1.2.2.3. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững:
Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyen du lịch.
- Sử dụng nguồn lực một cách bền vững:
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn là tối cần thiết, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển lâu dài.
Phát triển bền vững với chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một tài nguyên du lịch không kém hơn so với cái mà thế hệ trước đã được hưởng.
Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển du lịch được xem là vấn đề sống còn đối với việc quản lý mang tính chất toàn cầu và quốc gia.
- Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải:
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và làm tăng chất lượng của du lịch.
Mọi người có nhận thức rằng sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn tới sự hủy hoại môi trường trên toàn cầu và đi ngược lại sự phát triển bền vững.
Các dự án được triển khai không có đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trường đã dẫn đến sự tiêu dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí và không cần thiết. Đây là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm và xáo trộn về văn hóa xã hội.
Các chất thải từ các công trình không được quan tâm xử lý đúng mức, dẫn đến sự xuống cấp về môi trường một cách lâu dài.
Một số dự án không được lập kế hoạch một cách nghiêm túc gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tốn kém trong việc phục hồi tổn thất.
-Duy trì tính đa dạng:
Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
+ Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội là một thế mạnh mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực và đồng thời tránh việc quá phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.
Môi trường thiên nhiên được đặc trưng bởi tính đa dạng, nhưng việc phát triển kinh tế và du lịch đã phá hủy môi trường sinh thái trên diện rộng.
+ Có tính toán cho rằng 50 năm tới có khoảng 25% các loài động vật sẽ bị tuyệt chủng. Ngày nay ở nhiều vùng đất ngập nước có 80% các rạn san hô và 50% các rừng nguyên sinh trên hành tinh sẽ bị mất đi.
+ Phát triển du lịch bền vững phải để lại cho các thế hệ tương lai một gia tài đa dạng về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì được thừa hưởng của thế hệ trước.
+ Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch, do vậy nó cần được giữ gìn, bảo vệ. Sự đa dạng về văn hóa bản địa sẽ bị mất đi khi nó bị xuống cấp, bởi cư dân biến nó thành món hàng hóa đem bán cho du khách.
- Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch:
Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.
Việc phát triển hợp nhất dựa trên hai quy tắc sau:
+ Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển
+ Du lịch và đánh giá tác động môi trường
- Hỗ trợ kinh tế địa phương:
Ngành du lịch hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được các nền kinh tế địa phương.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động lịch:
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch sẽ không chỉ mang lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng du lịch.
Khi cộng đồng địa phương được tham gia vào phát triển du lịch thì họ trở thành đối tác tích cực, có vị trí đặc biệt trong khu vực và vùng. Khả năng phát triển bền vững của du lịch phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ và tham gia của cộng đồng địa phương.
- Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan:
Việc tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan khác nhau là rất cần thiết nếu như những tổ chức này cùng nhau làm việc và cùng giải tỏa các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi.
Tham khảo ý kiến giữa chính phủ, ngành du lịch và cư dân địa phương là hết sức cần thiết để đánh giá các dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của họ. Đồng thời các tổ chức du lịch thông báo cho cư dân địa phương về những thay đổi trong kinh tế do sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch và những rủi ro liên quan của ngành đưa lại.
-Đào tạo nhân viên:
Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng nghép nội dung du lịch bền vững và thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch.
Một lực lượng lao động được đào tạo và có kỹ năng thành thạo không những đem lại lợi ích kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch, tính hiệu quả của tất cả các cấp và lòng tin tưởng, tự tin và tự nguyện công tác của nhân viên.
Sự phát triển bền vững nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường giáo dục nhằm mục đích nâng cao sợ phồn vinh về kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo nhận thức về quản lý môi trường là then chốt cho sự phát triển tổng hợp bền vững.
- Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm:
Việc cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội của nơi tham quan, đồng thời làm tăng thêm sự thỏa mãn của du khách.
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG ĐỒNG NAI
1.3.1. Vị trí địa lý, lãnh thổ
Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với diện tích tự nhiên là 5.907,24 km2, có 11 đơn vị hành chính gồm: Tp. Biên Hòa, Thị xã Long Khánh và 8 huyện (Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú).11
1.3.2. Khái quát về tự nhiên
1.3.2.1. Địa hình:
Đồng Nai thuộc dạng địa hình trung du, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc không cao, (8% đất có độ dốc lớn hơn 150 đến 82,09% đất có độ dốc nhỏ hơn 80). Độ cao trung bình không quá 100m so với mặt biển, có hướng ngiêng dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Trong tỉnh có một số dạng địa hình tiêu biểu: cao nguyên núi lửa, đồng bằng núi lửa, sườn các nón núi lửa, các bề mặt san bằng, thềm xâm thực - tích tụ, bãi bồi và đồng bằng tích tụ sông - đầm lầy.12
1.3.2.2. Khí hậu:
Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam và chịu sự chi phối của khối khí chí tuyến Thái Bình Dương từ tháng 4 đến tháng 10, nên có rõ rệt “mùa khô và mùa
11 http://www.dongnai.gov.vn/Pages/glp - diahinhdatdaikhihaudanso - glpnd - 54542 - glpnc - 133 - glpsite - 1.html
12 http://dongnai.vncgarden.com/dhia - chi - dhong - nai/tap - 2 - dhia - ly/chuong - 3 - khi - hau/b - dhac - diem - chung - khi - hau
mưa”. Mùa khô kéo dài 5 đến 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau), mùa mưa kéo dài 6 hoặc 7 tháng (từ tháng 4 hoặc tháng 5 đến tháng 11).13
Bản đồ 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
13 http://dongnai.vncgarden.com/dhia - chi - dhong - nai/tap - 2 - dhia - ly/chuong - 3 - khi - hau/b - dhac - diem - chung - khi - hau
Nguồn: http://www.dongnai.gov.vn/Pages/glp-bando-glpsite-1.html
Thời gian có nắng trung bình ở Đồng Nai chiếm khoảng 45 - 65% độ dài ban ngày (từ 4 - 9,5 giờ/ngày). Ngày có giờ nắng cao nhất cũng không vượt quá 11,5giờ (trong mùa khô). Ngược lại trong mùa mưa có thể nhiều ngày hoàn toàn không có nắng. Tổng giờ nắng hàng năm đạt từ 2500 - 2860 giờ. Thời gian có nắng tương đối ít chênh lệch trong mùa vụ sản xuất, nhưng khá chênh lệch giữa hai mùa khí hậu: mùa mưa và mùa khô (xem bảng 1.2).
Bảng 1.2: Số giờ nắng trung bình mùa theo mùa khí hậu và thời vụ
Theo mùa khí hậu | Theo thời vụ sản xuất | ||||
Mùa khô | Mùa mưa | Đông - Xuân | Hè - Thu | Vụ mùa | |
Biên Hòa | 1476 | 1229 | 1016 | 846 | 743 |
Long Khánh | 1443 | 1109 | 997 | 829 | 726 |
Trị An | 1409 | 1456 | 962 | 964 | 941 |
La Ngà | 1436 | 1125 | 985 | 845 | 731 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Thu Thập, Xử Lý Tài Liệu, Phân Tích Và Tổng Hợp
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch
- Cơ Sở Hạ Tầng - Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Du Lịch:
- Tổng Giá Trị Gia Tăng Tỉnh Đồng Nai (Grdp) Theo Giá Cố Định Năm 2015
- Tỉ Lệ Du Khách Tiềm Năng Biết Đến Các Danh Thắng Trên Tuyến Sông Đồng Nai
- Ý Kiến Doanh Nghiệp Về Hướng Khai Thác Tour Trên Tuyến Sông Đồng Nai
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Nguồn:_http://dongnai.vncgarden.com/dhia-chi-dhong-nai/tap-1/phan-1-tong- quan/2-dhac-diem-tu-nhien---xa-hoi/2-3-khi-hau
1.3.2.3. Nguồn nước:
Đồng Nai có 16.666 ha sông suối chiếm tỷ lệ 2,8% diện tích tự nhiên, là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dày đặc. Hàng năm các con sông ở đây cung cấp một khôi lượng nước khổng lồ 30,2 x 109 m3. Lượng nước này, đủ cung cấp cho sản xuất, sinh hoạt và làm ra điện với công suất lý thuyết hơn 500 nghìn kw/h.14
Hệ thống sông Đồng Nai với sông chính dài 610 km, đoạn chảy qua Đồng Nai dài 220 km (tính đến ngã ba sông Lòng Tàu - Nhà Bè). Lưu vực sông rộng 42.600
14 http://www.dongnai.gov.vn/Pages/glp-diahinhdatdaikhihaudanso-glpnd-54542-glpnc-133- glpsite-1.html
km2, có hơn 253 sông suối lớn nhỏ là phụ lưu. Đây là con sông lớn thứ hai của Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên về đến cửa biển Xoài Rạp. Nhìn chung, về mặt hình thái lưu vực, sông Đồng Nai là một sông lớn, lưu vực gần như nằm trọn trên lãnh thổ nước ta, sông có nguồn nước phong phú và nhiều tiềm năng về thủy điện.
Sông Đồng Nai là con sông dồi dào về nguồn nước và phong phú về cảnh đẹp, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) chảy ngang qua Tp. Biên Hòa đã tạo nên nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, với những cánh đồng lúa xanh ngút ngàn và những vườn cây ăn trái xum xuê, trĩu quả với nhiều đặc sản địa phương của miền nhiêt đới, như: chôm chôm, sầu riêng, bưởi, xoài, ổi, măng cụt, dâu, mít tố nữ, … Có thể nói, từ xa xưa dôc theo dòng sông lịch sử này đã hình thành nên các khu phố cổ rất sầm uất như: cù lao Phố, làng cổ Bến Gỗ, các làng nghề truyền thống như: làng gốm Tân Vạn, Hóa An và gắn với dòng sông lịch sử này chính là các làng cá bè Tân Mai, La Ngà, cùng với các khu trọ trên sông đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc, với nếp sinh hoạt và buôn bán tấp nập trên bến dưới thuyền. Có địa thế là trung tâm Tp. Biên Hòa, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh khoảng 30 km, được bao quanh bởi sông Đồng Nai, là điểm sáng để xây dựng, làm tour sinh thái, văn hóa. Với phong cảnh hữu tình, thanh bình, êm ả, nhưng tràn đầy sức sống. Gắn với đặc sắc trung tâm thành phố bên sông thì địa danh này còn có nhiều di tích lịch sử và lễ hội truyền thống.
1.3.2.4. Sinh vật:
Đến năm 2015, diện tích rừng của tỉnh Đồng Nai là 177.939 ha, độ che phủ 30,1%. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 119.950 ha và diện tích rừng trồng là 57.989 ha. Rừng của tỉnh Đồng Nai trước đây là rừng nguyên sinh được hình thành dưới ảnh hưởng tương tác và tổng hợp của những điều kiện tự nhiên trong vùng như đặc điểm về vị trí địa lý, sự đa dạng trong cấu tạo địa hình và tính chất thổ nhưỡng kết hợp với chế độ khí hậu ẩm nhiệt đới góp phần hình thành và phát triển hệ thực
vật và động vật phong phú, mang lại lợi thế và tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch, như sau:15
Vườn Quốc gia Cát Tiên: Có nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, trắc, gõ đỏ, trai, giáng hương; nhiều loại thú quý hiếm như bò tót, voi, công xanh, trĩ, sao, tê giác, cá sấu ... không chỉ có giá trị kinh tế, tài nguyên rừng còn đem lại nguồn dược liệu quý hiếm, khoảng 240 cây lá thuốc và hàng trăm động vật.
Các khu rừng cảnh quan gắn với di tích lịch sử: Rừng ven hồ Trị An, rừng Thác Mai - Hồ nước nóng ở lâm trường Tân Phú, rừng Sác ở Nhơn Trạch, Long Thành ... có nhiều tiềm năng du lịch. Tài nguyên rừng tỉnh Đồng Nai gắn liền với các di tích lịch sử của nhiều căn cứ địa cách mạng, giữ vị trí chiến lược quan trọng về mặt quốc phòng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Tiêu biểu cho di tích này là Căn cứ Khu ủy Miền Đông, huyện Vĩnh Cửu và Chiến khu rừng Sác huyện Long Thành và Nhơn Trạch.
Cảnh quan rừng và hệ sinh thái rừng: Tài nguyên rừng Đồng Nai là một món quà vô giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng. Tính đa dạng sinh học đã mang lại nhiều lợi ích cho đời sống nhân dân. Tuy nhiên, những hậu quả của việc khai thác rừng quá mức để thu lợi ích kinh tế trước mắt sẽ gây ra những tác động lớn đến vấn đề suy giảm môi trường, làm thay đổi tính đa dạng sinh học của rừng, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của con người.
1.3.3. Khái quát về kinh tế - xã hội
1.3.3.1. Tình hình phát triển kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai (GRDP) bình quân hàng năm đạt 13,2%/năm trong giai đoạn 2001 - 2010, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của vùng Đông Nam bộ là 12,6%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai (GRDP) bình quân hàng năm đạt 11,7%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh chuyển từ dựa chủ yếu vào nông nghiệp và một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sang phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực.