Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài 105572

đồng bào dân tộc Thái Trắng và phong cảnh thiên nhiên đơn sơ, mộc mạc bao quanh bản. Đây là mô hình thành công của du lịch cộng đồng “đưa hộ dân lên làm kinh doanh” tính đến năm 2014 bản đã tăng số hộ đón khách du lịch lên đến 45 hộ trong đó 20 hộ thường xuyên đón khách quốc tế. Bản vẫn sử dụng loại giường chiếu truyền thống của người thái để phục vụ khách, thậm chí tại bản đã có những hộ mà 2 thế hệ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú từ đó du khách biết đến bản nhiều hơn và Bản Lác trở thành điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách nội địa trong những năm gần đây.

Mô hình DLCĐ tại Bản Lác nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (UBND huyện, UBND xã) và Công ty Du lịch Hòa Bình chứ không có tổ chức phi chính phủ hoặc cơ sở đào tạo nào tại địa phương tham gia. Năm 1995, công ty Du lịch Hòa Bình đã cử đầu bếp đến hướng dẫn cho người dân trong bản chuẩn bị bữa trưa phục vụ du khách và đến năm 1997 quy trình nấu ăn đã hoàn toàn được chuyển giao cho các hộ gia đình. Mọi người trong bản cùng nhất trí để đề ra những nguyên tắc nội bộ nhằm tự quản lý bản của mình. Hoạt động du lịch tại bản Lác phát triển là nhờ nhận thức của chính người dân bản địa, nhờ cơ cấu tự tổ chức và quản lý cộng đồng chặt chẽ. Cách thức hoạt động của mô hình DLCĐ tại bản Lác:

- Ban Quản lý (BQL) Du lịch được thành lập gồm 03 thành viên chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh doanh, an ninh và hành chính đồng thời BQL này đóng vai trò là cầu nối giữa bản với phòng Du lịch của huyện;

- Quy trình đặt chỗ ở cho du khách do các công ty du lịch quyết định;


- Thể chế quy định mức giá rõ ràng (2010): Thu nhập từ việc cho thuê chỗ ngủ 50.000

– 80.000 đồng/khách, riêng đối với sinh viên thì mức giá ưu đãi 20.000 – 30.000 đồng/khách; 20.000 – 40.000 đồng/bữa sáng; 50.000 – 150.000 đồng/bữa trưa/tối;

250.000 đồng/đoàn: lửa trại buổi tối và 800.000 đồng/đoàn: biểu diễn nghệ thuật (múa, hát, nhảy sạp);

- Nghĩa vụ tài chính: mỗi hộ gia đình cung cấp dịch vụ du lịch phải nộp thuế 10% nguồn thu hàng tháng;

- Các hộ gia đình tự thống nhất một quy tắc chung về chế độ hoa hồng, ăn uống và chỗ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

nghỉ miễn phí dành cho HDV du lịch.


Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn - 4

Lợi ích thu được


Về phương diện kinh tế, mô hình DLCĐ tại bản Lác đã thu hút được 45 hộ trực tiếp cung cấp dịch vụ lưu trú (2010) và còn nhiều hộ khác tham gia cung cấp hàng hóa, thực phẩm và bán hàng lưu niệm cho khách. Những hộ gia đình đón khách thường xuyên có mức lợi nhuận cao nhất khoảng 150.000.000 đồng/năm (2010), còn các hộ đón khách trung bình thu nhập từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng/tháng (2010).

Về phương diện văn hóa, nhờ tham gia hoạt động du lịch người dân trong bản có cơ hội tiếp xúc với du khách trong và ngoài nước, giới thiệu về bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc mình – văn hóa người Thái Trắng, phục vụ du khách những món ăn truyền thống và đem đến những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Đây là cơ hội giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây.

Về phương diện xã hội, thông qua hoạt động du lịch tiền tiết kiệm được dùng để cho con em học hành hoặc mua phương tiện để thuận tiện đi lại. Khả năng giao tiếp xã hội và đặc biệt là kỹ năng kinh doanh của người dân được nâng cao cùng với nhận thức tốt về vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt, các em trong những hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch có cơ hội học hỏi về nghiệp vụ đón tiếp khách, giao lưu với khách và tăng tính gắn kết với gia đình.

Thách thức trước mắt


Căn cứ vào tình hình thực tế cho thấy việc phát triển DLCĐ tại bản Lác sẽ gặp phải một số thách thức sau đây:

- Suy giảm tính chân thực của các giá trị văn hóa truyền thống do lợi ích kinh tế chi phối. Chẳng hạn như mái nhà truyền thống bị thay rơm bằng ngói, phụ nữ trong bản không còn mặc trang phục truyền thống trừ lúc biểu diễn, cửa hàng bán đồ lưu niệm và thủ công bày bán sản phẩm thổ cẩm pha trộn.

- Môi trường cảnh quan bị thay đổi theo hướng tiêu cực, cụ thể là ao cá bị lấp để lấy bãi trống đỗ xe, số lượng cây xanh bị giảm;

- Hệ thống cống nước chưa được lắp đặt và xử lý khoa học;


- Vấn đề quy hoạch phát triển du lịch của bản đang còn bị bỏ ngỏ.


Bài học thu được


Điều kiện thuận lợi để thiết lập và phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng chính là cộng đồng được tổ chức chặt chẽ, có quy trình xây dựng năng lực cho địa phương một cách cụ thể, rõ ràng. Quy trình này đòi hỏi một địa phương phải mất một thời gian mới có thể tự hoạt động và kinh doanh. Nhờ hoạt động du lịch phát triển giúp đời sống kinh tế của CĐĐP được cải thiện đáng kể.

Đối với mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác, sự kết hợp chặt chẽ với công ty du lịch là vấn đề mấu chốt. Thực tế cho thấy những hộ gia đình kinh doanh du lịch thành công nhất trong bản là những hộ có mỗi quan hệ khăng khít với các công ty này. Việc thu hút các công ty tư nhân tham gia ngay từ đầu vào quá trình quy hoạch là cần thiết bởi vì các công ty rất năng động trong việc tìm kiếm hoặc tạo lập một điểm đến thu hút khách du lịch mới. Mặt khác, trong quá trình quy hoạch cũng cần xem xét tới vấn đề thương mại hoá có thể xảy ra do thiếu kế hoạch lường trước [10]

* Dự án du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam (do FIDR tài trợ) (Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, 2013)

Nam Giang là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam. Dân số toàn huyện trên 23.000 người trong đó đồng bào dân tộc Cơ Tu chiếm 80% dân số. Nam Giang sở hữu nhiều tiềm năng về văn hoá, thiên nhiên và con người đặc biệt là những giá trị văn hoá còn giữ tính nguyên bản của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” do tổ chức Cứu trợ và phát triển Quốc tế (FIDR) tài trợ được triển khai trong thời gian 4 năm, từ 2012 – 2016 với mục tiêu thiết lập mô hình du lịch cộng đồng do người dân các xã, thôn địa phương vận hành để đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu có thể chủ động, tự bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, lợi ích kinh tế, thúc đẩy và đảm bảo lợi ích của địa phương nhằm phát huy tối đa nguồn tài nguyên đa dạng của địa phương để phát triển du lịch. Tour tham quan do

dự án thúc đẩy sự tham gia của toàn thể CĐĐP vào việc điều hành, tiếp nhận và đón khách chứ không phải từng cá nhân riêng lẻ.

Trước khi bắt đầu dự án các đối tác liên quan đã cân nhắc cẩn thận về nhiều khía cạnh để lập kế hoạch. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Giang mà dự án đưa ra là:

Người dân địa phương là người đóng vai trò chủ đạo và là người hưởng lợi chính;


- Khai thác gắn liền với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên của địa phương (văn hóa truyền thống, môi trường tự nhiên,…)

- Có sự tham gia của nhiều thành phần trong và ngoài cộng đồng nhằm tăng cường sự liên kết.

Nhằm tận dụng thế mạnh và đặc trưng của dân tộc Cơ Tu đồng thời tối thiểu hóa các rủi ro tiềm ẩn, dự án đã dành thời gian để trang bị và xây dựng năng lực cho CĐĐP – đây là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sự thành công cho dự án trong tương lai. Các cách tiếp cận cơ bản của dự án:

- Tiếp nhận đoàn khách từ 6 người trở lên, không đón đoàn lẻ;


- Không “bán lẻ” dịch vụ du lịch mà cung cấp tron gói “giá trị tổng thể”;


- Thành lập và phát triển năng lực Đơn vị Điều hành Tour người Cơ Tu;


- Thúc đẩy sự tham gia của nhiều thành phần người dân địa phương;


- Hợp tác bên ngoài địa phương (các công ty du lịch).


Lợi ích thu được


Về phương diện kinh tế, từ khi bắt đầu dự án 7/2012 - 10/2013 đã có gần 300 du khách đi theo đoàn tham gia các tour thử nghiệm, cứ mỗi tour thu hút sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của 180 – 200 hộ dân. Tính đến hết năm 2013 thì có khoảng 60% người dân địa phương tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động phát triển du lịch. Người dân không chỉ có thêm thu nhập từ tour mà còn thu từ việc bán sản phẩm của làng dệt thổ cẩm, góp phần gia tăng nguồn thu nhập cho Hợp tác xã dệt

Zara đồng thời người dân còn bán hàng trực tiếp cho khách để cải thiện thu nhập.


Về phương diện văn hóa, người dân địa phương có thêm nhiều cơ hội chứng kiến và tham gia tổ chức các tập quán, lễ nghi văn hóa dân tộc. Ngoài ra, thông qua việc giới thiệu, chia sẻ cho du khách “người Cơ Tu là ai?” người dân cũng được học hỏi, suy nghĩ, ghi nhớ và truyền đạt lại các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Các bạn trẻ dần lấy lại niềm tự hào vì được sinh ra là người Cơ Tu và du khách trân trọng bản sắc văn hóa của đồng bào họ. Nghề dệt thổ cẩm đã được duy trì và càng nhiều người dân muốn gìn giữ nghề truyền thống này, tính đến 10/ 2013 có 12 bạn trẻ là thành viên của nhóm thuyết minh viên địa phương và được tham gia tập huấn.

Về phương diện xã hội, ngày càng nhiều công ty du lịch, cơ quan truyền thông và cả du khách bên ngoài giới thiệu về tour du lịch cộng đồng của địa phương. Do đó, việc trao đổi liên lạc giữa những người bên trong và bên ngoài dự án được tăng lên, tạo thêm cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội. Các chị em phụ nữ bắt đầu những thử thách mới, suy nghĩ học hỏi và tham gia hoạt động xã hội ngày càng nhiều, thực tế là 60-70 % người tham gia dự án phát triển du lịch này là chị em phụ nữ nhiều thế hệ. Sự giao lưu giữa các thế hệ cũng tăng lên và cộng đồng gắn kết hơn. Tháng 08/2013 bà con dân tộc Cơ Tu được mời đến lễ hội Nhật Bản - Hội An để trình diễn các điệu múa truyền thống từ đó hoạt động du lịch đã lan ra toàn huyện.

Thách thức trước mắt


Trong quá trình thực hiện dự án đã nhận thấy một vài điểm hạn chế và những thách thức trước mắt mà các đối tác bên trong và bên ngoài dự án cần cân nhắc, thảo luận để giải quyết:

- Sự thấu hiểu lẫn nhau, đối thoại hòa hợp giữa các đối tác liên quan trong dự án du lịch cộng đồng;

- Sự đồng thuận về phương hướng phát triển du lịch giữa các đối tác liên quan khi địa phương dần dần được biết đến như là một điểm du lịch;

- Chiến lược xúc tiến, quảng bá DLBV;

- Tăng cường “sự kết nối”, nâng cao ý thức “hợp tác” của các thôn, làng, các đối tác liên quan về các phương diện chia sẻ thông tin, điều phối…

- Hiểu biết và cải thiện du lịch theo các tiêu chuẩn du lịch và mức độ kỳ vọng của khách du lịch nước ngoài.

Bài học thu được


Một trong những bài học thu được từ dự án để rút kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch tại vùng dân tộc thiểu số là việc khảo sát đầy đủ tính khả thi, tiềm năng phát triển du lịch liên quan đến các yếu tố du lịch trong và ngoài khu vực. cách tiếp cận các giá trị văn hoá tại đây.

Thứ hai, điểm nhấn trọng yếu là sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng địa phương để tạo nên một khái niệm khác về du lịch cộng đồng, có thể được hiểu là sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng địa phương và những người hưởng lợi từ dự án.

Thứ ba là sự cộng tác giữa tư nhân và cộng đồng không phải là yếu tố được lựa chọn nhưng lại thật sự cần thiết, không thể loại trừ trách nhiệm xã hội và khả năng thu lợi nhuận, sự tham gia nhiều hơn của các nhà cung cấp dịch vụ địa phương có thể làm tăng thêm tính hấp dẫn của điểm đến và giảm chi phí nguồn cho ngành du lịch [11]

1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

- Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, Tập 1, Nxb: Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nội dung sách đề cấp đến các lý thuyết về cộng đồng, du lịch dựa và cộng đồng. Đồng thời sách còn đưa ra những bài học kinh nghiệm quý giá từ việc nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong nước và của một số nước phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới [7]

- Võ Quế (2003),“Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương –Hà Tây” Đề tài KHCN cấp Bộ, Hà Nội. Dựa trên nền tảng hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội, tiềm năng du lịch, vai trò của cộng đồng dân cư tại chùa Hương đề tài đã xây dựng mô hình mẫu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương với tiêu chí, cơ chế vận hành và các giải pháp thực hiện [12]

- Viện Nghiên cứu và phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh việc giới thiệu các vấn đề chung của du lịch cộng đồng như: các hình thức của du lịch cộng đồng, các địa bàn phát triển du lịch cộng đồng, đặc điểm và xu hướng của khách du lịch ... tài liệu còn hướng dẫn các bước cần thiết để phát triển một mô hình du lịch cộng đồng [5]

- Võ Văn Phong (2012), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vườn quốc gia Phù Mát –Nghệ An. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững –Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Điểm nhấn của luận văn này là đã phân tích được giữa du lịch sinh thái cộng đồng ở vườn quốc gia Phù Mát –Nghệ An với du lịch miền Tây Nghệ An và việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy các giá trị văn hoá bản địa [13]

- Phạm Trung Lương (2002) “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà –Hải Phòng” Đề tài KHCN cấp Bộ, Hà Nội. Dựa trên các phân tích hiện trạng, đề tài đã đề xuất mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của các thành phần trong cộng đồng với các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể và các giải pháp để áp dụng mô hình đề xuất trên tại đảo Cát Bà [14]

Ngoài ra còn có rất nhiều các tài liệu nghiên cứu về du lịch cộng đồng của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch...Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn


Kết luận Chương 1


Chương 1 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch cộng đồng: khái niệm về du lịch cộng đồng, nội dung và đặc điểm của du lịch cộng đồng, mục tiêu và các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng, các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng cũng như ý nghĩa phát triển cộng du lịch cộng đồng và một số hình thức tham gia của cộng đồng trong hoạt động phát triển du lịch. Ngoài ra, Chương 1 cũng đã trình bày cơ sở thực tiễn về du lịch cộng đồng bằng cách đưa ra một số mô

hình phát triển và một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, cộng đồng Cơ Tu, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng trên là cơ sở quan trọng cho việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Sơn sẽ được trình bày ở Chương 2.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí