Định Hướng Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đường Sông Theo Các Tiêu Chuẩn Du Lịch Bền Vững

trình để tạo sức hấp dẫn cho du khách, đặc biệt là tuyến DLĐS tầm ngắn. Bắt đầu từ ngày 1/4/2015 bến Bạch Đằng sẽ đóng cửa để phục vụ cho việc chỉnh trang công viên đi bộ nên các tàu du lịch sẽ chuyển sang bến Nhà Rồng. Việc di dời này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của một số tàu thuyền trong việc phục vụ du khách vì Cảng Sài Gòn chủ yếu phục vụ tàu biển quốc tế nên các tàu thuyền từ bến Bạch Đằng sang gặp nhiều khó khăn trong việc xin phép neo đậu.

* Đối các chương trình tour tầm ngắn: từ những tour đã đưa vào khai thác, tác giả kết hợp thêm một số tuyến nhằm góp phần làm phong phú thêm cho tuyến tầm ngắn.

+ Chương trình tour bến Nhà Rồng - Nhà vườn Long Thuận quận 9 - khu du lịch vườn cò quận 9: chương trình tour với thời gian 1 ngày. Du khách sẽ di chuyển trên cano cao tốc xuất phát từ bến Nhà Rồng ngang qua Cảng Sài Gòn, ngã ba Đèn Đỏ. Du khách được ngắm nhìn khung cảnh dọc hai bên sông ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai và tận hưởng bầu không khí trong lành dễ chịu. Tàu cao tốc tiếp tục ngang qua các điểm: cảng Cát Lái, cù lao dừa, sân golf Nhơn Trạch, cầu vượt đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, điểm đến là khu nhà vườn Long Phước thuộc quận 9. Với vị trí thuận lợi nằm gần sông với hệ thống cầu tàu tốt thuận lợi cho du khách di chuyển, nhà vườn Long Thuận là một điểm đến thú vị bằng đường sông cho du khách vào dịp cuối tuần. Tại đây du khách sẽ tham gia các hoạt động thú vị: chèo đò len lỏi theo các con rạch nhỏ trong khuôn viên vườn, sau đó du khách đi tham quan chợ quê Long Phước và khu vực xung quanh bên ngoài Nhà vườn bằng xe điện để tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt thường nhật của người dân địa phương. Du khách tiếp tục thưởng thức các tiết mục “đờn ca tài tử” và trái cây thu hoạch từ các nhà vườn khu vực Long Phước (theo mùa). Du khách sẽ được tham quan bảo tàng áo dài nằm trong khuôn viên của nhà vườn Long Thuận: đây là

nơi trưng bày và giới thiệu một câu chuyện đẹp về áo dài từ lúc hình thành đến nay.

Hình 3 1 Sông Trường Phước đi khu du lịch Vườn Cò Q 9 Nguồn Ảnh chụp của 1


Hình 3.1: Sông Trường Phước đi khu du lịch Vườn Cò Q.9

Nguồn: Ảnh chụp của tác giả (29/6/2015)

Sau khi đã dùng cơm trưa du khách sẽ tiếp tục lên tàu di chuyển tiếp đến khu du lịch vườn cò quận 9: vị trí sát bờ sông với khu vườn dừa rộng khoảng 0,3ha là nơi lưu trú của loài cò trắng với số lượng lên tới hàng ngàn con. Tuy nhiên hiện tại nơi đây hệ thống cầu phao chưa chắc chắn, cần được hổ trợ đầu tư xây dựng cầu tàu mới để đáp ứng nhu cầu của du khách. Cần đầu tư thêm tàu với sức chứa lớn để vận chuyển được nhiều du khách hơn và giảm thiểu được chi phí, từ đó hạ được giá thành của sản phẩm. Tuyến DLĐS này có khả năng phát triển mạnh trong lai vì có những lợi thế tốt về vị trí, điểm đến du lịch sinh thái sẽ mang lại cảm giác thoải mái nhẹ nhàng cho du khách vào dịp cuối tuần.

+ Chương trình tour kênh Nhiêu Lộc - chùa Vĩnh Nghiêm: đây là tuyến mới được khai thác đi từ ngã ba sông gần Thảo Cầm Viên (quận 1) đến gần chùa Vĩnh Nghiêm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


Hình 3 2 DLĐS kênh Nhiêu Lộc Nguồn Ảnh chụp của tác giả 25 5 2015 Chùa Vĩnh 2

Hình 3.2: DLĐS kênh Nhiêu Lộc

Nguồn: Ảnh chụp của tác giả (25/5/2015)

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của TP. Hồ Chí Minh nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngoài ra chùa còn được ghi nhận là nơi có tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam, với 7 tầng, cao 14m được khánh thành năm 2003. Tháp được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn, họa tiết điêu khắc phủ kín…tất cả đều theo phong cách văn hóa Lý - Trần. Những yếu trên đã thu hút rất đông du khách đến tham quan không những vào ngày lễ mà còn vào những ngày thường. Việc di chuyển bằng thuyền và tham quan trên tuyến kênh Nhiêu Lộc để đến với chùa Vĩnh Nghiêm là một sự sáng tạo mang phong cách rất riêng của DLĐS Thành Phố. Chuyến du ngoạn đường thủy nội đô mới này rất có tiềm năng với loại hình thuyền du lịch chèo tay. Mỗi thuyền có thể chở khoảng 20 khách, thời gian di chuyển đi và về hết khoảng 2 giờ, chưa kể thời gian tham quan. Nếu con nước thuận lợi, thuyền sẽ đưa du khách đi nhiều chuyến trong một ngày. Tuy nhiên hiện nay cần phải xây dựng cầu tàu ở điểm đến để tạo thuận lợi cho du khách tham quan chùa Vĩnh Nghiêm. Bên cạnh đó tuyến này rất thuận lợi để khai thác thêm loại hình chèo thuyền kayak dành cho những du khách

thích vận động. Du khách có thể vừa chèo thuyền vừa ngắm cảnh Thành Phố một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến môi trường nước.

+ Tuyến bến Nhà Rồng - khu du lịch Tân Cảng: với vị trí thuận lợi nằm ven sông và hệ thống cầu tàu tốt, khu du lịch Tân Cảng rất phù hợp để du khách tham quan dùng buổi tối vào các ngày trong tuần bằng phương tiện đường sông. Du khách sẽ được bồng bềnh trên cano du lịch và thoải mái ngắm cảnh hai bên bờ sông với những công trình nổi tiếng như cảng Ba Son, cầu Thủ Thêm, cầu Sài Gòn, Tân Cảng... Khu du lịch Tân Cảng nằm bên dòng sông Sài Gòn thơ mộng được thiên nhiên ưu đãi một khung cảnh thoáng mát, cảnh vật hữu tình, là một không gian lý tưởng để du khách vui chơi, nghỉ dưỡng và đặc biệt là thưởng thức những món ăn Âu-Việt-Hoa.

Hình 3 3 Hệ thống cầu tàu tại khu du lịch Tân Cảng Nguồn Ảnh chụp của tác 3


Hình 3.3: Hệ thống cầu tàu tại khu du lịch Tân Cảng

Nguồn: Ảnh chụp của tác giả (27/6/2015)

Với những tuyến tầm ngắn cần có những giải pháp trước mắt để đưa vào khai thác hiệu quả nhằm làm đa dạng các tour DLĐS: phối hợp với UBND quận 8 trong việc xây dựng và khai thác các điểm tham quan, nâng cấp hệ thống cầu tàu, bến bãi và xác định khu vực có thể tổ chức chợ nổi trên sông (trước mắt là chợ hoa vào dịp tết, sau này là các phiên chợ định kỳ trong

năm). Phối hợp Lực lượng Thanh niên xung phong trong việc xây dựng quy chế vận hành và khai thác tối đa hiệu quả mạng lưới sông rạch nội đô.

* Đối với các chương trình tour tầm trung

+ Chương trình tour Củ Chi - Bình Dương: Phối hợp UBND huyện trong việc rà soát lại các điểm ven sông và gần sông có khả năng khai thác du lịch và định hướng sản phẩm đặc thù. Tiến hành khảo sát để xác định tổng thể về khả năng khai thác của từng cơ sở. Hỗ trợ, tư vấn để các điểm đến đầu tư, xây dựng phù hợp tiêu chuẩn du lịch cũng như khả năng tiêu thụ các sản phẩm của cơ sở (trong trường hợp du lịch sinh thái, làng nghề). Phát triển du lịch cộng đồng hai bên sông tại huyện Củ Chi, phối hợp Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định những ngành, nghề vật nuôi, cây trồng phù hợp địa phương, quy hoạch và khai thác du lịch. Phối hợp các doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến trong việc xây dựng các chương trình tour phù hợp thị trường khách. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự thoải mái cho du khách khi tham gia tuyến này cần đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn ven sông. Tăng số lượng ngày trong chương trình nhằm giúp cho du khách có thể tham quan hết các điểm du lịch trong tuyến, đảm bảo sức khỏe của du khách.

+ Chương trình tour đi Đồng Nai: trong thời gian tới chính quyền Thành Phố cần ưu tiên đầu tư tại cù lao Long Phước (quận 9), quy hoạch về cảnh quan 2 bên bờ sông và các điểm du lịch dọc theo tuyến đường sông này vì đây là tuyến kết nối với tuyến Đồng Nai. Chọn những điểm đến điển hình để tăng sức hấp dẫn cho du khách. Xây dựng sản phẩm mới trên cơ sở hoàn thiện các công trình văn hóa, du lịch của Thành Phố để tăng sức hấp dẫn cho du khách.

* Đối với các chương trình tour tầm xa

+ Tour đi Cần Giờ: tập trung phát triển điểm đến Cần Giờ, phối hợp và tư vấn cho các điểm đến trong đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng phục vụ. Xây mới các bến tàu đủ tiêu chuẩn tạo tiền đề cho DLĐS phát triển.Ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng, phối hợp Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn xác

định những ngành, nghề vật nuôi, cây trồng phù hợp địa phương, quy hoạch và khai thác du lịch.

+ Tour đi các tỉnh miền Tây: cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chuyên ngành trong việc kết hợp nối tuyến. Đầu tư phát triển các bến tàu tại những điểm du lịch ven sông ở miền Tây, đồng thời kết hợp khai thác các SPDL mới nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Thường xuyên tổ chức lễ hội trái cây để thu hút du khách. Đầu tư đội thuyền du lịch với số lượng ghế lớn để giảm chi phí với giá tour hấp dẫn. Tập trung phát triển tuyến tham quan chợ nổi và các vườn trái cây tại Cần Thơ, đây là nơi đã có kinh nghiệm phát triển DLĐS. Cần tăng cường công tác quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút sự quan tâm của du khách. Phối hợp ban quản lý cảng Phú Định trong việc tư vấn, hỗ trợ xây dựng bến tàu khách và dịch vụ đủ tiêu chuẩn khai thác du lịch. Vận động các công ty đang khai thác khách tuyến du lịch du lịch đường sông tầm xa chọn cảng Sài Gòn là nơi xuất phát cho tuyến.

3.1.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đường sông theo các tiêu chuẩn du lịch bền vững

* Quản lý hiệu quả và bền vững.

Các cơ quan nhà nước đặc biệt là Sở du lịch TP. Hồ Chí Minh triển khai công tác quản lý hiệu quả, đảm bảo lợi ích cộng đồng địa phương và bảo vệ môi trường trên dòng sông Sài Gòn. Các công ty du lịch kinh doanh SPDLĐS và du khách phải tuân thủ các điều luật và quy định về an toàn đường sông khi tham gia SPDLĐS. Tất cả nhân viên phải được đào tạo về kỹ năng sơ cấp cứu và cứu nạn đường sông để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Cần đánh giá mức độ hài lòng của du khách sau mỗi chuyến tour để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình kinh doanh của các công ty du lịch. Cung cấp cho du khách những thông tin cần thiết về môi trường, văn hóa bản

địa của điểm đến trong tuyến DLĐS. Khi xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho DLĐS cần chú ý đến sức chứa của du khách và khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. Công tác bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái được đặc lên hàng đầu.

* Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương.

Chính quyền cũng như các công ty du lịch khai thác SPDLĐS tích cực tham gia trong việc phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển cộng đồng như xây dựng trường học, trung tâm y tế cho người dân địa phương. Tận dụng tối đa nhân lực du lịch địa phương để hổ trợ việc làm cho người dân nhằm đảm bảo tình trạng thất nghiệp ở mức thấp nhất. Bên cạnh đó hổ trợ cho người dân tạo ra những sản phẩm đặc thù của địa phương nhằm cung cấp cho du khách (những mặt hàng thủ công mỹ nghệ) góp phần gia tăng thu nhập. Từ đó sẽ làm động lực để gia tăng lợi ích kinh tế do DLĐS mang lại cho người dân. Đảm bảo công tác bảo vệ môi trường sống cho người dân như việc xử lý nước thải của các điểm du lịch và các chất thải của tàu thuyền du lịch.

* Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực

Du khách cần phải tuân thủ những quy định tại các khu di tích, đền, chùa, miếu nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của người dân địa phương. Có ý thức bảo vệ môi trường tại những nơi tôn nghiêm như không xả rác, không phóng uế bừa bãi. Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo

cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương. Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.

* Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực.

Tài nguyên tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc cấu thành nên SPDLĐS, đặc biệt là môi trường nước và cảnh quan hai bên bờ sông. Hạn chế việc sử dụng bao nilong, tăng cường sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy nhằm giảm tác động đến môi trường. Nguồn nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống mà còn cực kỳ quan trọng trong du lịch đường sông. Vì thế việc bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm là điều tất yếu trong hoàn cảnh hiện tại. Kiểm soát lượng khí thải nhà kính của các nhà nhà máy dọc hai bên bờ sông Sài Gòn hướng đến cân bằng khí hậu. Nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng. Không được sử dụng các hóa chất độc hại làm hủy diệt hệ sinh thái dưới lòng sông như thuốc bắt cá, thuốc diệt cỏ. Thường xuyên thả các loài cá vào những tuyến kênh để bảo tồn sự đa dạng sinh học và góp phần làm sạch môi trường nước.

3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh

3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách đầu tư

Hiện nay DLĐS TP. Hồ Chí Minh đang từng bước phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Thành Phố đã xác định DLĐS là SPDL chủ lực và có nhiều đầu tư lớn trong tương lai. Tuy nhiên để DLĐS phát triển một cách bền vững: mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái và các giá trị văn hóa của người dân địa phương thì vấn đề về cơ chế chính sách đầu tư, quản lý cần được quan tâm hơn. Hơn nữa sự phát triển của SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh là sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ban ngành: Sở du lịch Thành Phố, Sở giao thông vận tải, Sở kế hoạch đầu tư, các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực. Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tập trung nhất quán giữa các cơ quan, ban ngành để có cơ chế, chính sách quản lý phù hợp góp phần phát triển SPDLĐS đảm bảo các nguyên tắc của du lịch bền vững.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2023