Tác Động Của Du Lịch Cộng Đồng Đến Phát Triển Kinh Tế Xã Hội


5. Phát triển du lịch cần chú trọng việc chia sẻ lợi ích cộng đồng

6. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch cộng đồng

7. Thường xuyên trao đổi giữa cộng đồng địa phương và các bên có liên quan tới du lịch cộng đồng

8. Luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lưc, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế thị trường

9. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch một cách có trách nhiệm

10. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và thực tiễn

Muốn thực hiện phát triển du lịch cộng đồng bền vững thì phải tôn tọng những nguyên tác trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên môi trường kinh tế môi trường xã hội.

2.1.6. Tác động của du lịch cộng đồng đến phát triển kinh tế xã hội

Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho thu nhập của địa phương đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ hơn, điều này cực kỳ quan trọng vì nó giảm được áp lực của con người lên các nguồn tự nhiên và cảnh quan địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng cho phát triển ngành du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không nghĩa là giao thông, điện, điều kiện tiếp cận,các nguồn nước sạch, bưu chính viễn thông tốt hơn...

Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng tạo ra việc làm cho người dân trong địa phương, du lịch cộng đồng có thể làm thay đổi cơ cấu việc làm cho từng địa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra thành thị.

Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên văn hóa du lịch cộng đồng góp phần phục hồi phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống kể cả


bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường, du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa kinh tế Việt Nam với các nước, đây là nhân tố quan trọng đẻ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và cũng là cơ hội để phát triển kinh tế ở các vùng khó khăn.

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới

Ở Nhật Bản

Sự thần kỳ của Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa nông nghiệp và công nghiệp có những trang trại mà khi vào tham quan ta cứ ngỡ vào khu du lịch.

Nhật Bản là ví dụ điển hình cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa, Nhật Bản dựa vào phát triển nông nghiệp để tạo đà cho phát triển công nghiệp, mức đóng góp của nông nghiệp trong suốt thời kỳ đầu công nghiệp hóa là rất cao (những năm 1870, thuế nông nghiệp chiếm đến 35% sản lượng lúa của nông dân). Kinh tế nông thôn trong thời kỳ này là nguồn thu chính của ngân sách. Tuy mức điều tiết từ nông nghiệp để phục vụ cho công nghiệp hóa là cao nhưng nó lại không vượt quá khả năng tái sản xuất của nông nghiệp. Sỡ dĩ có được điều này là vì nước Nhật đã chăm lo rất tốt cho công nghiệp ngay từ thời kỳ đầu, họ „nuôi‟ để mà „vắt‟ và không ngừng đầu tư trở lại cho công nghiệp. Bài học rất đáng được để ý từ kinh nghiệm của Nhật Bản là chính sách phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn (không chỉ các ngành công nghiệp chế biến mà cả các ngành cơ khí), coi trọng công nghệ thu hút nhiều lao động làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi,góp phần tăng thu nhập của nông dân (1950 thu nhập phi nông nghiệp đóng góp 29% và 1990 là 85% tổng thu nhập của nông dân). Ðiều này có thể thực hiện được là bởi vì chính phủ Nhật đã quan tâm đến kết cấu hạ tầng, năng lượng và thông tin liên lạc trên khắp lãnh thổ ngay từ đầu. Ngoài ra, chính phủ


Nhật còn luôn kiên trì giữa giá nông sản ổn định có lợi cho nông dân, ngay cả khi nông sản hàng hóa dư thừa.

Ở Đài Loan

Sự hợp lý ở đây thể hiện ở việc Ðài Loan tiến hành chuyển tài nguyên ra khỏi nông thôn nhưng vẫn đảm bảo được sự tái sản xuất mở rộng của nông nghiệp. Thành công lớn của Ðài Loan trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa chính là không tạo ra áp lực việc làm đối với lĩnh vực công nghiệp và liên tục tiến bộ trong nỗ lực tạo ra sự cân bằng trong thu nhập (Ðài Loan và một số nước Châu Âu có thu nhập cân bằng nhất trên thế giới). Mặc dù phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và lao động nông nghiệp chiếm phần lớn trong lực lượng lao động nhưng trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp tại Ðài Loan đã không xảy ra hiện tượng lao động đổ xô ra thành thị. Không những thế, dù bị điều tiết mạnh để phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp còn đóng góp lớn cho sự phát triển của công nghiệp thông qua sự phát triển của các ngành chế biến nông sản xuất khẩu, vấn đề phân hóa giàu nghèo trong giai đoạn này cũng được giải quyết. Và thị trường nông thôn Ðài Loan trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa (từ 1956 đến 1966, thị trường trong nước đóng góp 60% tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp chế tạo). Thành công của Ðài Loan có được là nhờ chính sách không ngừng nâng cao thu nhập của người dân nông thôn và tạo sự liên kết hay phối hợp hợp lý giữa nông nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa thông qua việc phi tập trung hóa công nghiệp hóa đưa công nghiệp về phát triển tại nông thôn (giúp thực hiện thành công “ly nông bất ly hương”), nhờ đó mà phát triển được thị trường trong nước làm cơ sở để phát triển tiềm lực của quốc gia. Ðể làm được điều này, Ðài Loan phải có được sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực tại nông thôn (“hơn 2/3 dân số nông nghiệp tại Ðài Loan có bằng cấp giáo dục chính thức”, Ở Hàn Quốc Mô hình làng mới Saemaul Undong được chính phủ Hàn Quốc phát


động xây dựng và đầu thập niên 70 của thế kỷ trước là giải pháp của Hàn Quốc nhằm mục đích xóa đi hố “phân cách” kinh tế giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Sự phân cách kinh tế này chính là kết quả của sự nóng lòng đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, dốc toàn lực vào việc phát triển các ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu, phát triển thành thị, bỏ quên sự cần thiết của việc phát triển nông thôn và chăm lo cho việc phát triển của người dân sống trong khu vực này. Thực chất của việc phát triển mô hình làng mới là làm cho thu nhập của người nông dân (chiếm phần đông dân số vào thời điểm đó) được cải thiện và kích thích, xây dựng năng lực tự phát triển của khối dân cư nông thôn. Ðây cũng chính là yếu tố làm cho Ðài Loan có được sự phát triển ổn định trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa đất nước.

Ở Thái Lan

Năm 2000 Thái Lan với chương trình “Amazing Thailand” hy vọng thu hút được 18 triệu khách du lịch với các nội dung chủ yếu hướng vào du lịch.

Toàn bộ các hoạt động quảng cáo về du lịch của Thái Lan đưa ra đều hướng vào nội dung giới thiệu thiên nhiên và văn hóa dân tộc truyền thống. Thái Lan cũng đăng cai tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế về du lịch trong những năm gần đây. Rất nhiều khu du lịch cũng đã được xây dựng. Các dự án xây dựng sân golf ở khu vực một số rừng quốc gia đã bị đình chỉ vì đã có những biểu hiện gây hại cho động vật hoang dã. Ở tầm vĩ mô, hiệp hội khách sạn Thái Lan cũng có các chương trình mang tên „lá xanh‟ nhằm giúp đỡ các khách sạn trang trí lại khuôn viên của mình với với mục đích thêm nhiều cây xanh, lắp các hệ thống xử lý rác thải. Khu du lịch biển ở PhuKet đã được nhận giải thưởng về về môi trường từ hiệp hội khách sạn vì đã góp phần xây dựng hệ thống chống ô nhiễm cho các mỏ thiếc và biến khu vực này thành một khu vực của cây xanh với hệ thống xử lý ô nhiễm tối tân.Các hãng lữ hành cũng có các chương trình hướng vào du lịch, các chương trình du lịch với số lượng khách hạn chế cũng được mở ra. Thành công lớn nhất của Thái Lan theo đánh


giá tại hội nghị du lịch Ðông Nam Á là: “Ðã gắn được hệ thống sinh thái với các nguồn lợi kinh tế mà không làm phá hủy tài nguyên” . Các cơ quan du lịch và các cơ quan chức năng đã và đang cố gắng quảng cáo, tuyên truyền để tạo ra Thái Lan xanh hơn nữa trong con mắt du khách nước ngoài.

2.2.2 Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam

Đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế của một số địa phương

Thành phố Lào Cai

Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với vị trí địa lý, địa hình núi cao, đa dạng sinh thái, văn hóa. Điểm nổi bật ở Lào Cai là thị trấn Sa Pa – nơi được ban tặng nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cuốn hút du khách. Được mệnh danh là “Thị trấn trong mây”, nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ, vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng ẩn hiện trong sương, trăm hoa khoe sắc. Tất cả đã tạo nên một thị trấn bình yên, hài hòa, tươi đẹp nhưng vẫn không kém phần sôi động với những phiên chợ vào cuối tuần. Sa Pa là địa điểm thu hút du khách nhất đến với Lào Cai.

- Với những sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng cùng sự chung tay kết nối giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng, lượng khách du lịch đến với Lào Cai ngày càng tăng trong những năm gần đây. Năm 2012, Lào Cai đón được khoảng 948.610 lượt khách, trong đó, khách nội địa đạt 573.080 lượt; khách quốc tế đạt 375.530 lượt ; Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 1.844 tỷ đồng. Đến năm 2015, lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt đã trên 2 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt trên 600.000 lượt, khách nội địa trên 1,3 triệu lượt ; Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 4.500 tỷ đồng. Có thể thấy, từ năm 2012 đến 2015, lượng khách đến Lào Cai đã đạt hơn gấp đôi, tổng thu từ khách du lịch tăng gần 2,5 lần. Bên cạnh phát triển du lịch Sa Pa, tỉnh đã thu hút tập đoàn Sun Group đầu tư xây dựng hệ thống cáp treo Fansipan. Điều này sẽ giúp du khách tiết kiệm thời gian đi lại và chinh phục nóc nhà Đông Dương


một cách thuận lợi hơn. Việc đầu tư xây dựng cáp treo Fansipan đã thu hút thêm nhiều du khách có mong muốn, ước mơ được chạm tay đến “Nóc nhà Đông Dương”.

Hình 2 1 Du lịch cộng đồng bản Cát Cát xã San Sà Hồ huyện Sa Pa tỉnh Lào 1

Hình 2.1. Du lịch cộng đồng bản Cát Cát, xã San Sà Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai‌

Thành Phố Sơn La

Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh ta đã xây dựng chiến lược phát triển du lịch và chính sách khuyến khích phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Nằm ở độ cao 1.050m so với mặt nước biển, khí hậu ôn hòa mát mẻ, Mộc Châu là điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm, thưởng ngoạn đồi chè trái tim, đồi chè vân tay, hội thi hái chè, ngày hội hái quả, hội thi “Hoa hậu bò sữa”, thăm các bản du lịch cộng đồng, nhà nghỉ container, leo núi khám phá “Ngũ động bản Ôn”, dịch vụ nhà hàng đặc sản cá hồi trên núi tiểu khu Vườn Đào; thăm di tích cách mạng động Mộc Hương, bia Tây Tiến, thác Dải Yếm, hồ rừng thông bản Áng gắn với lễ hội Hết Chá, Công ty hoa Cao Nguyên, Khu du lịch Happy land, cửa khẩu quốc tế Lóng Sập; chinh phục đỉnh Pha Luông hùng vĩ...


- Theo đó, tỉnh ta phấn đấu tốc độ tăng trưởng du lịch bình quân đạt 20%/năm. Khách du lịch đến Sơn La đạt trên 2 triệu lượt khách mới (khách quốc tế 97 nghìn người); tổng thu từ du lịch đạt 1.900 tỷ đồng; GDP du lịch chiếm 2,38% GDP toàn tỉnh; tạo việc làm từ lĩnh vực phát triển du lịch cho

18.500 người..


Hình 2 2 Điểm nhà nghỉ du lịch cộng đồng HomeStay tại bản Bó phường Chiềng 2


Hình 2 2 Điểm nhà nghỉ du lịch cộng đồng HomeStay tại bản Bó phường Chiềng 3

Hình 2.2. Điểm nhà nghỉ du lịch cộng đồng (HomeStay) tại bản Bó, phường Chiềng An, Sơn La‌


2.2.3. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong việc phát triển ngành du lịch.

Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn. Đó là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên cũng còn phải đương đầu với không ít thách thức và khó khăn phía trước, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, phức tạp hơn và không chỉ giới hạn ở phạm vi cấp quốc gia mà còn lan tỏa trên toàn khu vực. Để có thể phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, bên cạnh nỗ lực của riêng bản thân ngành du lịch, rất cần có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ tất cả các cấp, các ngành. Trong đó cần phải có đột phá ngay từ khâu nhận thức về du lịch, mọi quyết định phát triển du lịch cần phải nâng lên thành quyết tâm và ý chí chính trị cấp quốc gia. Du lịch Việt Nam đã bước ra khỏi giai đoạn phát triển ban đầu và đang tiến vào giai đoạn chuyển tiếp trước khi bứt phá. Toàn ngành du lịch, trực tiếp đối với các cấp quản lý nhà nước về du lịch, từ trung ương tới địa phương, cần phải chủ động nghiên cứu, bám sát diễn biến của thị trường, nhạy bén hơn nữa với những biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và quốc tế. Nghiên cứu đề xuất áp dụng các công nghệ hiện đại vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt về tài khoản vệ tinh du lịch, qua đó sẽ giúp công tác dự báo xu hướng thị trường và đánh giá chính xác hơn về hiệu quả và vai trò đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, đề xuất các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch, quy hoạch du lịch phù hợp và khả thi, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Với những định hướng cơ bản trên, nếu vận dụng và thực thi tốt, chắc chắn sẽ tạo cơ sở vững chắc để thúc đẩy ngành du lịch phát triển theo hướng chất lượng, bền vững, đạt mục tiêu đề ra.

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 23/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí