tự quyết của cộng đồng được đề cao nó sẽ là trách nhiệm và sự cam kết của cộng đồng cho vấn đề bảo tồn văn hóa. Từ đó, có thể nhận thấy rõ DLCĐ khuyến khích cá thể trong cộng đồng chung tay bảo vệ các giá trị văn hóa, dưới góc độ động cơ về kinh tế. Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn, DLCĐ không chỉ mang đến sự bảo tồn tạm thời, mặt khác, do sự bảo tồn đó, các thế hệ sau sinh ra tại địa phương được tiếp cận nhiều hơn với văn hóa truyền thống. Do đó có nhận thức sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa và có một động cơ tốt hơn để chung tay bảo vệ các nét văn hóa đó. Điều này mới thực sự mang lại sự bền vững về VH- XH trong dài hạn. Khảo sát tình trạng VH - XH của cộng đồng thực hiện DLCĐ trên cơ sở tiêu chí sau:
- An sinh xã hội: Chia sẻ lợi ích từ DLCĐ, giảm khoảng cách giàu nghèo; bình đẳng giới tại địa phương khi phát triển DLCĐ; tỷ lệ số vụ vi phạm pháp luật của người dân ở địa phương so với trước khi có DLCĐ.
- Bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể: Các nét văn hóa mới tốt và xấu du nhập vào cộng đồng theo thời gian; trình độ văn hóa của dân cư địa phương; công tác bảo tồn di tích, văn hóa truyền thống.
c. Ảnh hưởng tới môi trường
Nhu cầu du lịch của du khách là muốn nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh đẹp và có môi trường trong lành, điều đó đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường sinh thái.Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường trên toàn cầu như hiện nay thì việc phát triển DLCĐ là một trong những giải pháp khả thi góp phần vào việc giáo dục cả du khách lẫn cộng đồng dân cư về vấn đề bảo vệ môi trường. Cộng đồng dân cư thì nhận thức được rằng khi giữ gìn môi trường là họ đang giữ gìn chính môi trường sống của họ, thu nhập của gia đình họ. Họ là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên khi môi trường ô nhiễm.Họ cũng có nghĩa vụ và quyền lợi trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh mình trước tác động có hại của du khách.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong các tour DLCĐ giúp thay đổi và cải thiện đáng kể nhận thức của các bên đang khai thác DLCĐ ở địa phương trong vấn đề cần phải bảo vệ môi trường vì chính lợi ích của mình. Để đánh giá mức độ bảo tồn môi trường sau khi áp dụng DLCĐ vào địa phương, nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng các tiêu chí sau:
Nhận thức của người dân về vệ sinh - môi trường; nhận thức của du khách về rác thải; chi phí cho xử lý rác thải và vệ sinh môi trường của địa phương và doanh nghiệp; ngân sách nhà nước đầu tư cho vệ sinh môi trường; sự thay đổi tỷ lệ che phủ rừng trước và sau khi phát triển DLCĐ.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Sơ Đồ Phân Loại Tài Nguyên Du Lịch
- Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Dựa Vào Cộng Đồng
- Tình Hình Sử Dụng Đất Của Huyện Ba Chẽ Giai Đoạn 2017-2019
- Đánh Giá Chung Về Thuận Lợi, Khó Khăn Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Ba Chẽ Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Huyện Ba Chẽ
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
1.2.1. Bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
DLCĐ phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980 với những du khách đầu tiên đến từ khối Đông Âu cũ.Vào đầu những năm 1990, thị trường du lịch được mở để đón khách du lịch từ phương tây, dần dần là khách nội địa.Hòa Bình (Bản Lác ở Mai Châu) là nơi đầu tiên ở Bắc Bộ hoạt động DLCĐ. Ở miền Nam, đảo Thoi Son ở Tiền Giang và Vĩnh Long đã tiếp đón khách du lịch của Đông Âu ngay từ năm 1985. Vào cuối những năm 1990, theo dòng phát triển của khách quốc tế đến từ Tây Âu và Bắc Mĩ, DLCĐ được khởi xướng ở miền Bắc tại Sapa, một điểm du lịch giàu có về di sản văn hóa của các dân tộc ít người. Sau đó, DLCĐ được mở rộng tới các vùng gần Hội An và Huế, vùng đồng bằng sông Cửu Long như Long Xuyên, Châu Đốc tại An Giang,… Ngày 22-23/5/2003, tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với Tổ
chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Viện nghiên cứu phát triển du lịch- Tổng cục du lịch Việt Nam đã tổ chức hội thảo về DLCĐ. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 80 thành viên và những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Mục tiêu của hội thảo là thảo luận đưa đến thống nhất về khái niệm DLCĐ dựa trên bối cảnh thực tế tại Việt Nam, đồng thời tạo ra một diễn đàn trao đổi ý kiến và các bài học kinh nghiệm nhằm phát triển DLCĐ tại Việt Nam.
Hiện nay, DLCĐ đang là một loại hình du lịch rất được các địa phương chú ý, nhất là các tỉnh có dân tộc thiểu số sinh sống.
1.2.2. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
1.2.2.1. Mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác- Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
a) Đặc điểm bản Lác
Bản Lác là bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, cách thị xã Hòa Bình khoảng 60 km và đây là nơi cư trú của người dân tộc Thái Trắng. Ngày nay, Bản Lác trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch, mỗi năm đón khách khoảng 3000 khách đến chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên của thung lũng Mai Châu, cùng với khung cảnh nông thôn êm đềm của các bản làng Thái, những nét đặc trưng riêng của nền văn hóa Thái, những ngôi nhà sàn gọn gàng nằm theo hàng lối và những bộ trang phục đẹp đẽ đầy màu sắc của người phụ nữ Thái,…Tất cả đều trở thành một sức hút kỳ lạ đối với du khách. Đặc biệt với sự ân cần chu đáo và mến khách của người dân nơi đây đã để lại trong lòng du khách không ít những tình cảm lưu luyến khi phải tạm xa.
Khi khách du lịch muốn đến thăm quan tại bản Lác thì phải mua vé tại UBND huyện với giá là 5000VNĐ/người.Tiền bán vé sẽ được chuyển trực tiếp cho chính quyền địa phương và nguồn lợi này được chia sẻ về các làng bản một cách gián tiếp. Toàn bản có 93 hộ gia đình, trong đó có 24 hộ là tham gia trực tiếp vào việc cung cấp các dịch vụ du lịch như: dịch vụ homestay, biểu diễn văn hóa, mô phỏng các nghề thủ công, tổ chức cho khách đi tham quan bản làng.
Giá của homestay tại bản Lác là 50.000VNĐ/ người/đêm chưa bao gồm ăn uống. Một trong những nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây là bán các hàng nghề thủ công mỹ nghệ và khách không phải trả tiền cho màn mô phỏng các nghề thủ công truyền thống, nhưng phải thanh toán các chương trình biểu diễn văn nghệ. Chính sự kết hợp hài hòa giữa lợi thế cái sẵn có và phong cách phục vụ thân thiện đã biến việc tham quan bản Lác trở thành tour du lịch
hấp dẫn vì những trải nghiệm độc đáo, mang lại sự thoải mái nhưng cũng đầy hiểu biết cho mỗi du khách.
b) Sự tham gia và lợi ích của cộng đồng
Việc vận chuyển khách đến và đi thuộc trách nhiệm của các công ty du lịch tại Hà Nội, còn người dân địa phương chịu trách nhiệm chính về các hoạt động diễn ra trong bản như: cung cấp chu đáo các dịch vụ ăn, ngủ tại bản, hướng dẫn viên, biểu diễn văn nghệ, hàng thủ công và tất cả các đồ uống không chứa cồn, thuê máy ảnh, thuê xe đạp, xe máy,… Trong bản cử ra một người chịu trách nhiệm kiểm tra số khách đến và đi, chính cộng đồng sẽ chịu trách nhiệm trả lương cho nhân viên này.
Mặt khác trong bản không có một đơn vị cụ thể nào để hướng dẫn việc phát triển các hoạt động du lịch nên mỗi gia đình tự quản lý và điều chỉnh việc kinh doanh của mình, đồng thời duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các công ty du lịch trên tư cách cá nhân. Nhưng mọi sai phạm của họ đều phải chịu hình phạt của người lãnh đạo cao nhất trong bản.
Với mức thu từ các dịch vụ như vậy, đến cuối năm các hộ dân trong bản phải đóng góp 10% thu nhập của mình cho chính quyền cấp huyện, còn 90% thu nhập của các hộ gia đình phục vụ cho mục đích tiêu dùng hoặc nâng cấp nhà cửa.
c) Bài học kinh nghiệm
Hầu hết các bài học rút ra được là cuộc sống truyền thống đích thực của đồng bào dân tộc Thái là động lực thu hút du lịch. Như vậy, việc bảo tồn bản sắc văn hóa này là một nhu cầu.Các hoạt động bán hàng thủ công được tổ chức tốt và môi trường chưa bị bên ngoài quấy rầy,… được coi là những điểm hay cộng thêm vào giá trị chuyến đi tới Mai Châu.
Việc phát triển hoạt động du lịch ở Mai Châu đã có sự tham gia của cộng đồng trong việc cung cấp các dịch vụ du lịch.Nhưng có thể nói DLCĐ ở đây còn mang tính tự phát của cộng đồng và hoàn toàn bị động.Cụ thể:
- Họ được chủ động trong việc cung cấp các dịch vụ nhưng nguồn khách lại hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty lữ hành sắp xếp và bố trí các dịch vụ phục vụ khách, dân bản không có quyền tham gia bàn bạc.
- Người dân bản không được sự giúp đỡ về tài chính cũng như kinh nghiệm của các tổ chức trong và ngoài nước, kể cả các chính phủ. Chính vì vậy, hiện nay bà con dân bản rất muốn được các tổ chức bên ngoài giúp họ học tiếng, kỹ năng nấu ăn và đón tiếp khách du lịch.
- Mặc dù, chính quyền địa phương có hai nguồn thu chủ yếu từ vé thắng cảnh và 10% lợi nhuận của người dân. Nhưng thực tế nguồn lợi đó được chính quyền địa phương sử dụng vào mục đích gì thì người dân bản không hề hay biết.Điều đáng nói là vấn đề bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và bản sắc văn hóa ở đây bị xem nhẹ như không thuộc trách nhiệm của ai.
Như vậy, Mai Châu là một điểm DLCĐ đầy tiềm năng.Tuy nhiên đây chưa phải là mô hình phát triển DLCĐ thành công và điển hình ở Việt Nam.
1.2.2.2. Mô hình du lịch tại xã Sín Chải - huyện Sa Pa
a) Đặc điểm
Huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được coi là một điểm du lịch hấp dẫn từ thời Pháp thuộc, nhưng thực tế chỉ được phát triển mạnh vào khoảng những năm
90. Kể từ đó du khách biết đến Sa Pa với những cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ và khí hậu trong lành. Điều ấn tượng hơn cả đó chính là nét hấp dẫn rất riêng về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc nơi đây: người Dao đỏ, người H'Mông, người Giấy, người Tày, Người Xa Phó…
Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch đã mở ra nhiều cơ hội cho vùng này, nhưng trong đó cũng có nhiều câu hỏi cần có lời giải đáp như: Làm
thế nào để vừa đảm bảo việc phát triển bền vững và vừa có thể chia sẻ lợi ích cho cộng đồng mà không phải chỉ là tập trung ở một số người.
Để giải quyết vấn đề này, năm 2001 SNV cùng với IUCN đã xây dựng một chương trình phát triển DLCĐ tại xã Sín Chải trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực cho các sáng kiến về du lịch bền vững”. Tiêu chí của mô hình là thúc đẩy cộng đồng tham gia các dịch vụ du lịch, nhằm phát triển bền vững cộng đồng, bảo tồn được TNTN và các giá trị văn hóa cộng đồng. Điều này làm cho dự án thực sự mang tính cộng đồng và được đánh giá là có hiệu quả.
b) Sự tham gia và lợi ích của cộng đồng
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa là những đơn vị có ý tưởng xây dựng các dự án phát triển DLCĐ đầu tiên ở Sa Pa, sau đó kêu gọi sự giúp đỡ của IUCN và SNV để phát triển các loại hình du lịch và dịch vụ. Ngân quỹ chủ yếu được hỗ trợ từ Ford Foundation và Bread for the World.
Việc xây dựng một ban quản lý ở Sín Chải đã giúp cho việc thúc đẩy sự tham gia một cách chủ động của cộng đồng địa phương trong việc thiết kế và quản lý các hoạt động. Thành viên của ban quản lý chịu trách nhiệm cho việc tổ chức các buổi trình diễn văn hóa và các hoạt động thể dục thể thao, kiểm tra các trang thiết bị ở các homestay, trồng cây và duy tu bảo dưỡng đường mòn. Vì vậy, thông thường trước khi đưa ra quyết định quan trọng ban quản lý sẽ tư vấn cho cộng đồng địa phương.
Hiện nay, có khoảng 40 hộ (30% số hộ) gia đình tham gia vào các hoạt động cung cấp các dịch vụ cho khách khi đến thăm quan du lịch tại bản Sín Chải, cụ thể là:
- Dân bản đã tổ chức cung cấp nhà trọ, ăn uống và một số hộ đã sản xuất cung cấp lương thực thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh.
- Hướng dẫn, đưa đường khách thực hiện chương trình du lịch leo núi. Tổ chức các chương trình du lịch cho khách tham quan tìm hiểu về hệ sinh thái tại các dãy núi Phanxipang.
- Tổ chức hướng dẫn khách tham quan làng bản tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán và cuộc sống cộng đồng dân tộc.
Chính sự thành công bước đầu này đã thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến thăm quan làng, bản. Phần lớn nguồn thu từ hoạt động này sẽ được các gia đình cung cấp dịch vụ giữ lại (80%), 15% cho nhóm quản lý và 5% cho quỹ phát triển du lịch và có thể sử dụng để nâng cao chất lượng, các khóa đào tạo, nguyên vật liệu. Thông qua hệ thống phân phối này đảm bảo tất cả mọi thành viên của bản Sín Chải đều có lợi từ du lịch mà không chỉ cho những người trực tiếp tham gia.
c) Bài học kinh nghiệm
Hầu hết các bài học quan trọng là DLCĐ cần nhiều nỗ lực và thời gian mới có thể thành công.Du lịch bao gồm xây dựng phát triển các sản phẩm dịch vụ, quản lý địa phương và tham gia kinh doanh tới tiếp thị và quảng bá. Các phương pháp đào tạo xây dựng năng lực cụ thể là cần thiết cho tất cả các bên tham gia như: chính phủ, cộng đồng, hướng dẫn và công ty kinh doanh. Dự án DLCĐ của Sa Pa được coi là một trong những mô hình thành công từ trước đến nay. Nó không chỉ thành công về mặt kinh tế mà còn thành công ở nhiều mặt khác cụ thể như:
- Về văn hóa: Hoạt động du lịch đã nâng cao niềm tự hào của người dân trong bản về giá trị văn hóa bản địa đặc biệt cho thế hệ trẻ, cộng đồng dân cư
nhận thấy trách nhiệm của mình đối với công tác bảo tồn nền văn hóa dân tộc.
- Về xã hội: Nâng cao được vai trò làm chủ của cộng đồng, trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi thành viên và toàn xã hội, cải thiện được điều kiện sinh hoạt nông thôn, tạo ra sự đổi mới quan hệ và nhận thức tình cảm trong bà con người dân tộc, lòng hiếu khách của người dân, nâng cao được điều kiện sinh hoạt cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi.
- Về ý thức bảo vệ môi trường và TNTN của bà con thôn bản ngày càng được nâng cao, vệ sinh môi trường trong bản ngày càng đẹp, gọn gàng, ngăn nắp, rác thải được thu gom thường xuyên.
- Thách thức:
+ Rất cần thiết có sự điều phối trong quan hệ hợp tác giữa dự án và các cơ quan quản lý tỉnh, điều này có tính chất thúc đẩy hơn nữa tính hiệu quả của dự án.
+ Cần có môi trường nhất định trong việc phát triển, cải tiến quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Đây không phải là một vấn đề dễ giải quyết vì phần lớn dân số ở đây là không biết chữ.
+ Hiện nay đang thiếu các khóa đào tạo chuyên ngành theo nhu cầu cho địa phương từ các trường, viện đào tạo chuyên ngành về du lịch.
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng cho huyện Ba Chẽ
Có thể nói loại hình DLCĐ mang đến nhiều lợi ích cho cả khách du lịch lẫn người dân địa phương cũng như các công ty du lịch.Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích hiện hữu còn những vấn đề cần nhiều sự quan tâm. Trước đây, Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) là một địa điểm DLCĐ theo dạng homestay với những căn nhà sàn đậm nét văn hóa của người dân tộc Thái, Mường.
Những năm trở lại đây, việc thu hút được nhiều khách du lịch cả trong nước và nước ngoài, du lịch ở Bản Lác đã phát triển một cách nhanh chóng. Nhưng cũng kéo theo đó những mặt trái của nó. Mai Châu đã không còn là địa điểm du lịch theo đúng nghĩa DLCĐ. Cũng ở nhà sàn, ăn cơm nương, thịt trâu gác bếp. Nhưng tất cả đều là sản phẩm du lịch.Khách du lịch sẽ không còn cảm giác được tự mình khám phá.Du khách bây giờ muốn đốt lửa trại, muốn nghe thổi khèn, xem múa sạp cũng phải đóng tiền. Bản Lác - Mai Châu không còn giữ được nhiều nét văn hóa dân tộc như xưa. Chính bởi sự lai tạp của những nền văn hóa nên các du khách, nhất là khách du lịch nước ngoài thường ít chọn DLCĐ theo tour. Khách du lịch tự do thường tự mình khám phá các nơi hẻo lánh, ít bị ảnh hưởng của lối sống hiện đại. Qua sự giới thiệu của những người đi trước khách du lịch sẽ tự lên kế hoạch và tự mình trải nghiệm. Nhưng điều đó cũng kéo theo rất nhiều vấn đề. Đầu tiên đó là việc quản lý, khách du lịch