Thu Nhập Hộ Gia Đình Từ Hoạt Động Du Lịch Cộng Đồng Của Xã Sà Phìn (Tb/hộ/tháng)


Bảng 4.11. Thu nhập hộ gia đình từ hoạt động du lịch cộng đồng của xã Sà Phìn (TB/hộ/tháng)‌

ĐVT : 1000đồng


STT

Nội dung

Nhóm

hộ khá

Nhóm hộ

TB

Nhóm hộ nghèo

– cận nghèo

1

Lưu trú

1.300

950

800

2

Ăn uống

2.000

1.500

880

3

Hướng dẫn viên

1.200

1.100

0

4

Quà lưu niệm

2.200

1.800

1.200

5

Biễu diễn nghệ thuật

400

400

200

6

Cho thuê phương tiện

1.000

700

0

Tổng

8.100

6.450

3.080

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa bàn xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - 7

( Nguồn : Số liệu điều tra 2018)

Qua bảng cho ta thấy :

Đối với nhóm hộ khá thu nhập của các hộ từ hoạt động du lịch trung bình năm là 8.100 đồng/tháng/hộ, nhóm hộ này có dịch vụ du lịch phong phú,lưu trú, ăn uống, quà lưu niệm cho thuê phương tiện, trong đó hoạt động ăn uống và quà lưu niệm mang lại thu nhập khá cao,thu nhập tư dịch vụ lưu trú chưa cao vì chưa có sự đầu tư, chưa thu hút được khách du lịch đến với Sà Phìn dịch vụ lưu trú chỉ cho thu nhập ở mức là 1.300đồng/tháng/hộ, dịch vụ cho thuê phương tiện mang lại thu nhập không cao 1.000.000 đồng/tháng/hộ nguyên nhân là do khách du lịch đến với xã Sà Phìn đều là khách vãn lai.

Đối với nhóm hộ trung bình và nhóm hộ cận nghèo các dịch vụ du lịch còn chưa phong phú nên thu nhập từ hoạt động du lịch còn thấp,thu nhập từ hoạt động du lịch của hai nhóm này lần lượt là 6.450.000 đồng/tháng/năm và 3.080đồng /tháng/hộ. hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho hai nhóm hộ này là bán các sản phẩm đặc sản liên quan đến dệt lanh hoặc mật ong bạc hà.

Các dịch vụ của nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo còn chưa đem lại thu nhập cao vì cả hai nhóm hộ này còn gặp khó khăn về vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, quảng bá sản phẩm do vậy nguồn thu chủ yếu của hai nhóm hộ này là trồng trọt và chăn nuôi.


Tuy nhiên trong phần bảng 4.10 và bảng 4.7 đã thể hiện rất rõ rằng dịch vụ du lịch cộng đồng chỉ chiếm 1/3 trong tổng số các ngành mà hiện tại xã Sà Phìn đang thực hiện vì nguồn thu chủ yếu của xã vẫn là nông nghiệp và chăn nuôi nên thu nhập từ dịch vụ chỉ dừng ở con số trung bình 2.000 – 3.000 đồng mỗi tháng , song bên cạnh đó số lao động tham gia còn hạn chế có thể thấy ở bảng thống kê số lao động tham gia du lịch của các hộ trong một gia đình có trung bình ít nhất 4 thành viên thì chỉ có 1-2 thành viên tham gia vào du lịch , các thành viên còn lại sẽ tham gia vào các ngành khác hoặc làm công nhân ở các xí nghiệp .

Du lịch mang lại cho các hộ một nguồn thu nhập nhất định, cải thiện đời sống cho gia đình, góp phần vào quá trình xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên du lịch còn mang tính thời vụ,chỉ tập trung vào mùa đầu năm, giữa năm và mùa lễ hội mới đem lại nguồn thu nhập cao cho hộ, vì vào thời gian đầu năm có nhiều hoạt động đón xuân thu hút được du khách, mùa giữa năm có nhiều bạn học sinh, sinh viên được nghỉ hè nên các bạn đến tham quan, nghỉ mát. Thực hiện các chuyến đi phượt thú vị. Do vậy cần mở rộng loại hình dịch vụ để phát triển du lịch vào các thời điểm khác nhau trong năm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các hộ.

Bảng 4.12. Chi phí của các hộ (TB/hộ/tháng)

ĐVT: 1000 đồng


TT

Hạng mục chi phí

Nhóm hộ khá- giàu

Nhóm hộ TB

Nhóm hộ nghèo-cận nghèo

1

Trả lương nhân viên

2.133

1.500

485

2

Maketing,quảng cáo

123

70

25

3

Khấu hao tài sản cố định

220

78

0

4

Các nguyên vật liệu

2.040

1.753

900

5

Điện,nước

300

284

172

6

Các khoản thuế

152

97

35

7

Chi phí khác

230

101

219

Tổng

5.198

3.883

1.836

(Nguồn : Số liệu điều tra 2018 )


Chi phí cho các hoạt động du lịch của nhóm hộ khá cao hơn so với nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Vì các loại hình dịch vụ của nhóm hộ khá quy mô lớn hơn nên chi phí cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại.

Trong nhóm hộ khá có nhiều hộ kinh doanh phực vụ ăn uống, lưu trú và bán quà lưu nhiệm nên chi phí cho nguyên vật liệu, thuê nhân viên và điện nước khá cao, trong đó chi phí cao nhất danh cho nguyên vật liệu trung bình

2.040.000 đồng/tháng/hộ, nguyên vật liệu ở đây chủ yếu là thực phẩm dành cho chế biến của các cơ sở ăn uống… chi phí cho điện nước, trả lương cho nhân viên trung bình 2.133.000 đồng/tháng/ hộ

Chi phí cho maketing và quảng cáo chủ yếu là chi phí làm biển quảng cáo. Chi phí cho nhóm hộ khá trung bình 123.000 đồng/tháng/hộ.

Một số chi phí khác như : chi phí học tập nâng cao tay nghề... cũng không nhiều, lần lượt là 219.000đồng/hộ/tháng,101.000đồng/hộ/tháng đối với hộ TB, và 230.000đồng/hộ/tháng đối với hộ khá.

Do việc đầu tư vào các loại hình dịch vụ của các hộ không giống nhau nên lợi nhuận mà du lịch đem lại cho mỗi nhóm hộ cùng khác nhau, lợi nhuận từ du lịch mang lại cho từng nhóm hộ được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 4.13 Lợi nhuận của các hộ tham gia hoạt động du lịch (TB/hộ/tháng)

ĐVT: 1000 đồng



Chỉ tiêu


Nhóm hộ khá


Nhớm hộ TB


Nhóm hộ nghèo

Doanh thu

8.100

6.450

3.080

Tổng chi phí

5.198

3.883

1.836

Lợi nhuận

2.902

2.567

1.244

( Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018)

Qua bảng trên ta thấy : cùng với sự phát triển của du lịch mà đời sống của người dân cũng được cải thiện hơn , Có thể nói đến Hà Giang mùa nào


cũng đẹp. Nếu như mùa xuân là sắc hồng nhẹ bung với hoa đào, hoa mận,thì mùa hạ lại là mảng xanh non mỡ màng của những ruộng ngô mọng bắp, mùa thu là lúa chín vàng ươm như khoác trên mình chiếc áo mùa nắng, mùa đông là mùa hoa tam giác mạch ngủ ngàn trên sườn núi đá bung nở , nơi đó ước hẹn những bước chân ngao du một loài hoa làm say đắm, nhớ nhung mỗi khi trở về. Tuy nhiên, du lịch Hà Giang mùa đẹp nhất mà mọi người hay lựa chọn đi là mùa đông – mùa của hoa tam giác mạch – tiếng gọi từ bản tình ca của đá. Còn nói đến Sà Phìn là nói đến thung lũng nằm giữa xã Lũng Cú và thị trấn Đồng văn nên vì vậy du lịch kéo dài quanh năm nên thu nhập của người dân trong các hộ tham gia du lịch luôn đồng đều , tuy nhiên sẽ có sự chênh lệch nhẹ nhưng không đáng kể. Điều này thể hiện rõ đối với nhóm hộ khá đạt trung bình là 2.902.000đồng/tháng/hộ, lợi nhuận thu được chủ yếu là từ hoạt động bày bán đồ lưu niệm các sản phẩm đặc sản và hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống với sự đầu tư về quy mô, chất lượng và maketing quảng cáo từ dịch vụ của mình đến du khách nhóm hộ này đã đạt được mức lợi nhuận khá cao từ hoạt động du lịch.

Đối với nhóm hộ trung bình do sự đầu tư về quy mô ở mức vừa và nhỏ nên mức thu nhập chỉ dừng ở con số 2.567.000 đồng/tháng/hộ.

Đối với nhóm hộ nghèo và cận nghèo nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch ở mức rất thấp do chưa có vốn để đầu tư quy mô còn nhỏ lẻ chủ yếu là bày bán gian hàng sản phẩm tại khu du lịch nên mức lợi nhuận thu về là 1.244.000đồng/tháng/hộ. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động tăng thêm thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo

4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch cộng động tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

4.4.1. Những thuận lợi trong phát triển du lịch cộng đồng

Ý kiến của các hộ điều tra về lợi ích của du lịch được thể hiện qua bảng 4.14


Bảng 4.14. Lợi ích của người dân khi tham gia hoạt động du lịch


Lợi ích

Số ý kiến

Tỷ lệ

Tăng thu nhập cải thiện đời sống

51

63,75

Tạo công ăn việc làm

35

43,75

Được hưởng ưu đãi của địa phương

30

37,5

nâng cao kiến thức

29

26,25

Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

13

16,25

(Nguổn : Tổng hợp số liệu điều tra 2018)

Qua bảng trên ta thấy hoạt động du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, đặc biệt là tăng thu nhập cải thiện đời sống chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,75%, nguyên nhân là do du lịch là ngành được xem là nhàn hạ và có thu nhập cao không phân biệt lứa tuổi tham gia thông qua các hình thức kinh doanh : ăn uống, bán đồ lưu niệm, cung cấp dịch vụ lưu trú, hướng dẫn viên,..

Theo số liệu điều tra có tới 43,75% ý kiến cho rằng hoạt động du lịch tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người dân trên địa bàn đặc biệt vào mùa du lịch.

Du lịch không chỉ mang lại cho người dân công ăn việc làm cải thiện đời sống mà còn giúp những hộ tham gia vào hoạt động du lịch được hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước và chính quyền địa phương như : tập huấn, hỗ trợ vay vốn, du lịch phát triển còn mang lại cho người dân một số kiến thức hiểu biết, nâng cao kiến thức của họ về môi trường và xã hội.

4.4.2. Những khó khăn trong phát triển du lịch cộng đồng

Du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng nhưng song bên cạnh đó người dân cũng gặp phải một số khó khăn nhất định những khó khăn mà người dân xã Sà Phìn gặp phải được thể hiện qua bảng sau :


Bảng 4.15. Một số khó khăn của người dân địa phương khi tham gia hoạt động du lịch cộng đồng‌

Khó khăn

Số ý kiến

Tỷ lệ

Thiếu kinh nghiệm

34

42,5

Thiếu vốn

28

35

Ngoại ngữ

38

47,5

Không có sự hỗ trợ

11

13,75


(Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018)

Qua bảng 4.15 ta thấy, khó khăn lớn nhất của người dân khi tham gia hoạt động du lịch là thiếu ngoại ngữ chiếm tới (47,5%) vì đa số người dân tham gia hoạt động du lịch đều là những lao động trong ngành nông nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân thiếu kinh nghiệm khi tham gia du lịch cộng đồng ( chiếm 42,5%) như : thiếu kinh nghiệm trong tiếp đón đoàn khách tham quan, thiếu kinh nghiệm trong ứng xử giao tiếp, thiếu kinh nghiệm trong quản lý,… nguyên nhân là do người dân địa phương chưa tham gia vào các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng.

Vốn cũng là khó khăn tương đối lớn của người dân khi tham gia hoạt động du lịch ( 35%). Họ thiếu vốn trong việc phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, cơ sở lưu trú,…

Còn một số ít hộ dân gặp khó khăn khi không nhận được sự hỗ trợ, đây chủ yếu là những hộ không tham gia vào các buổi họp, tuyên truyền về du lịch, giới thiệu triển khai các chính sách ưu đãi cho những hộ tham gia. Nên họ không nắm bắt được những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương.


4.5. Định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch ở xã Sà Phìn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang

4.5.1. Định hướng phát triển du lịch ở xã Sà Phìn , huyện Đồng Văn .

Xuất phát từ bối cảnh trong nước và quốc tế, mục tiêu phát triển du lịch bền vững của xã Sà Phìn huyện Đồng Văn và năng lực nội tại của ngành du lịch tỉnh Hà Giang, em đưa ra một số quan điểm phát triển du lịch của Sà Phìn trong thời gian tới như sau:

- Phát triển du lịch với một vị thế mới là một ngành kinh tế động lực, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

- Phát triển bền vững du lịch cảnh quan, du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống, kết hợp phát triển du lịch sinh thái gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Phát triển du lịch toàn diện cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó du lịch quốc tế là hướng chiến lược lâu dài, du lịch nội địa là then chốt; đảm bảo hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội; gắn với việc xóa đói giảm nghèo trên cơ sở phát triển du lịch cộng đồng.

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch... cần trú trọng công tác đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên ngành du lịch.

- Song bên cạnh đó nâng cao trình độ dân trí xã hội , tập trung mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức , hoàn thiện kỹ năng giao tiếp , mở các lớp nâng cao trình độ ngoại ngữ cơ bản để giúp những hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch có thêm kiến thức về ngoại ngữ

-Đối với Sà Phìn thiếu kinh nghiệm là một trong những thách thức khá lớn , chính vì vậy cán bộ địa phương nên thảo luận và đưa những hộ du lịch điển hình trong xã đến thăm quan học tập ở một số địa phương có mô hình du lịch cộng đồng đã và đang phát triển .


- Phát triển khu du lịch xã Sà Phìn gắn liền với khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch, gắn với việc bảo tồn các giá trị văn hóa và tự nhiên, coi trọng việc bảo vệ môi trường du lịch, đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững.

4.5.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng động tại xã Sà Phìn huyện Đồng Văn

* Công tác quản lý Nhà nước về du lịch:

Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương tạo sự thống nhất, chuyển biến nhận thức về phát triển du lịch.

- Tiến hành lập và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch theo quan điểm phát triển du lịch bền vững, đảm bảo phát triển du lịch có quy hoạch, thực hiện mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu phát triển du lịch bền vững.

* Công tác tuyền truyền, quảng bá, xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch.

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, cộng đồng dân cư đối với việc bảo vệ TN & MT du lịch; giữ gìn, bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc phục vụ phát triển du lịch.

- Trong những năm tới cần tập trung khai thác thị trường khách nội địa, liên kết hợp tác phát triển du lịch bốn tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn,,Thái Nguyên, Tuyên Quang

- Hợp tác xây dựng ấn phẩm quảng bá du lịch; các chương trình, tour tuyến du lịch tập trung vào các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử; du lịch cộng đồng, gắn du lịch với việc đáp ứng các nhu cầu về tham quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, ẩm thực, mua sắm .

- Tăng cường các buổi tập huấn về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp để các hộ tham gia hoạt động du lịch có thể học tập và trau dồi cho bản thân những kiến thức về du lịch

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 23/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí