Hoàn Thiện Mô Hình Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Theo Hướng Tập Trung Thống Nhất Và Chuyên Sâu.


- Ưu đãi về giá cả và thời gian mua bán ngoại tệ phục vụ thanh toán XNK.

Tùy theo mức độ tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng ở mức nào mà áp dụng mức ưu đãi tương ứng.


3.2.6. Hoàn thiện mô hình hoạt động thanh toán quốc tế theo hướng tập trung thống nhất và chuyên sâu.

Tuy ngân hàng Ngoại thương là một trong những ngân hàng tiên tiến nhất trong lĩnh vực TTQT nhưng trình độ nghiệp vụ thanh toán quốc tế vẫn còn chưa cao, đặc biệt là các chi nhánh ở các tỉnh thành nên việc quản lý điều hành các nghiệp vụ thanh toán quốc tế vẫn chưa hợp lý, chưa phát huy được năng lực cũng như tính chủ động của chi nhánh, còn làm mất nhiều thời gian luân chuyển chứng từ trong nội bộ hệ thống. Ví dụ, chi nhánh chỉ được tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, làm các thủ tục cần thiết liên quan với khách hàng trong nước rồi chuyển toàn bộ hồ sơ đó đến hội trụ sở trung ương để hội sở trung ương mở L/C đi nước ngoài. Về hàng xuất khẩu cũng vậy, khi các chi nhánh nhận được bộ chứng từ do khách hàng xuất trình thì tiếp nhận rồi chuyển đến hội sở trung ương để kiểm tra sau đó mới ra lệnh đòi tiền ngân hàng mở ở nước ngoài. Như vậy làm cho việc đòi tiền hàng xuất bị chậm lại, giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Vì vậy, ngân hàng nên tùy theo tình hình cụ thể của mình, cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán quôc tế cho các thanh toán viên, đặc biệt là từng chi nhánh phải có cán bộ chuyên sâu để có thể chủ động giải quyết công việc ngay tại chi nhánh. Ngân hàng nên cho phép các chi nhánh được chủ động giao dịch trực tiếp mở L/C ra nước ngoài cũng như chiết khấu chứng từ hàng xuất với nước ngoài nhằm tiết kiệm thời gian cũng như hiệu quả thanh toán quốc tế. Về nguồn vốn ngoại tệ, cần thống nhất tập trung giao dịch qua tài khoản của trung ương, nhằm tăng cường khả năng quản lý giám sát nguồn vốn của ban điều hành trung ương cũng như tạo ra sức mạnh kinh doanh ngoại tệ cho các ngân hàng.

Cần có bộ phận tổng hợp về thanh toán quốc tế ở ngân hàng nhà nước TW, đề ra các mẫu chung cho chỉ tiêu báo cáo tổng hợp về thanh toán quốc tế


nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo có được số liệu toàn diện kịp thời để góp phần chỉ đạo, điều hành có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

3.2.7. Nhóm giải pháp điều kiện

3.2.7.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 9

Hoạt động thanh toán quốc tế chỉ có thể an toàn và phát triển trên cơ sở môi trường kinh tế ổn định. Do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực và những bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế, nhịp độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây có tốc độ chậm lại. Nền kinh tế vẫn đang ở tình trạng cung vượt cầu; nhiều sản phẩm khó tiêu thụ, tồn kho tăng, sản xuất cầm chừng, khu vực dịch vụ tăng quá chậm. Đầu tư phát triển trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giảm mạnh. Chỉ số giá tiêu dùng giảm. Hoạt động thị trường nói chung kém sôi động. Cơ hội và môi trường đầu tư vẫn bấp bênh. Tiền gửi tiết kiệm và các nguồn vốn huy động qua ngân hàng tăng nhanh gấp đôi mức tăng trưởng tín dụng, dẫn tới ứ đọng vốn. Hiện tượng kinh tế nổi bật năm 2008 là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ Mỹ và đã gây nên hậu quả sâu rộng, dẫn đến sang quý đầu năm 2009 là tình trạng giảm phát, một trở ngại lớn cho nền kinh tế. Trong khi các ngân hàng ứ thừa vốn tiền tệ, các doanh nghiệp đều trong trạng thái thu mình chờ qua khó khăn. Trên thị trường diễn ra hiện tượng hàng hóa dư thừa mà sức mua yếu ớt vì thiếu tiền đã gây cho công chúng đầu tư cũng như các doanh nghiệp tâm lý e ngại khi tham gia vào thị trường tài chính, nhất là thị trường tài chính quốc tế. Mà thiếu các doanh nghiệp thì hoạt động của thanh toán quốc tế không thể phát triển được. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát được kiềm chế, giảm phát được khắc phục, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất ổn định thì các doanh nghiệp mới yên tâm tin tưởng tham gia đầu tư vào lĩnh vực XNK, và cũng chỉ trong các điều kiện nêu trên thì hoạt động thanh toán quốc tế mới an toàn, tăng khối lượng mở rộng các quan hệ giao dịch đối ngoại trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.


Xét từ tầm quản lý vĩ mô, cũng có thể thấy nhũng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng nói riêng đều có liên quan chặt chẽ tới chất lượng quy hoạch tổng thể của bộ máy hoạch định chính sách cụ thể và điều hành chính sách vĩ mô cũng như vi mô. Để ngăn chặn những rủi ro trong kinh doanh nói chung, nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách hành chính quốc gia, giáo dục về pháp luật cho cán bộ các ngành, cũng như bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tài chính, ngân hàng cho họ. Bên cạnh đó, các giao dịch ngoại thương tuy được tham gia trực tiếp của ngân hàng và các nhà XNK, nhưng liên quan nhiều đến các bộ ngành trong nước như: Bộ thương mại, Tổng cục hải quan, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam...., do vậy cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, nhằm tạo sự nhất quán trong việc xây dựng chính sách và giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô, vi mô để tạo dựng môi trường hoạt động ổn định và bền vững cho hoạt động XNK cũngnhư hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM.

3.3.7.2. Tạo lập môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động TTQT

Ở nước ta hiện nay theo điều 12 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, tòa có thẩm quyền giả quyết các vụ án kinh tế sau:

1) Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với thể nhân( cá nhân có đăng kí kinh doanh)

2) Các tranh chấp giữa các công ty với các thành viên của công ty với nhau liên quan tới việc thành lập, hoạt động giải thể công ty.

3) Các tranh chấp liên quan tới việc mua bán cổ phiếu trái phiếu

4) Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp giữa các bên tham gia thư tín dụng không thuộc loại 1,2,3 ở trên và hiện nay nước ta cũng chưa quy định các tranh chấp liên quan đến tín dụng thư là tranh chấp kinh tế được giải quyết theo pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế loại 4 nói trên. Do vậy, cần sớm có văn bản pháp lý


cho giao dịch thanh toán XNK. Có thể là 1 nghị định về thanh toán quốc tế đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch ngoại thương của người mua, người bán với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà XK, NK và các ngân hàng khi tham gia sử dụng thư tín dụng, mối quan hệ này cũng cần được pháp lý hóa trên cơ sở luật pháp quốc gia. Để tạo hành lang pháp lýcho giao dịch này giữa NH và khách hàng, cần ký kết thỏa thuận chung mang tính nguyên tắc trong giao dịch bằng văn bản,...

3.3.7.3. Tổ chức thực hiện tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới thành lập thị trường hối đoái ở Việt Nam

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết mối quan hệ về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các ngân hàng thương mại mở rộng nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và tạo điều kiện cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiện tốt. Thông qua thị trường này, ngân hàng Trung Ương có thể điều hành tỷ giá một cách linh hoạt và chính xác nhất.

3.4. Kiến nghị

3.4.1 Một số kiến nghị đối với nhà nước, chính phủ và các bộ nghành liên quan.

Thứ nhất, cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ và hoàn chỉnh cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của toàn Hệ thống NHTM

Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong giao dịch tín dụng chứng từ là sự thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong quy trình thanh toán. ở Việt Nam hiện nay, ngoài UCP.600 và một số thông lệ quốc tế khác, ta không có một luật hay văn bản dưới luật nào điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua và người bán với giao dịch tín dụng chứng từ của ngân hàng. Khi có tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra, Trọng tài quốc tế có thể ra phán


quyết đối với quan hệ hai bên mua bán mà không đề cập đến quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng. Như vậy chỉ áp dụng UCP600 vào giao dịch tín dụng chứng từ là chưa đủ với các ngân hàng Việt Nam khi có phát sinh tranh chấp. Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa hợp đồng ngoại thương và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, nêu lên nghĩa vụ, quyền hạn của các bên tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ: nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các ngân hàng trung gian. Văn bản này phải vừa phù hợp với đặc điểm của Việt Nam và không chống lại những thông lệ quốc tế làm cơ sở pháp lý cho các bên tham gia thanh toán

Cần hoàn thiện, thống nhất luật ngoại hối, có chính sách ổn định tỷ giá trong nước nhằm đảm bảo an toàn cho NH khi thực hiện thanh toán XNK

Thứ hai, cần có chính sách khuyến khích và kiểm soát hoạt động XNK Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, Nhà nước cần tăng cường hiệu

lực các văn bản và thủ tục xuất nhập khẩu. Cần có quy chế bắt buộc đối với các doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về tài chính, trình độ quản lý, phương hướng phát triển kinh doanh... thì mới cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp (trở thành các bên tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ). Thực tế cho thấy, thực lực tài chính của các doanh nghiệp nước ta hiện nay vẫn còn yếu, hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Nếu kinh doanh thua lỗ sẽ trực tiếp có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, uy tín thanh toán đối với ngân hàng. Riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức vốn bình quân càng thấp. Do vậy, trước mắt Chính phủ cần rà soát lại các đơn vị, tổ chức kinh tế không đủ điều kiện tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp thì chuyển sang uỷ thác xuất khẩu, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các thể chế, thủ tục xuất nhập khẩu cần phải tạo nên sự cân bằng giữa khuyến khích và kiểm soát xuất nhập khẩu. Hiện nay một số chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước đang tạo lợi thế cho doanh nghiệp này nhưng lại bất lợi đối với doanh nghiệp khác làm mất cân đối giữa cung và cầu gây nên tồn đọng một số loại vật tư gây lãng phí và kém hiệu


quả. Tình trạng nhập khẩu tràn lan làm cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá bị đình trệ, hàng hoá trong nước sản xuất ra không tiêu thụ được. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng.

Bộ thương mại cũng cần giúp các doanh nghiệp mở rộng các thị trường XK như Mỹ, EU, Nhật Bản,... tổ chức, xây dựng đội ngũ tham tán thương mại để cung cấp thông tin nhanh, chính xác, cập nhật để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập sâu rộng, an toàn vào các thị trường XK.

3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Để hạn chế tối đa những hạn chế về mặt kỹ thuật, những bất cập trong các văn bản pháp lý quy định về hoạt động thanh toán L/C, trước hết ngân hàng cần vận dụng UCP600 và ISBP681 một cách hiệu quả, lường trước được tất cả những khó khăn có thể gặp phải khi sử dụng UCP600.

- Bổ sung, chỉnh sửa các văn bản quy trình pháp lý nội bộ bám sát thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp lệnh quản lý ngoại hối của chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.

- Kết hợp với các NHTM khác phát hành môt cẩm nang về những rủi ro trong thanh toán quốc tế thường hay gặp phải, những chú ý trong khi sử dụng UCP, trong quá trình lập L/C, hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp XNK có thể tham khảo, để đưa ra những điều khoản đúng đắn trong khi kí hợp đồng ngoại thương cúng như khi mở L/C, để chủ động phòng ngừa hạn chế mọi rủi ro xảy ra cho nhà NK.

- Mở rộng thêm hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, phát triển hệ thống ngân hàng đại lý ở những thị trường mới phát triển thương mại như Bắc Âu, Tây Nam Á, Nam Phi,

- Thường xuyên rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với môi trường hoạt động và công nghệ hiện đại, nhằm hạn chế tối đa rủi ro kĩ thuật, đặc biệt là rủi ro đạo đức đang có xu hướng ngày càng tăng.

Về phát triển nguồn nhân lực:


- Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quốc tế, ứng dụng được công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Lực chọn các giảng viên trong nước và nước ngoài nhiều kinh nghiệm để tập huấn cho cán bộ TTQT. Có chính sách tuyển dụng và điều chuyển cán bộ ở các chi nhánh một cách hợp lý đáp ứng được yêu cầu thị trường.

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng cũng là một vấn đề quan trọng, đi song song với trình độ nghiệp vụ của nhân viên NH, cần phải có chế độ đãi ngộ đầy đủ cho nhân viên để họ cống hiến hết mình cho công việc của mình.

Đối với quy trình nghiệp vụ:

- Xác định tốt giới hạn tín dụng bao gồm hạn mức cho vay, hạn mức ký quỹ mở L/C, hạn mức chiết khấu chứng từ hàng xuất, hạn mức bảo lãnh,cho từng khách hàng nhằm hạn chế rủi ro cho NH. Nếu thấy bản thân ngân hàng chưa đủ khả năng đánh giá chính xác khách hàng cần thực hiện dịch vụ của các công ty kiểm tra, định giá trên trường nhằm có được những thông tin chính xác, đáng tin cậy.

- Đa dạng hóa các hình thức tài trợ thương mại trên cơ sở phân tích và kiểm soát được rủi ro. Trước mắt cần triển khai nghiệp vụ Factoring (bao thanh toán), Forfaiting (mua bán nợ), Letter of Guarantee ( bảo lãnh thanh toán), chiết khấu chứng từ hàng xuấtmột cách rộng rãi.

Phần lớn các NHTM hiện nay nằm trong bối cảnh thiếu kinh nghiệm đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại và tài trợ thương mại. Do vậy, để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, bền vững và lành mạnh, đòi hỏi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng như hệ thống NHTM nâng cao nhận biết, kiểm soát được các loại hình rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thực hiện.

3.4.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK

Rủi ro trong thanh toán quốc tế một phần là do những nguyên nhân chủ quan từ phía các đơn vị kinh doanh XNK. Chính những yếu kém về nghiệp vụ đã khiến họ là người phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề nhất. Vì vậy,

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 06/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí