ít các giám đốc của các đơn vị này lại chưa sử dụng thành thạo ngoại ngữ do vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng với bạn hàng phải qua phiên dịch. Bên cạnh đó trình độ của cán bộ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thương mại quốc tế. Như vậy, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong các đơn vị kinh doanh XNK hiện nay mang tính cấp thiết. Cụ thể phải chú trọng những vấn đề sau:

- Các đơn vị khi tham gia XNK phải có cán bộ chuyên trách về XNK. Các cán bộ này phải qua đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật pháp trong thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế, có năng lực trong công tác và đặc biệt phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh.

- Kiên quyết bài trừ tư tưởng làm ăn kiểu chụp giựt, lừa đảo. Trong kinh doanh, trung thực là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo duy trì quan hệ làm ăn lâu dài với các bạn hàng và do đó nó cũng chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Trong quan hệ thanh toán với Ngân hàng, các doanh nghiệp cần giữ vững chữ tín, thực hiện cam kết với Ngân hàng. Phải luôn giữ quan hệ chặt chẽ với Ngân hàng, thực hiện đúng các chỉ dẫn của về các điều khoản của L/C. Khi có tranh chấp, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho Ngân hàng và phối hợp với Ngân hàng để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục chứ không nên quy trách nhiệm cho ngân hàng.

- Đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, khi lập bộ chứng từ thanh toán cần phải chú ý đến những đặc điểm của từng loại chứng từ, nhất là những chi tiết dễ bị sai sót và xuất trình bộ chứng từ theo đúng thoả thuận. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, khi chấp nhận bộ chứng từ để thanh toán tiền hàng cần kiểm tra hàng và bộ chứng từ cẩn thận để tránh xảy ra tranh chấp về hàng hoá sau này đặc biệt là trong trường hợp do nhu cầu cấp thiết về


hàng hoấ nên đã chấp nhận mọi điều kiện của chứng từ để ngân hàng bảo lãnh cho nhận hàng trước khi chứng từ tới.

- Các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế phải lường trước được những bất lợi khi có tranh chấp xảy ra và bị khởi kiện ở nước ngoài. Trong trường hợp bị khởi kiện ở nước ngoài, do khả năng về tài chính và nghiệp vụ có hạn nên phía Việt Nam ít thành công trong các phiên toà quốc tế. Do vậy, khi được quyền chọn toà xử án khi có tranh chấp nên chọn Trọng tài xét xử trong nước (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam) để tránh những rủi ro trên.

Như vậy, chỉ khi các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế thực hiện đúng các điều kiện trên thì công tác thanh toán qua Ngân hàng mới nhanh chóng thuận tiện và hoạt động XNK của đơn vị mới có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Kết luận chương 3:

Năm 2008 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới cũng như đối với Việt Nam. Do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực và những bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế, nhịp độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây có tốc độ chậm lại. Rõ ràng môi trường kinh tế vĩ mô hiện nay đang gây cho công chúng đầu tư cũng như các doanh nghiệp tâm lý e ngại khi tham gia vào thị trường tài chính, nhất là thị trường tài chính quốc tế. Mà thiếu các doanh nghiệp thì hoạt động của thanh toán quốc tế không thể phát triển được. Vì vậy, việc hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế trong giai đoạn hiện nay sẽ giúp các nhà XNK dẹp bỏ bớt tâm lý e ngại khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế, cũng là nhiệm vụ cấp bách để cải thiện tình trạng kinh tế trong nước hiện nay.

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 10

Trên cơ sở những lí luận về rủi ro TTQT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và những phân tích đánh giá thực trạng tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chương 3 của khóa luận đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị tới các chủ thể liên quan, trên cơ sở đó Sở giao dịch


Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam có thể hạn chế được những rủi ro và tránh được những thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của ngân hàng.


Kết luận


Có thể nói sau khi gia nhập WTO, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng đang có bước chuyển mình rõ rệt về mức độ cạnh tranh, về quy mô, chất lượng các sản phẩm dịch vụ và công nghệ ngân hàng. Điều này cho thấy định hướng phát triển nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đang đi đúng hướng, phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên sự phát triển nhanh cũng tiềm ẩn những rủi ro mà hệ thống ngân hàng cần có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Chính vì vậy cần thiết phải có những giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa hạn chế rủi ro, đảm bảo cho hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng và kinh doanh ngân hàng nói chung được tiến hành trong điều kiện an toàn nhất. Vì vậy, khóa luận xác định đề tài nêu trên làm mục tiêu nghiên cứu và đã hoàn thành các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là: hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về TTQT và rủi ro trong TTQT trong điều kiện nền kinh tế phát triển theo hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó nêu ra sự cần thiết phải hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại các NHTM Việt Nam.

Hai là: Khóa luận đã đánh giá được toàn diện thực trạng rủi ro Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây, từ đó rút ra được những tồn tại và nguyên nhân rủi ro để làm cơ sở c ho những giải pháp hạn chế rủi ro trong TTQT tại ngân hàng.

Ba là: Đưa ra được một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới. Những giải pháp này chủ yếu tập trung vào các giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ trong hoạt động TTQT tại ngân hàng. Để những giải pháp này có tính khả thi trong thực tiễn, đề tài nêu ra một số kiến nghị làm điều kiện thực hiện các giải pháp.


Bốn là: Khóa luận khẳng định rằng, muốn hạn chế rủi ro trong TTQT tại NH thì không chỉ có ngân hàng, khách hàng thực hiện mà phải thực hiện đồng bộ từ nhiều phía trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Giữa các giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi triển khai thực hiện phải tiến hành đồng thời thì mới phát huy được hiệu quả.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. PHẦN TIẾNG VIỆT.

[1] Báo cáo thường niên hàng năm của Ngân hàng Nhà nước.

[2] Báo cáo thường niên hàng năm của Ngân hàng Ngoại thương.

[3] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Ngoại thương,

[4] Báo cáo tổng kết hội nghị thanh toán quốc tế, 2000 đến 2005 của VCB.

[5] Báo cáo Hội nghị Giám đốc các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

[6] Báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu chia theo khu vực thị trường (1999), Hà Nội, Bộ Thương mại.

[7] Bộ thương mại, (2006) Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam, http://www.thuongmai.gov.vn.

[8] ThS. Dương Hữu Hạnh (2000): Kỹ thuật ngoại thương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[9] Học viện Ngân hàng, (1999), Tài chính quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[10] Học viện Ngân hàng (2002), Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[11] Frederic S. Mishkin (1995): Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[12] Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc (1998), Rủi ro và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ, T.chí Ngân hàng số 8.

[13] Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.

[14] Luật các tổ chức tín dụng-Nxb Chính trị Quốc gia-Hà Nội-1998.

[15] PGS - PTS Bùi Xuân Lưu (1995), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nxb Giáo dục, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

[16] Nguyễn Văn Nam – Hoàng Xuân Quyến, (2002), Rủi ro tài chính- Thực tiễn và phương pháp đánh giá, Nxb Tài chính, Hà Nội.

[17] T.S. Vũ Thị Thuý Nga, (2003), Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng Hà Nội.


[18] Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

[19] GS. TS. Lê Văn Tư (1997), Tiền tệ- tín dụng và Ngân hàng, Nxb Thống kê.

[20] Vũ Hữu Tiến: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương- ĐHNT.

[21] PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[22] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, xuất bản lần thứ hai, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[23] PGS.TS .Nguyễn Văn Tiến, (2006), Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, xuất bản lần thứ 5, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

[24] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, tái bản lần thứ tư, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[25] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[26] PGS. NGUT. Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội.

[27] Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Hà Nội, Khoa Ngân hàng trường Đại học kinh tế quốc dân (1993), Thanh toán và tín dụng quốc tế, Hà Nội.

[28] Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính, công bố theo Lệnh số 37 và 38/LCT HĐNN8 của Chủ tịch Hộ đồng Nhà nước, nước cộng hoà XHCNVN ngày 24/5/1990.

[29] Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi năm 1993, phòng thương mại quốc tế, viết tắt là UCP 500.

[30] Nguyễn Thị Quy (1995), Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hoạt động TTQT của Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[31] TS. Lại Ngọc Quí (2002), Những vấn đề cơ bản nhằm hoàn thiện các


nghiệp vụ thanh toán quốc tế của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

[32] Một số trang Website của Bộ thương mại, NHNN, NHTMVN.

II. phần tiếng nước ngoài.

[33] Brooke wunnicke (1998), Standby and commercial letters of credit, Wiley law publications John wiley & Sons, inc, New York.

[34] ICC Banking Commision, 2003, ISBP international Standard Banking Practice for the examination of documents under documentary credit, Published by ICC, the world business organization.

[35] International chamber of commerce (2007), The Uniform Customs & Practice for Documentary Credit, 2007 revision, Icc publication No. 600, Paris.

[36] Roy Goode (1992): Guide to the Icc uniform rules for demand guarantees, International pf commerce, Paris.

[37] Fredric S. Mishkin, Money, Banking, and Financial market.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 06/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí