2.2.6.Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh
....................................................................................................................40
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch đường sông Thành phố Hồ Chí Minh42 2.3.1. Những thành công và nguyên nhân 42
2.3.1.1. Những thành công 42
2.3.1.2. Nguyên nhân 43
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 43
2.3.2.1. Những hạn chế 43
Tiểu kết chương 2 47
Chương 3:MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 49
DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 49
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Du Lịch Đường Sông
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Đường Sông Tại Một Số Nước Trên Thế Giới Và Việt Nam, Bài Học Vận Dụng Cho Tp. Hồ Chí Minh
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Đường Sông Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
3.1. Định hướng phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh 49
3.1.1. Cơ sở định hướng phát triển du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh ..49
3.1.2. Định hướng phát triển tuyến, điểm du lịch đường sông tại TP. HCM 50
3.1.2.1. Đối với tuyến tầm ngắn 50
3.1.2.2. Đối với tuyến tầm trung 57
3.1.2.3. Đối với tuyến tầm xa 62
3.2. Đề xuất những giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh 64
3.2.1. Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật và khai thác độc quyền 64
3.2.2. Giải pháp cho các tuyến du lịch 66
3.2.3. Giải pháp về tổ chức quản lý và đào tạo 67
3.2.4. Giải pháp đảm bảo an toàn 68
3.2.5. Giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch đường sông Sài Gòn...
....................................................................................................................69
3.2.6. Giải pháp về quảng cáo tiếp thị du lịch đường sông 70
3.3. Kiến nghị 71
3.3.1. Kiến nghị với Thành phố 71
3.3.2. Kiến nghị với các công ty tham gia hoạt động du lịch đường sông 72
Tiểu kết chương 3 74
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC......................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng du khách quốc tế đến Tp. HCM giai đoạn 2012 – 2016 26
Bảng 2.2. Lượng du khách nội địa đến Tp. HCM giai đoạn 2012 – 2016 27
Bảng 2.3. Thu nhập từ du lịch Tp. HCM giai đoạn 2012 – 2016. 27
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Đánh giá của du khách nội địa 36
Hình 2.2. Đánh giá của du khách nội địa về các yếu tố hấp dẫn 38
Hình 2.3. Đánh giá của du khách quốc tế về các yếu tố hấp dẫn 38
Hinh 2.4. Lao động trực tiếp trong du lịch tại TP. HCM giai đoạn 2010-2016 39
Hình 2.5. Thống kê đánh giá về đội ngũ phục vụ du lịch 40
Hình 2.6. Tỷ lệ các kênh thông tin về du lịch đường sông đối với khách nội địa 41
Hình 2.7. Tỷ lệ các kênh thông tin về du lịch đường sông đối với khách quốc tế 42
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sông là nơi hấp dẫn, thể hiện cả sự quyến rũ tự nhiên và hữu ích cho mọi hoạt động của con người. Vai trò của các con sông trong hoạt động du lịch từ lâu đã được khẳng định tại nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết các đô thị ven sông hoặc biển đều có du thuyền (River Cruise). Ở New York với sông Hudson và bến cảng tự nhiên giúp New York phát triển nổi bật trong vai trò thành phố thương mại và du lịch. Hay Brisbane với dòng sông cùng tên luôn tấp nập du khách, hay Melbourne với sông Yarra – là khu vực du lịch và giải trí sầm uất nhất thành phố. Châu Âu có London với sông Thames, còn Amsterdam nổi tiếng với đô thị trên mặt nước, hay như Venise của Ý với những chiếc thuyền Gondoles thơ mộng. Khi nhắc đến điểm du lịch Paris thì quá nổi tiếng với những chuyến Bateaux Mouches (giống như phà) chạy dọc sông Seine, Đức có du thuyền trên sông Rheine, Áo có du thuyền trên sông huyền thoại Danube. Islanbul, Thổ Nhĩ Kỳ có dòng Bosphore. Ngay bên cạnh Việt Nam, Bangkok của Thái Lan có sông Chao Pharaya lúc nào cũng nhộp nhịp thuyền bè dành cho du khách, với ác bữa buffet, party, gala dinner về đêm, có quầy bar, nhạc sống…còn thuyền nhỏ len lỏi đưa du khách thăm viếng đền đài, chùa triền ven sông. HongKong với những con tàu nhuốm màu thời gian nhưng tận tuỵ, trung thành đưa khách từ bán đảo Cửu Long (Kowloon) tới Vịnh Victoria,.…
Thành phố Hồ Chí Minh, nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hệ thống ngòi dày đặt với 16 phường trên địa bàn quận 8 đều được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch, rất thuận lợi để phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, bên cạnh kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vừa hoàn tất, kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ được nạo vét, 2 bên bờ được chỉnh trang, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố là xa lộ Đông – Tây và đường Nguyễn Văn Linh cùng với đại lộ Võ Văn Kiệt chạy song song sẽ tạo ra cảnh quan, sinh hoạt hai bên bờ. Đây chính là cơ sở để Du lịch Thành phố phát triển các tour du lịch đường thuỷ nội đô. Bên cạnh đó có thể phát triển thêm tuyến sông Đồng Nai – Sài Gòn và khu vực Cần Giờ sẽ rất hấp dẫn du khách, người dân cũng có
thêm cơ hội giải trí, hóng mát Sài Gòn về đêm,... Chính quyền thành phố và nhất là ngành Du lịch rất nên đầu tư khai thác lợi thế sẵn có, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch phục vụ du khách, đáp ứng như cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước.
Chính vì những lợi thế trên của TP. Hồ Chí Minh nên rất cần có những công trình nghiên cứu đi sâu vào việc làm thế nào để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng phục vụ, chiến lược quảng bá và thay đổi hình ảnh loại hình du lịch đường sông tại TP.Hồ Chí Minh. Đề tài luận văn “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH” với mong muốn định hướng và giải pháp để góp phần phát triển tuyến du lịch đường sông của thành phố như một điểm đến không thể thiếu cho du khách trong và ngoài nước khi đến TP. Hồ Chí Minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó đề xuất các giải pháp góp phần phát triển loại hình du lịch đường sông nói riêng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại TP. Hồ Chí Minh nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa chọn lọc các lý thuyết liên quan đến phát triển du lịch đường sông.
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài nghiên cứu là những giải pháp góp phần phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Về thời gian: Thực trạng phát triển du lịch đường sông trong giai đoạn 5 năm vừa qua; Đề xuất giải pháp cho 5 năm tới.
Về nội dung: Tập trung phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đề ra giải pháp góp phần phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm đánh giá tình hình phát triển du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua từ đó có những giải pháp thiết thực thông qua các thông tin, số liệu thành hệ thống các biểu bảng, đồ thị thống kê mô tả, phân tích, điều tra xã hội học, so sánh và hỏi ý kiến chuyên gia về tình hình hoạt động du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Những phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tác giả tổng hợp được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài để đánh giá thực trạng về phát triển du lịch đường sông và đưa ra những hàm ý chính sách thiết thực.
5.1. Nước ngoài
Du lịch đường sông đã phát triển lâu đời tại nhiều nơi trên thế và cũng đã thu hút được sự quan tâm của giới học giả với những công trình giá trị như:
Nhóm tác giả Bruce Prideaux và Malcolm Cooper, (2009) “River Tourism” đề cập đến khám phá du lịch đường sông bằng nhiều cách nhìn, bao gồm sử dụng sông, di sản, quản lý, mối quan tâm về môi trường và tiếp thị.
Tác giả Steve Cheseborough (2009), “Cruise Tourism – Current Situation and Trends ” viết về nguồn cung hiện tại và nhu cầu du lịch trên biển, đặc điểm và xu
hướng của nó. Một yếu tố mới bao gồm mối quan hệ giữa điểm đến và tuyến tàu, phân tích các yếu tố chính như luật pháp, khuyến mãi và tác động kinh tế của du lịch trên biển thông qua các trường hợp tham chiếu. Công trình nghiên cứu cũng trình bày các xu hướng hiện tại trong ngành về đổi mới, an toàn và an ninh, tính bền vững.
Tác giả Juan Gabriel Brida, (2009), “Cruise Tourism: Economic, Socio - Cultural and Environmental Impacts” viết về vai trò và những tác động đến kinh tế, xã hội văn hóa và môi trường của du lịch đường thủy nhưng chưa đề cập sâu đến việc làm thế nào để khai thác hiệu quả du lịch đường thủy cũng như xây dựng sản phẩm hấp dẫn du khách.
Còn nhiều công trình khác của nước ngoài nghiên cứu du lịch đường sông ở nhiều góc độ khác nhau như văn hóa, lịch sử, ẩm thực.
5.2. Trong nước
Du lịch đường sông và các phương tiện giao thông đường thuỷ phục vụ du lịch tại Việt Nam được nhiều người quan tâm và đã có bài báo, tạp chí trên mạng và khóa luận đã khai thác vấn đề này. Tuy nhiên, du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh còn là một đề tài còn khá mới. Theo tìm hiểu của học viên có Châu Văn Bình (2015), nghiên cứu về “Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhưng vẫn chưa định vị được vị thế của du lịch đường sông, chưa nhận dạng rõ nguyên nhân dẫn đến việc khai thác du lịch đường sông chưa hiệu và chưa định hướng cụ thể. Hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về du lịch đường sông tại TP. Hồ Chí Minh, đây cũng là tính cấp thiết của đề tài.
6. Bố cục luận văn
Kết cấu đề cương theo hướng luận văn giải pháp, ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục, nội dung chính của luận văn có kế cấu 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông trong và ngoài ước trình bày các khái niệm và vấn đề lý luận liên quan; kinh nghiệm phát triển du lịch đường sông trong và ngoài nước làm cơ sở cho nghiên cứu loại hình du