Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn - 2

chưa tương xứng với tiềm năng của điểm đến. Nguyên nhân chính là do chưa có chiến lược phát triển rõ ràng do đó việc định hướng cũng như công tác tổ chức, quản lý hoạt động DLCĐ còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, phân tích tiềm năng, thực trạng về phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bắc Sơn, từ đó đề ra những giải pháp nhằm khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên phát triển DLCĐ hiệu quả ở Bắc Sơn là một nhiệm vụ cấp thiết.

Với ý nghĩa trên, đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn” đã được chọn để làm luận văn tốt nghiệp

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng tại huyện Bắc Sơn, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển loại hình DLCĐ tại huyện Bắc Sơn, góp phần phát triển ngành du lịch của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của huyện Bắc Sơn nói riêng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động phát triển du lịch và du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá chung về hoạt động du lịch, du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn.

- Phạm vi thời gian: Hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Sơn từ 2013 đến 2018. Đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2020 – 2025 và những năm tiếp theo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn, nghiên cứu điển hình tại xã Quỳnh Sơn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn - 2


- Phương pháp thống kê: Thu thập các số liệu, xử lý và phân tích số liệu về hoạt động, tình hình phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Bắc Sơn nói riêng.

- Phương pháp điều tra khảo sát: trực tiếp thu thập số liệu liên quan đến tình hình hoạt

động, các ý kiến, nhu cầu và quan điểm đánh giá của các hộ gia đình tham gia hình thức du lịch cộng đồng.

- Phương pháp chuyên gia: thực hiện kiểm tra bảng hỏi, phân tích đánh giá từ góc độ quản lý chung của ngành du lịch tại địa phương.

- Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn: dựa trên nghiên cứu điển hình tại xã Quỳnh Sơn để có những đánh giá và phân tích tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn.

- Và một số phương pháp khác.


5. Ý nghĩa khoa học của đề tài


Ý nghĩa khoa học của đề tài: Tổng quan được cơ sở lý luận, hệ thống hóa kiến thức về du lịch cộng đồng từ đó làm rõ bản chất của loại hình du lịch cộng đồng, khẳng định vai trò và vị trí của ngành du lịch trong phát triển kinh tế xã hội.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch nói chung và các hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng một cách hiệu quả và bền vững. Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị có mô hình hoạt động trong lĩnh vực tương tự trên phạm vi cả nước.

6. Kết quả dự kiến đạt được


- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nói chung và loại hình DLCĐ nói riêng.

- Đánh giá, phân tích thực trạng các hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn từ đó chỉ ra những tồn tại và hạn chế của loại hình DLCĐ.

- Đề xuất giải pháp phát triển hình thức du lịch cộng đồng cho Huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm có 3 chương:


Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng.


Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG


1.1 Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng

Khái niệm về du lịch cộng đồng

Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” (Community-based tourism) [3] bắt nguồn từ loại hình du lịch làng bản, xuất hiện vào những năm 1970, khi một số khách du lịch muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu văn hóa kết hợp với khám phá tự nhiên. Thông thường các hoạt động du lịch này thường được tổ chức ở những khu vực rừng núi còn mang tính tự nhiên hoang dã, có hệ sinh thái đa dạng… nhưng còn hẻo lánh, thưa thớt dân cư. Điều này dẫn đến việc khách du lịch gặp khó khăn rất nhiều về vấn đề giao thông, điều kiện sinh hoạt, thông tin hay các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động du lịch khác. Khi đó, khách du lịch cần sự hỗ trợ của người dân bản xứ: dẫn đường, cung cấp đồ ăn, chỗ ngủ… Khách du lịch đã đưa ra cách gọi đầu tiên đó là “những chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ”. Đó chính là tiền đề cho khái niệm DLCĐ sau này.

Khi nghiên cứu về DLCĐ, do có những quan điểm, góc nhìn khác nhau về vị trí của DLCĐ cho đến nay còn tồn tại khá nhiều ý kiến, khái niệm về hoạt động du lịch này.

Hai nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas cho rằng “DLCĐ là một loại hình du lịch trong đó chủ yếu người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” [4] Từ định nghĩa này, Nicole và Wolfgang chú trọng đến vai trò và lợi ích kinh tế DLCĐ đem lại cho người dân địa phương.

Theo Hsien Hue Lee, Đại học cộng đồng Hsin-Hsing, Đài Loan: “DLCĐ là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển bền vững lâu dài. Đồng thời khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo ra các cơ hội cho cộng đồng”.

Có quan điểm thì cho rằng: “DLCĐ là một quá trình tương tác giữa cộng đồng và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương” [5] Tác giả của quan niệm này thiên về

khía cạnh xã hội học, nhìn hoạt động du lịch như một môi trường nảy sinh và phát triển các quan hệ xã hội.

Tại Hội thảo “Chia sẻ Bài học Kinh nghiệm Phát triển du lịch cộng đồng” được Tổng cục Du lịch tổ chức tại Hà Nội năm 2003 đã xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế” [6]

Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch cộng đồng, TS Võ Quế đã rút ra khái niệm “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên” [7]

Ngoài ra còn nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về DLCĐ, tuy nhiên những hướng tiếp cận trên đều chú ý đến tính bền vững của hoạt động du lịch này, xem nó cũng là một bộ phận của phát triển bền vững. Đại diện là hai định nghĩa: “DLCĐ là du lịch chú ý đến tính bền vững của môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội. DLCĐ được sở hữu và quản lý bởi CĐĐP và phục vụ chính cộng đồng, với mục tiêu tăng cường nhận thức và hiểu biết của du khách về đời sống của người dân địa phương” và “du lịch cộng đồng là du lịch bền vững (DLBV) về mặt xã hội, được thực hiện và điều hành phần lớn bởi cộng đồng địa phương (CĐĐP) hay người bản địa và có sự kiểm soát chung. Sự kiểm soát chung là chú trọng đến lợi ích của cả cộng đồng hơn là lợi ích của mỗi cá nhân, sự bình đẳng về quyền lực trong cộng đồng và sự củng cố giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao công tác bảo tồn và quản lý có trách nhiệm tài nguyên” [8]

Qua nghiên cứu các khái niệm ở trên, có thể hiểu: “Du lịch cộng đồng là hoạt động du lịch bền vững dựa vào CĐĐP mang lại cho du khách những trải nghiệm về văn hóa của cộng đồng, cộng đồng sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch như khai thác, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên và cộng đồng phải được hưởng lợi từ hoạt động du lịch để từ đó giảm tỉ lệ nghèo đói, cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc

sống”.


Theo Điều 3 Luật Du lịch ngày 19/6/2017 (có hiệu lực từ 01/01/2018) thì “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi” [9, p. 2]

Nội dung, đặc điểm của du lịch cộng đồng

Nội dung của du lịch cộng đồng


Tại Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam (2003) các nhà khoa học đã thống nhất 06 nội dung cơ bản về DLCĐ đồng thời cũng là yêu cầu để phát triển DLCĐ như sau:

- Đảm bảo sự bền vững về văn hóa và thiên nhiên.


- Có sự sở hữu cộng đồng.


- Tạo thu nhập cho cộng đồng.


- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng.


- Tăng cường quyền lực cho cộng đồng.


- Tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) [6]

Đặc điểm của du lịch cộng đồng


Tuy có nhiều quan điểm chưa thống nhất nhưng có thể tổng kết một số đặc điểm nổi bật của DLCĐ như sau:

- Hoạt động du lịch có sự tham gia tích cực của người dân địa phương từ các khâu quản lý, làm việc, ra quyết định và bảo vệ.

- Hoạt động du lịch phải thu hút CĐĐP và đem lại lợi ích cho họ, tạo cơ hội việc làm và cải thiện điều kiện sống của họ.

- Du lịch gắn liền với phát triển bền vững, các loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá văn hóa của CĐĐP, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao… [5]

Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng


Phát triển du lịch cộng đồng nhằm đạt đến 4 mục tiêu cơ bản về mặt kinh tế, xã hội và môi trường:

- Góp phần bảo vệ tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) và môi trường. Phát triển du lịch cộng đồng nhằm phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vì vậy có đóng góp cho phát triển DLBV từ góc độ tài nguyên, môi trường du lịch.

- Đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu du lịch và những lợi ích kinh tế khác cho CĐĐP (tạo cơ hội việc làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, nâng cao trình độ lao động khu vực này; địa phương hưởng lợi từ việc phát triển hạ tầng du lịch…)

- Khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng.


- Mang đến cho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.

Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng


Một số nguyên tắc chủ yếu đối với phát triển du lịch cộng đồng bao gồm:


- Có sự đồng thuận của CĐĐP và các bên tham gia (bao gồm chính quyền địa phương, cơ quan quản lý khác, các doanh nghiệp du lịch (DNDL), các nhà nghiên cứu, các tổ chức phi lợi nhuận và chính cộng đồng).

- Có sự đa dạng về vai trò tham gia của cộng đồng. Các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia vào việc lên kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng. Ở đây, cần nhấn mạnh sự tham gia của CĐĐP vào quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch. Một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.

- Tôn trọng các giá trị văn hóa của cộng đồng: Thực tế cho thấy bất cứ chương trình du lịch nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến CĐĐP. Vì thế các giá trị văn hóa của cộng đồng phải được bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp tích cực của tất cả các thành phần tham

gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là người dân địa phương bởi không đối tượng nào có khả năng bảo vệ và duy trì các giá trị văn hóa tốt hơn họ. CĐĐP phải nhận thức được vai trò và vị trí của mình cũng như mặt tích cực và tiêu cực từ phát triển du lịch.

- Phù hợp với khả năng của cộng đồng. Bao gồm khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên cộng đồng. Các điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực của cộng đồng để đáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch.

- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng: Theo nguyên tắc này cộng đồng phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác khi tham gia vào hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch. Lợi ích kinh tế từ phát triển du lịch sẽ được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia và một phần dành để tái đầu tư cho cộng đồng về cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe, giáo dục.

- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.

Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng

Để tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng tại một điểm du lịch cần một số điều kiện như: điều kiện về tài nguyên du lịch; điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư; khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch; khả năng tiếp cận điểm đến; khách du lịch; liên kết các điểm du lịch tạo thành tuyến du lịch; chính sách phát triển du lịch; sự liên kết giữa địa phương với các doanh nghiệp du lịch…

Tài nguyên du lịch


Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.

Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định, vì tài nguyên du lịch chính là tiền đề hay cơ sở để tổ chức các hoạt động du lịch. Điều kiện tài nguyên du lịch cũng nói lên mức độ

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí