nổi giữa Thành phố vừa phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá vừa là tham quan du lịch. Rạch Bến Nghé nằm bên Đại Lộ Đông tây mới và hiện đại nhất của Thành phố. Cảnh quan hai bên bờ tạo ra cái nhìn của một Thành phố hiện đại – nổi tiếng như Hòn ngọc viễn đông xưa. Đoạn kênh này thích hợp cho tổ chức tour tham quan thành phố trên sông.
Đoạn Rạch Đỉa - Rạch Ông - Ngã ba Nhà Bè: Có chặn dài đi qua khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Tại đây khách có thể chiêm ngưỡng các toà nhà cao và đẹp nhất của Thành phố. Đoạn này khá dài và chỉ thích hợp cho tàu loại nhỏ có độ tĩnh không thấp vì cây cầu Kinh Ông có mức tĩnh không thấp chắn ngang kênh. Trước mắt chỉ dành cho tàu nhỏ đáy rộng chở gia đình từ 15 người trở lại. Đoạn kênh này còn sạch và hai ven bờ có các cảnh quan tự nhiên rất hấp dẫn du khách nghỉ ngơi Picnic cuối tuần. Điều kiện phát triền loại hình này là phải giữ bằng được cảnh quan tự nhiên ven sông, tránh không kè hai bờ. Đoạn này cho du khách hồi tưởng đến các con sông vùng đồng bằng sông Cửu long với những cây dừa nước và bờ sông xanh mát. Song, trên đoạn chưa có cơ sở dịch vụ nào hay bến tàu nào có thể cho tàu neo đậu để khách tham qua.
Tuyến Bạch Đằng - làng Họa Sỹ: Tọa lạc ven sông Sài Gòn nằm trong Giồng Ông Tố, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, làng Họa Sỹ hiện lên như một bức tranh sống động đậm chất thi vị. Du thuyền sang đây, du khách có dịp thưởng thức không gian nghệ thuật giữa khu làng yên tĩnh với những ngôi nhà mang kiến trúc Huế, đối lập bên kia sông Sài Gòn là trung tâm TP.HCM phồn hoa nhộn nhịp. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến ấn tượng cho du khách trong và ngoài nước.
Ngành Du lịch thành phố cũng đã quan tâm và bắt đầu đưa vào phục vụ du lịch từ tháng 01/2011. Tuy nhiên, lượng khách đến đây còn hạn chế do một số nguyên nhân nhất định như chưa được quảng bá rộng rãi, hoạt động của làng chưa được du lịch hóa và quy hoạch mới của thành phố có ảnh hưởng đến những dự án phát triển của làng.
Trong tương lai, khi tuyến du lịch đường sông phát triển đúng tầm, làng Họa Sỹ sẽ là điểm đến lý tưởng nếu tiếp tục đầu tư phù hợp với điều chỉnh quy hoạch mới
của thành phố, tổ chức những hoạt động định kỳ như dạy vẽ tranh cho cả du khách, tổ chức triễn lãm tranh mang tầm quốc tếvà có chiến lược tiếp thị, quảng bá thu hút du khách đến thưởng ngoạn. Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta có nửa ngày để tham quan trung tâm thành phố sôi động, chiều về dạo thuyền trên sông, thưởng ngoạn ngôi làng yên ắng đậm chất thi sỹ và thưởng thức bữa tối trong không gian cổ kính, yên bình và cùng ngắm trung tâm thành phố lên đèn.
Tuyến Bạch Đằng - Nhà vườn Long Thuận: Nhà vườn Long Thuận quận 9 cũng điểm đến thuận tiện và khá hấp dẫn để các đơn vị lữ hành thiết kế lịch trình tham quan 1 ngày kết hợp tham quan trung tâm thành phố và nhà vườn hoặc nữa ngày du thuyền trên sông và dùng cơm trưa tại nhà vườn Long Thuận.
Di chuyển khoảng 15 phút từ bến Bạch Đằng quận 1, ca nô hoặc thuyền đưa du khách qua cảng Cát Lái, cù lao dừa, sân golf Nhơn Trạch để đến nhà vườn Long Thuận. Tại đây du khách có dịp khám phá một góc nhỏ nhà vườn thuần Việt giữa lòng Sài Gòn. Bên cạnh đó, du khách còn được dịp tham quan bảo tàng Áo Dài và một lát cắt phố cổ Hội An.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Vật Chất - Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch Đường Sông
- Đánh Giá Của Du Khách Nội Địa Về Các Yếu Tố Hấp Dẫn Trên Lịch Trình Tham Quan
- Một Số Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Đường Sông Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Đề Xuất Những Giải Pháp Góp Phần Đẩy Mạnh Phát Triển Loại Hình Du Lịch Đường Sông Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Và Tài Nguyên Du Lịch Đường Sông Sài Gòn
- Đây Là Lần Thứ Mấy Anh/chị Đi Du Lịch Tại Tp. Hcm?
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Đối với đoàn có số lượng khách lớn rất thuận tiện để tổ chức các hoạt động theo chủ để riêng như teambuilding, dã ngoại, hội thảo, tọa đàm, các lớp mỹ thuật, các chương trình chuyên đề Phật Giáo (thiền trăng, thân tâm an lạc, bước chân tĩnh lặng, dưới cội bồ đề,....), buffet gánh với các món ngon dân dã, và có cả sân khấu dưới nước có thể tổ chức các chương trình văn nghệ đậc biệt là các chương trình âm nhạc nghệ thuật truyền thống.
Nhà vườn Long Thuận sẽ là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước khi tuyến du lịch đường sông đưa vào hoạt động. Khu vực nhà vườn Long Phước cần có những chính sách và chiến lược cụ thể như:
Cần khai thác triệt để yếu tố địa hình kênh rạch, mặt nước và hệ sinh thái tự nhiên. Cân nhắc trong việc san lấp, chỉ san lấp cục bộ những nơi cần thiết như công trình kiến trúc hoặc đường giao thông nội bộ. Công trình kiến trúc trong khu vực thỏa mãn hai yêu cầu mật độ xây dựng thấp và quy mô công trình vừa phải phù hợp cảnh quan, không đồ sộ tách biệt với hệ sinh thái tự nhiên. Khai thác tối đa hệ thống
giao thông đường thủy, vận động các nhà vườn đầu tư các bến cập tàu quy mô nhỏ để đón khách đến các nhà vườn bằng đường sông Đồng Nai.
Tập trung các loại hình: ẩm thực, tham quan, nghỉ dưỡng, các trò chơi vận động, thể dục thể thao và trò chơi khám phá. Trước mắt, phục vụ cho tham quan nghỉ dưỡng, ẩm thực món ngon 3 miền, trong đó thế mạnh là món ngon Nam bộ, ăn trái ngon trong vườn, tham quan cảnh quan nhà vườn, sông nước Đồng Nai, nghe đờn ca tài tử, nhạc đồng quê, câu cá giải trí, đi ca nô ngắm cảnh trên sông, cắm trại dã ngoại, tát ao bắt cá. Trong giai đoạn này các nhà vườn tập trung đầu tư nâng cấp hoàn thiện mô hình nhà vườn, các bến cập tàu du lịch để đón khách du lịch đến bằng đường sông.
Phối hợp các nhà vườn, các nhà đầu tư và nhân dân tham gia du lịch cộng đồng sẽ góp phần giữ gìn bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống làng quê, môi trường sinh thái, vệ sinh môi trường trong khu vực, tạo sự gắn kết phối hợp hài hòa lợi ích trong cộng đồng dân cư nhằm tránh xung đột lợi ích làm hạn chế phát triển du lịch nơi đây.
Để hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả cao trong điều kiện đặc thù cho khu vực Long Phước gồm các nhà đầu tư nhỏ lẽ, manh mún, tự đầu tư cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các nhà đầu tư phát triển sự cam kết và hợp tác nhóm có trách nhiệm tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, làm mất uy tín nhau và ảnh hưởng đến môi trường du lịch sinh thái của Quận 9.
Để phát triển bền vững du lịch trong cộng đồng, cần tăng cường, đa dạng hóa công tác tuyên truyền, vận động ở địa phương; tổ chức các buổi hội thảo, các buổi thuyết trình với sự tham gia của các chuyên gia để tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về lợi ích, tầm quan trọng của phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn Quận. Song song với đầu tư hoàn thiện các mô hình nhà vườn, vận hành sớm các loại hình du lịch có chất lượng với giá cả cạnh tranh. Các nhà vườn, các nhà đầu tư sẽ tự quảng bá trên mạng: hình ảnh nhà vườn, các loại hình dịch vụ, giá cả,…
Đối với công tác quản lý nhà nước, Quận sẽ giúp xúc tiến quảng bá thông qua báo đài thành phố, các hội nghị hội thảo, họp báo thông tin có sự tham gia của các
doanh nghiệp du lịch mở ra hướng liên kết với các khu văn hóa, du lịch khác như: Khu du lịch văn hóa Suối Tiên, Khu Lịch sử - Văn hóa - Dân tộc, Nhà Việt Nam, các chùa: Hội Sơn, Phước Long, Bửu Long,... tạo các tour trong ngày, các ngày nghỉ cuối tuần bằng đường thủy, đường bộ hoặc kết hợp thủy bộ thông qua cáctour thử nghiệm sẽ định hình các tour đưa khách đến hoặc các tour mở để du khách đăng ký với các doanh nghiệp lữ hành.
Tuyến Bạch Đằng - Bán đảo Thanh Đa - Khu du lịch Bình Quới: Có phong cách tương tự như nhà vườn Long Thuận, khu du lịch Bình Quới được du lịch hóa hơn và là đơn vị thành viên của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Nép mình bên sông Sài Gòn thơ mộng, khu du lịch Bình Quới 1, Bình Quới 2 sẽ mang lại cho du khách nét bình dị giữa Sài Gòn sôi động. Đến đây du khách có dịp câu cá, chèo thuyền, tham gia vào các trò chơi dân dã. Đặc biệt, du khách sẽ được hòa mình vào không gian xanh mát của miền Tây sông nước, thưởng thức các mòn ngon dân dã và xem các chương trình biểu diễn truyền thống (tùy theo ngày như đờn ca tài tử, đám cưới quê,...).
Còn gì tuyệt với hơn sau tuần làm việc căng thẳng, được thưởng ngoạn sông Sài Gòn bằng thuyền hoặc ca nô và thưởng ngoạn không gian miền quê của khu du lịch Bình Quới chắc chắn sẽ giúp chúng ta xua tan mệt mỏi của một tuần làm việc. Đối với du khách nước ngoài, đây là hành trình lý tưởng để khám phá Thành Phố Hồ Chí Minh năng động và hòa mình vào không gian đặc trưng và ẩm thực trù phú của miền sông nước Nam Bộ trong chuyến hành trình ngắn ngày tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Với thế mạnh vốn có, khu du lịch Bình Quới 1 và Bình Quới 2 cần xây dựng thêm các sản phẩm bổ trợ để gia tăng doanh thu và để du khách có quà lưu niệm như may áo dài, áo bà bà, bán khăn rằn, đan nón lá (kết hợp hướng dẫn khách làm nón lá và mua nón chính tay họ đan làm quà lưu niệm),... Có thể tạo yếu tố bất ngờ như mời du khách hóa thân vào cô dâu, chú rễ trong chương trình biểu diễn đám cưới miền quê.
Làm được những điều này sẽ tạo được ấn tượng lớn trong lòng du khách, đặc
biệt là khách nước ngoài bởi khách đến đây không đơn thuần là khám phá mà còn được thưởng thức, thư giản. Nếu đơn thuần là chuyến đi khám phá sẽ khó khiến cho du khách quay lại nhưng khi được thưởng thức, thư giản và hòa mình vào không gian điểm đến sẽ là dấu ấn đặc sắc để du khách muốn quay lại lần nữa.
3.1.2.2. Đối với tuyến tầm trung
Tuyến Bến Nghé - Cần Giờ: Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/01/2000, với diện tích khoảng 704 km2 , dân số khoảng 71.000 người. Cần Giờ cũng đã trãi qua các sự kiện thăng trằm lịch sử từ thời phong kiến đến các cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ. Với hệ thống sông ngòi chằn chịt sẽ là điểm đến lý tưởng để du khách thưởng ngoạn bằng ca nô đến khu du lịch sinh thái sông nước và có bề dầy lịch sử. Bên cạnh đó, lễ hội Nghinh Ông hàng
năn cũng có những hấp dẫn nhất định đối với du khách.
Do là sản phẩm du lịch đặc thù nên số lượng du khách đến Cần Giờ cũng rất chọn lọc và hạn chế chủ yếu tập trung vào ngày lễ hội Nghinh Ông nhưng đã số khách là người dân địa phương và khách trong nước. Để đẩy mạnh phát triển du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch đường sông hướng Cần Giờ, Thành Ủy và Ủy Ban Nhân Dân Thành phố đã có những chỉ đạo quyết liệt và cụ thể qua các thông báo số 366/TB-VP ngày 14/6/20111 và 3160/VP-TM ngày 02/5/2012, đến nay các Sở, ngành và huyện Cần Giờ cũng đã thực hiện xây dựng quy hoạch “Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến trên địa bàn huyện”, Sở giao thông Vận tải đã hướng dẫn Uỷ Ban Nhân Dân huyện Cần Giờ và huyện đã xây dựng đề cương và dự toán trình Ủy Ban Nhân Dân Thành phố duyệt bổ sung kinh phí thực hiện. Về thẩm định và cấp phép xây dựng bến tàu tại các điểm đến, Sở Giao thông Vận tải đã hướng dẫn hồ sơ và thẩm định đủ tiêu chuẩn của Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ xin lập bến tại Cầu Dần Xây (Ban Quản lý đã hoàn chỉnh và gửi lại cho Sở Giao thông Vận tải để được cấp phép). Bên cạnh đó, tiến hành rà soát các dự án đầu tư; xây dựng quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, học viên xin đề xuất để phát triển tuyến du
lịch này như sau: Ủy Ban Nhân Dân Thành phố cần có những ưu đãi về đầu tư, hỗ trợ tối đa cho các doanh nhiệp kinh doanh các điểm đến về thủ tục hành chính, chính sách vai vốn, lãi xuất,... Hỗ trợ vốn cho huyện Cần Giờ xây dựng mạng lưới đường thủy, cảng và bến. Đầu tư xây dựng các bến tàu du lịch đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
Đối với các điểm đến cần đầu tư đồng bộ và có bản sắc đặc trưng nhằm nâng cao sức hấp dẫn du khách. Khu du lịch Vàm Sát và Công ty Lâm Viên Cần Giờ cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và đa dạng dịch vụ, bổ sung thêm các hiện vật về lịch sử, văn hóa. Cơ quan chủ quản Cần Giờ xây dựng phương án khả thi để kêu gọi hợp tác đầu tư phát triển du lịch sinh thái cho khu rừng đặc dụng. Tập trung phát triển theo hướng Cần Giờ, phối hợp và tư vấn cho các điểm đến trong đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng phục vụ. Ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định những ngành, nghề vật nuôi, cây chồng phù hợp địa phương, quy hoạch và khai thác du lịch.
Tuyến Bến Nghé - Địa Đạo Củ Chi: Địa Đạo Củ Chi từ lâu vốn là điểm tham quan quen thuộc của khách du lịch trong và ngoài nước. Một địa danh lịch sử ghi lại dấu son hào hùng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại bảo vệ đất nước. Đây là là lựa chọn hàng đầu đối với khách nước ngoài khi đến Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu như tất cả các đơn vị lữ hành đều lấy điểm này làm điểm nhấn chủ lực trong nhóm sản phẩm du lịch tham quan Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường bộ. Gần đây, khi du lịch đường sông ra đời, Địa Đạo Củ Chi càng được quan tâm nhiều hơn bởi rất thuận tiện để tổ chức các tour đường sông.
Khám phá tuyến Bến Bạch Đằng - Địa Đạo Củ Chi, ca nô sẽ đưa khách khu lịch ngang qua khu du lịch Bình Quới, làng gốm Bình Dương, đến đường hầm Bến Đình
– dấu son chiến tích của quân và dân Củ Chi đất thép, thành đồng, của Thành phố mang tên Bác và của cả dân tộc Việt Nam. Trong một hành trình trên sông khá lý tưởng, du khách có được cái nhìn bao quá về Thành Phố Hồ Chí Minh từ địa danh lịch sử, làng nghề, văn hóa, sông nước hữu tình và ngắm nhìn trung tâm thành phố năng động.
So với các tuyến du lịch đường sông khác thì tuyến Bến Bạch Đằng – Địa Đạo Củ Chi khai thác hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện nay khách tham quan rất hạn chế bởi một số khó khắn nhất định như Cầu Bình Lợi có độ tĩnh không thấp, gây khó khăn cho phương tiện di chuyển khi thủy triều lên, nhất là đối với phương tiện có sức chở lớn. Chính vì vậy, các đơn vị tham gia khai thác tuyến đường sông phải sử dụng ca nô nhỏ, có sức chứa ít từ 10 - 20 người dẫn đến chi phí cao, giá thành khó hấp dẫn du khách.
Sắp tới đây khi tuyến xe bus đường sông đi vào hoạt động sẽ phần nào giải quyết được vấn đề chi phí cao bằng cách Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức phối hợp giữa các công ty vận chuyển, Lữ hành và khách sạn, các điểm đến để hình thành tuyến du lịch đường sông Sài Gòn - Củ Chi định kỳ hàng ngày theo dạng bus đường sông bằng canô (loại phương tiện phù hợp cho tuyến này), việc này đòi hỏi phải có sự liên kết và hợp đồng chặt chẽ để bảo đảm quyền lợi của công ty vận chuyển, chỉ có hình thức này mới có thể giảm chi phí vận chuyển, tăng lượng khách và khả năng cạnh tranh. Quảng bá, tuyên truyền thường xuyên cho hình thức mới này.
Luận văn xin kiến nghị Ủy Ban Nhân Dân Thành phố chỉ đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc trong quá trình lập quy hoạch các phân khu nhà vườn sinh thái dọc sông Sài Gòn có quy hoạch công viên cây xanh ven sông để có thể tổ chức các hoạt động lễ hội Văn hóa, lịch sử, thể thao và du lịch trên sông phục vụ cộng đồng và khách du lịch.
Riêng Địa Đạo Củ Chi là điểm nhấn của chương trình, nhưng điểm du lịch ngày càng xuống cấp, chưa được đầu tư và các dịch vụ còn nhiều hạn chế. Đền Bến Dược và Địa Đạo Củ Chi không nằm gần tuyến đường sông nên rất bất lợi cho các tàu thuyền đến tham quan. Khi thuyền đến phải chuyển từ thuyền lớn sang thuyền nhỏ hoặc lên đi vào khu du lịch bằng đường bộ gây khó khăn cho du khách.
Ban Quản lý khu du lịch cần đầu tư các phương tiện đón khách từ thuyền du lịch đến điểm tham quan. để khách du lịch có cảm giác mới lạ khi đi khi đến tham quan khu di tích. Cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các nhà nhà chờ cho khách
đến chờ mua vé. Ban Quản lý khu du tích cần tăng cường năng lực điều hành để tránh tắc ngẽn khi khách tham quan đường hầm. Khu du lịch cần có điểm cơ sở y tế để phục vụ du khách để tránh những trường hợp khách bị thiếu oxi khi tham quan các đường hầm.
Luận văn xin đề xuất UBND huyện Củ Chi xác định các làng nghề, nhà vườn sinh thái đặc trưng và khả thi có thể khai thác và kết nối với tour đường sông. Vận động các điểm đến đầu tư nâng cao chất lượng và dịch vụ. Tiến hành khảo sát xác định tổng thể về khả năng khai thác của từng cơ sở. Hỗ trợ, tư vấn các điểm đến, đầu tư, xây dựng phù hợp tiêu chuẩn du lịch cũng như khả năng tiêu thụ các sản phẩm của cơ sở.
Phát triển du lịch cộng đồng hai bên sông tại huyện Củ Chi, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định những ngành, nghề vật nuôi, cây chồng phù hợp địa phương , quy hoạch và khai thác du lịch. Phối hợp các doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến trong việc xây dựng các chương trình tour phù hợp thị trường khách.
Tuyến Sài Gòn - Bình Dương: Các Sở ban ngành của tỉnh Bình Dương và TP. HCM cùng đại diện của nhiều đơn vị lữ hành đã có những quan tâm nhất định và đã tiến hành khảo sát tuyến du lịch đường sông Sài Gòn – Bình Dương từ năm 2010.
Hành trình này khá thú vị, điểm tham quan phong phú có vườn cây ăn trái, chùa Hội Khánh hay nhà cổ ông Trần Công Vàng, làng tre Phú An, làng gốm Lái Thiêu,... rất lý tưởng để các đơn vị lữ hành tổi chức tour trong ngày.
Với chất liệu hấp dẫn tưởng chừng như sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan. Thế nhưng, đến nay có rất ít du khách quan tâm vì nhiều nguyên nhân như: Phụ thuộc vào thuộc vào thủy triều để săp xếp phương tiện di chuyển phù hợp vì cầu Bình Lợi và các cầu trong kênh trên tuyến tham quan có độ tĩnh không thấp,du khách phải di chuyển bằng xe thay vì ca nô cặp bến tại điểm tham quan. Các điểm tham quan chưa có bến đỗ đạt chuẩn phục vụ du lịch, hiện nay các ca nô, thuyền chủ yếu đỗ chung với các bến tàu, bến đỗ chung của địa phương gây tình trạng nhếch nhách. Các nhà vườn có sức chứa chưa lớn, chỉ đủ cho lượng khách nhóm