LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ này do chính tôi thực hiện, với sự giúp đỡ của các đồng chí cán bộ Trung Tâm thông tin Xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn, công chức Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, các thầy cô giáo và các bạn cùng lớp đã giúp tôi hoàn thiện bài Luận văn này. Số liệu được lấy từ Báo cáo Kết quả công tác quản lý Nhà nước về văn hóa và du lịch huyện Bắc Sơn qua các năm. Tôi chỉ tham khảo và không sao chép bất kỳ bài báo cáo nào dưới mọi hình thức. Tôi xin cam đoan lời nói của tôi hoàn toàn đúng sự thật.
Xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả luận văn |
Lương Đình Tuấn |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn - 2
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy, cô, bạn bè và các đồng chí đồng nghiệp trong cơ quan.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo TS Hoàng Văn Hoàn, người đã định hướng cho chủ đề nghiên cứu và tận tình giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành Luận văn thạc sĩ này.
Xin chân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo, cán bộ và chuyên viên phòng Quản lý đào tạo và sau đại học, Khoa quản lý và kinh tế Trường Đại học Thủy Lợi đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng chí cán bộ, công chức Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã cung cấp thông tin, tài liệu và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô trường Đại học Thủy Lợi trong thời gian qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong quá trình học tập tại trường.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các bạn trong lớp, đồng nghiệp trong cơ quan và gia đình đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa xin trân trọng cám ơn./.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 5
1.1 Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng 5
1.2 Nội dung quản lý phát triển du lịch cộng đồng 13
1.3 Các tiêu chí đánh giá về phát triển du lịch cộng đồng 15
1.4 Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển du lịch cộng đồng 17
1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 23
Kết luận Chương 1 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC SƠN 26
2.1 Giới thiệu về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Bắc Sơn 26
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 26
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 28
2.2 Các điều kiện phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Sơn 29
2.2.1 Tài nguyên du lịch 29
2.2.2 Cộng đồng dân cư 32
2.2.3 Khả năng tiếp cận điểm đến 33
2.2.4 Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch 34
2.2.5 Chính sách phát triển du lịch 36
2.2.6 Công tác xúc tiến, quảng bá 37
2.3 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn 38
2.3.1 Các tuyến, điểm du lịch chính 39
2.3.2 Lượng khách và doanh thu du lịch 43
2.4 Đánh giá hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn theo các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 49
2.4.1 Sự đồng thuận của CĐĐP và các bên liên quan 49
2.4.2 Đa dạng về vai trò tham gia của cộng đồng 50
2.4.3 Tôn trọng các giá trị văn hoá của cộng đồng 50
2.4.4 Khả năng của cộng đồng 51
2.4.5 Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng 52
2.4.6 Quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng với việc bảo vệ tài nguyên du lịch 52
2.5 Tổng hợp đánh giá chung về phát triển du lịch và du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Sơn 53
2.5.1 Điểm mạnh 55
2.5.2 Những tồn tại 57
2.5.3 Cơ hội và thách thức 59
2.6 Thực trạng Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn 61
2.6.1 Thực trạng hoạch định phát triển du lịch cộng đồng huyện Bắc Sơn 61
2.6.2 Thực trạng triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn 63
2.6.3 Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng 65
2.6.4 Công tác thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch cộng đồng và xử lý vi phạm. 66
2.7 Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn 68
Kết luận chương 2 70
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC SƠN 72
3.1 Định hướng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn 72
3.1.1 Mục tiêu chung phát triển du lịch Bắc Sơn 73
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 74
3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn 81
3.2.1 Đề xuất các giải pháp liên quan đến chính sách 81
3.2.2 Đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác tổ chức 86
3.2.3 Đề xuất các giải pháp liên quan đến các hộ gia đình tham gia 92
3.2.4 Đề xuất các giải pháp liên quan đến doanh nghiệp, đơn vị tổ chức tour .95 Kết luận chương 3 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC 105
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Bắc Sơn giai đoạn 2013-2018 43
Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn giai đoạn 2013-2018 44
Bảng 2.3: Mức chi tiêu của khách khi đến du lịch tại Bắc Sơn 46
Bảng 2.4: Tổng thu từ du lịch của Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn giai đoạn 2013-2018 46
Bảng 2.5: Quy định về mức giá dịch vụ du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Sơn 48
Bảng 3.1: Tổng hợp danh sách các tài nguyên du lịch Bắc Sơn có thể khai thác thành sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng 78
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Giải thích | |
BQL | Ban Quản lý |
CĐĐP | Cộng đồng địa phương |
DLCĐ | Du lịch cộng đồng |
DLBV | Du lịch bền vững |
DNDL | Doanh nghiệp du lịch |
HDV | Hướng dẫn viên |
HĐND | Hội đồng nhân dân |
UBND | Uỷ ban nhân dân |
QLNN | Quản lý nhà nước |
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch cộng đồng (DLCĐ) xuất hiện như một nhu cầu tất yếu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của du lịch, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững khi những hoạt động phát triển du lịch trước đó được thực hiện chủ yếu với mục đích đơn thuần là kinh tế đã và đang đe dọa môi trường sinh thái và các giá trị văn hóa bản địa. DLCĐ khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong khối Asean như: Thành phố Hua Hin – Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Nepan, Butan... Ở Việt Nam, DLCĐ bắt đầu được nghiên cứu và thử nghiệm tại một số khu vực vào đầu những năm 2000. Mô hình du lịch cộng đồng đã hình thành ở một số địa phương như Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), Ba Bể (Bắc Cạn), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Chày Lập, Farmstay (Quảng Bình)... Với mục tiêu chính là một công cụ cho hoạt động bảo tồn, công cụ cho phát triển chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội cho trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng... DLCĐ ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển hoạt động du lịch của địa phương nói riêng.
Nằm ở phía tây nam tỉnh Lạng Sơn, Bắc Sơn là huyện có nhiều di tích cách mạng, di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, cùng với đó nơi đây là vùng đất tập trung sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... [1] với những giá trị truyền thống lâu đời được lưu giữ còn khá nguyên vẹn song về tổng thể Bắc Sơn vẫn huyện miền núi có xuất phát điểm nền kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, Với tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng cùng với lịch sử truyền thống lâu đời Bắc Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. DLCĐ đã được triển khai tại huyện Bắc Sơn từ đầu những năm 2010 với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (CĐĐP) [2]. Việc phát triển DLCĐ ở đây góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú về các loại hình và sản phẩm du lịch để thu hút du khách, các chương trình DLCĐ bước đầu đã thu hút được lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế, đồng thời đem lại hiệu quả thiết thực cho CĐĐP.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cho đến nay DLCĐ ở đây vẫn chưa đạt hiệu quả cao,