4.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở lưu trú
Hệ thống cơ sở lưu trú là thành phần quan trọng của du lịch được xem là một tiền đề tạo nên sự thay đổi.
Do đó trong mấy năm qua tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành dịch vụ du lịch được chú trọng đầu tư. Các nhà hàng ăn uống và nhà nghỉ, khách sạn đã và đang xây dựng nhiều, các dịch vụ đồ lưu niệm ngày càng phong phú và đa dạng.Hệ thống các cơ sở dịch vụ hàng ăn và lưu trú là thành phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng của mỗi khu du lịch, nhằm đảm bảo nhu cầu ăn uống và lưu trú của du khách đồng thời cũng tạo nên nguồn doanh thu lớn.
Bảng 4.5 Một số cơ sở lưu trú tại xã Sà Phìn
Tên đơn vị | Địa chỉ | Cách tổ chức kinh doanh | Quy mô (phòng) | |
1 | Homestay Dính Di | Thôn Thành Ma Tủng | Tự kinh doanh | 5 |
2 | Nhà nghỉ Vàng Chúng Seo | Sà Phìn A | Tự kinh doanh | 7 |
3 | Nhà nghỉ Vàng Mí Pó | Sà Phìn A | Tự kinh doanh | 5 |
4 | Homestay Vàng Vừ | Sà Phìn B | Tự kinh doanh | 6 |
5 | Nhà nghỉ Sà Phìn | Sà Phìn B | Tự kinh doanh | 10 |
6 | Nhà Nghỉ A Pó | Thành Ma Tủng | Tự kinh doanh | 10 |
7 | Homstay Nhà Vương | Sà Phìn A | Tự kinh doanh | 12 |
8 | Hmong homestay | Sà Phìn A | Tự kinh doanh | 9 |
9 | Hoa Đá Homestay | Sà Phìn B | Tự kinh doanh | 2 |
10 | Nghỉ Triệu Xay | Thành Ma Tủng | Tự kinh doanh | 4 |
11 | Pờ Tư house | Sà Phìn B | Tự kinh doanh | 7 |
12 | Nhà nghỉ Bác Sính | Sà Phìn A | Tự kinh doanh | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Du Lịch Cộng Đồng Đến Phát Triển Kinh Tế Xã Hội
- Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Của Đề Tài.
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Trên Địa Bàn Xã Sà Phìn Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang
- Thu Nhập Hộ Gia Đình Từ Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Của Xã Sà Phìn (Tb/hộ/tháng)
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - 8
- Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - 9
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
( Nguồn : Số liệu điều tra 2018)
Hệ thống có sở lưu trú tại xã Sà Phìn tập trung chủ yếu ở đường chính như thôn Thành Ma Tủng, Sà Phìn A và Sà Phìn B với 12 cơ sở lưu trú quy mô từ 2 – 12 phòng, sở dĩ nơi lưu trú tập trung nhiều ở 3 thôn này là vì, đây là 3 thôn trọng điểm có tuyến đường đi thuận lợi, lại gần với khu di tích dinh thự Họ Vương rất thuận tiện cho du khách khi tới thăm quan, tìm hiểu văn hóa, đời sống người dân địa phương.
Lượng khách du lịch đến với Sà Phìn tương đối cao nhưng do nhu cầu ở qua đêm còn thấp nên công xuất sử dụng phòng vẫn còn ở mức trung bình khoảng 50%, tuy nhiên vào các mùa lễ hội trong năm đối với huyện Đồng Văn nói chung và xã Sà Phìn nói riêng lượng khách tương đối đông nên vấn đề hết phòng vẫn luôn xảy ra, bằng những chính sách thông thoáng. UBND xã Sà Phìn đã cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình có đủ điều kiện và mong muốn tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, với ý chí vươn lên làm giàu các hộ dân cũng đã tu sửa lại nhà cửa, sẵn sang đón tiếp khách du lịch,với hình thức tựu kinh doanh mang đến tính cạnh tranh lớn cho các hộ gia đình tham gia, góp phần quảng bá cho các đơn vị cũng như địa phương với du khách gần xa.
Ngoài ra trên địa bàn xã Sà Phìn còn có loại hình kinh doanh du khách đến với Sà Phìn tham quan du lịch và ở tại nhà dân, cùng người dân tham gia các hoạt động hàng ngày như : làm bánh hoa tam giác mạnh, thêu lanh, tham quan các khu nuôi ong bạc hà …
Cơ sở dịch vụ bán hàng
Tại xã Sà Phìn có khá nhiều cơ sở dịch vụ ăn uống bán hàng từ bình dân đến cao cấp, các món ăn đặc sản mang đậm nét truyền thống của vùng cao nguyên đá, song bên cạnh đó để làm thực đơn thêm phong phú các nhà hàng cũng không bỏ qua những món ăn đơn giản để có thể làm hài lòng khẩu vị của từng vị khách
Hầu hết các cơ sở kinh doanh đều nằm ven đường, thoáng mát,phục vụ nhiệt tình chu đáo, tuy nhiên khả năng giao tiếp, phục vụ khách nước ngoài còn hạn chế điều này làm ảnh hưởng không ít đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài khi đến với Sà Phìn.
Ngoài ra du khách còn có thể thưởng thức các món ăn truyền thống cùng với các hộ gia đình tại địa phương thông qua hoạt động du lịch “ homestay” du khách được tham gia trải nghiêm các hoạt động hàng ngày cùng với hộ gia đình.
Bảng 4.6. Tống hợp một số hộ kinh doanh tại xã Sà Phìn
Điểm bán hàng | Địa điểm | Hình thức kinh doanh | |
1 | Vàng Chả Pơ | Thành Ma Tủng | Dịch vụ ăn uống |
2 | Sùng Pả Chơ | Thành Ma Tủng | Hàng tạp hóa, giải khát, bia, rượu |
3 | HTX Thổ cẩm Sà Phìn | Thành Ma Tủng | Thêu, may,bán hàng thổ cẩm |
4 | Làu Thị Kía | Thành Ma Tủng | Bánh hàng tạp hóa, bia hơi, giải khát |
5 | Làu Thị Kía | Thành Ma Tủng | Bánh hàng tạp hóa, bia hơi, giải khát |
6 | Vàng Mí Hờ | Thành Ma Tủng | Bán hoa quả |
7 | Sùng Pả Chơ | Thành Ma Tủng | Dịch vụ ăn uống |
8 | Sùng Su Cáy | Thành Ma Tủng | Bán đồ lưu niệm |
9 | Giang Nhía Chứ | Sà Phìn A | Bán đồ lưu niệm (ba lô mũ, áo …) |
10 | Vàng Sè Dia | Sà Phìn A | Bán các loại hạt thảo dược |
11 | Vàng Súa Lía | Sà Phìn A | Dịch vụ ăn uống |
12 | Sùng Vả Súng | Sà Phìn B | Sinh tố. giải khát . cafe |
13 | HTX mật ong Bạc Hà | Sà Phìn B | Bán mật ong bạc hà |
(Nguồn : Số liệu điều tra 2018)
Qua bảng 4.6 ta có thể thấy hệ thống điểm bán hàng và các dịch vụ ở Sà Phìn khá phong phú với các loại hình kinh doanh khác nhau như ăn uống, bán đồ lưu niệm, trưng bày sản phẩm thổ cẩm… chủ yếu tập trung ở các thôn thuộc trung tâm xã, các điểm kinh doanh này có đầy đủ các tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đội ngũ phục vụ đón tiếp nhiệt tình, chu đáo, cách bố trí không gian đơn giản nhưng lại mang hơi hướng dân tộc hứa hẹn những trải nghiệm đầy thú vị và độc đáo của người dân tộc thiểu số.
4.3.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ điều tra.
4.3.3.1. Tình hình chung của các hộ điều tra
Qua điều tra 80 hộ tham gia du lịch cộng đồng tại 3 thôn xã Sà Phìn ta thu được thông tin cơ bản của nhóm hộ điều tra như sau :
Bảng 4.7. Thông tin chung về hộ điều tra
ĐVT | Hộ khá | Hộ TB | Hộ nghèo – cận nghèo | |
Tổng số hộ điều tra | Hộ | 26 | 40 | 14 |
I Tổng số lao động | Người | 68 | 85 | 66 |
II Tổng số độ tuổi tham gia | ||||
Dưới 15 tuổi | Người | 6 | 4 | 7 |
Từ 15 – 60 tuổi | Người | 54 | 72 | 53 |
Trên 60 tuổi | Người | 8 | 9 | 6 |
III Trình độ học vấn của người lao động | ||||
Mù chữ | Người | 2 | 2 | 15 |
Cấp I | Người | 8 | 10 | 28 |
Cấp II | Người | 18 | 20 | 12 |
Cấp III | Người | 24 | 40 | 10 |
TC – CĐ | Người | 13 | 12 | 1 |
ĐH | Người | 3 | 1 | 0 |
IV Nghề nghiệp | ||||
Nông nghiệp | % | 18% | 43% | 66% |
Phi nông nghiệp | % | 82% | 57% | 34% |
( Nguồn : Tổng hợp từ số điệu điều tra )
Qua bảng 4.7 cho thấy : Trong tổng số 80 hộ điều tra có 26 hộ khá, 40 hộ trung bình và 14 hộ nghèo – cận nghèo. Tổng số lao động của hộ khá là 68 người, hộ trung bình 85 người, hộ nghèo – cận nghèo 66 người.
Với tổng số 80 hộ điều tra được chia ra thành 3 nhóm độ tuổi tuổi tham gia du lịch cộng đồng là dưới 15 tuổi, từ 15 – 60 tuổi, trên 60 tuổi. Trong tổng số 68 nhân khẩu thuộc hộ khá có 6 nhân khẩu dưới 15 tuổi, 54 nhân khẩu từ 15 - 60 tuổi và 8 nhân khẩu trên 60 tuổi. Tổng số 85 nhân khẩu thuộc hộ TB có 4 nhân khẩu dưới 15 tuổi, 72 nhân khẩu từ 15 – 60 tuổi, 9 nhân khẩu trên 60 tuổi. Còn lại 66 nhân khẩu thuộc hộ nghèo – cận nghèo có 7 nhân khẩu dưới 15 tuổi, 53 nhân khẩu từ 15 – 60 tuổi, 6 nhân khẩu trên 60 tuổi. Độ tuổi từ 15 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ nhân khẩu cao nhất vì độ tuổi này vẫn có thể đi học nâng cao trình độ dân trí và nhận thức tốt.
Trình độ học vấn của các nhóm hộ điều tra ở mức trung bình, tỉ lệ số lao động mù chữ ở nhóm hộ nghèo – cận nghèo chiếm tỷ lệ cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại nguyên nhân chủ yếu là do nhóm hộ này là những người dân gắn bó với nghề nông do không có điều kiện đi học. Trình độ học vấn của lao động tham gia hoạt động du lịch tập trung chủ yếu vào nhóm học vấn cấp II và cấp III, tuy trình độ học vấn của nhóm hoạt động du lịch chưa cao, song các chính sách đào tạo tập huấn nâng cao kỹ năng tại thung lũng Sà Phìn đã giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Lao động nông nghiệp của các hộ nghèo – cận nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất ( 66% ), nguyên nhân là do nhóm hộ này không có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiếu kinh nghiệm và khả năng ngoại ngữ. Lao động phi nông nghiệp ở nhóm hộ khá chiếm tỷ lệ cao nhất (82%), do nhóm hộ này có thuận lợi về vốn đầu tư, trình độ dân trí phát triển hơn hai nhóm hộ còn lại. Nông nghiệp và phi nông nghiệp của nhóm hộ trung bình chiếm tỉ lệ tương đối đồng đều ( 43%, 57%)
4.3.3.2. Thời gian tham gia vào hoạt đông du lịch cộng đồng của hộ điều tra
Thời gian tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của các hộ điều tra cũng là một trong những yếu tố tác động đến kinh nghiệm và nâng cao chất lượng dịch vụ của các hộ điều tra .
Bảng 4.8: Thời gian tham gia hoạt động du lịch của người dân trên địa bàn xã Sà Phìn
Số hộ (hộ) | Tỉ lệ (%) | |
Dưới 2 năm | 33 | 41,25 |
Từ 3 năm đến 4 năm | 47 | 58,75 |
( Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra 2018)
Qua bảng 4.8 ta thấy :
Hoạt động du lịch cộng đồng mới xuất hiện trên địa bàn xã 3-4 năm, đa số các hộ được điều tra tham gia hoạt động du lịch từ 3-4 năm chiếm 58,75%. Vì du lịch cộng đồng mới được hình thành và phát triển những năm gần đây là nguyên nhân là do đến năm 2010 huyện Đồng Văn mới được công nhân Công Viên điạ Chất Toàn Cầu chính vì vậy mô hình làng du lịch cộng đồng được triển khai tại địa phương gắn liền mới mô hình xây dựng nông thôn mới, các hộ này được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật kỹ năng ngoại ngữ,kỹ năng maketing du lịch, kỹ năng áp dụng du lịch vào lưu trú tại gia …
Du lịch cộng đồng giúp bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương : văn hóa bản địa là một trong những nguồn gốc tài nguyên quan trọng, đặc biệt là văn hóa phi vật thể tồn tại dưới dạng phong tục, tập quán, canh tác dưới dạng, sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Đối với xã Sà Phìn, cho đến nay, văn hóa bản địa đã phần nào được khai thác để tạo nên một dạng du lịch văn hóa đặc sắc :
Lưu giữ nét văn hóa văn nghệ dân gian của người dân tộc Hmông với các loại hình văn nghệ truyền thống như: múa khèn, thổi lá, múa ô, sáo mèo …
Song bên cạnh đó du lịch cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân tại địa phương cải thiện đời sống văn hóa của người dân nơi đây.
4.3.3.3. Dịch vụ và sản xuất dịch vụ của các hộ điều tra
Các loại hình du lịch trên địa bàn xã Sà Phìn vô cùng đa dạng, tuy nhiên một nửa số hộ của xã đã tham gia du lịch cộng đồng , các hộ còn lại chủ yếu là
làm nông nghiệp, hoạt động du lịch được thực hiện vào những lúc nông nhàn vì vậy du lịch mang tính thời vụ..
Các hoạt động du lịch của các hộ đã điều tra được thể hiện thông qua bảng sau :
Bảng 4.9. Hoạt động du lịch của các hộ điều tra trên địa bàn xã Sà Phìn
Số hộ tham gia( hộ ) | Tỉ lệ ( %) | |
Cung cấp dịch vụ lưu trú | 12 | 15 |
Cung cấp quà lưu niệm | 32 | 40 |
Cung cấp dịch vụ ăn uống | 22 | 27,5 |
Hướng dẫn viên du lịch | 7 | 8,75 |
Hoạt động biểu diễn | 7 | 8,75 |
(Nguồn : Số liệu điều tra 2018)
Qua bảng trên ta thấy hoạt động chủ yếu là hình thức cung cấp quà lưu niệm (40%) và cung cấp dịch vụ ăn uống (27,5 %) đây là những hoạt động tạo ra thu nhập cao không đòi hỏi kỹ năng hay kinh nghiệm hơn nữa các hộ cũng cấp quà lưu niệm chỉ bán các sản phẩm liên quan đến vải lanh ( túi thêu, vỏ gối, ba lô …) và các sản phẩm như mật ong bạc hà …tất cả đều là những sản phẩm do chính người dân nơi đây làm ra nó lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Hmông.
Đến với Sà Phìn du khách sẽ được đón tiếp tận tình bởi người dân địa phương họ có thể là một hướng dẫn viên du lịch cho du khách từ phương xa đến. Tuy nhiên trong 80 hộ tham gia du lịch cộng đồng được điều tra thì có 7 hộ tham gia với tỷ lệ 8,75% mặc dù tỉ lệ không cao nhưng những người dân này là những lao động được học qua trường lớp về những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp cũng như ứng xử với khách hàng, họ tự tin hơn, mạnh dạn giới thiệu với du khách về những nét đặc sắc của quê hương mình.
Ngoài những hoạt động trên còn có những hoạt động như : cung cấp dịch vụ lưu trú và hoạt động biểu diễn với tỉ lệ lần lượt là 15% và 8.75%, qua đây cho thấy các dịch vụ ở xã Sà Phìn cũng khá phát triển và đa dạng.
4.3.3.5. Doanh thu của du lịch từ các hộ điều tra
Du lịch là nguồn kinh tế đem lại thu nhập khá lớn cho các đối tượng tham gia kinh doanh hoạt động du lịch. Đối với các hộ điều tra tại xã Sà Phìn du lịch cũng góp một phần trong nguồn thu của các hộ điều này được thể hiện qua bảng 4.10 :
Bảng 4.10. Doanh thu trung bình của các nhóm hộ điều tra xã Sà Phìn (TB/hộ/tháng )
ĐVT :1000đồng
Nhóm hộ khá | Nhóm hộ trung bình | Nhóm hộ nghèo – cận nghèo | |
Nông nghiệp | 2.560 | 2.230 | 1.867 |
Chăn nuôi | 3.220 | 2.410 | 0 |
Du lịch | 8.100 | 6.450 | 3.080 |
Tổng | 13.880 | 11.090 | 4.947 |
( Nguồn : Số liệu điều tra 2018 )
Nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình có tổng thu nhập lần lượt là
13.880.000 đồng/hộ/tháng và 11.090.000 đồng/hộ/tháng. Trong đó du lịch là một trong những hoạt động mang lại nguồn thu cao nhất trong những nhóm hộ này.
Có thể thấy nguồn thu từ du lịch cao nhất ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo là 4.947.000 đồng/hộ/tháng. tuy nhiên vẫn thập hơn so với hai hộ còn lại, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn lực của nhóm hộ này còn hạn chế ít lao động, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm.. và số đông trong nhóm hộ này còn có người đi xuất khẩu lao động nước ngoài và làm công nhân ở các công ty điện tử.
Ở cả 3 nhóm hộ này đều có những dịch vụ du lịch khác nhau. mỗi dịch vụ đều đem lại thu nhập khác nhau cho các nhóm hộ. Thu nhập từ các hoạt động du lịch của hộ được điều tra thể hiện trong bảng 4.11.