Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Ba Chẽ
3.1.1. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển du lịch Huyện Ba Chẽ giai đoạn 2015-2020
Với mục tiêu phát triển du lịch huyện Ba Chẽ thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Quảng Ninh có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho địa phương trong giai đoạn 2015-2019 như sau:
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 24/5/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về “Phát triển du lịch giai đoạn 2013 – 2020, định hướng năm 2030”;
Quyết định 3921/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng (tỷ lệ 1/10.000) huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2025 và tầm nhìn ngoài năm 2025.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Tình Hình Sử Dụng Đất Của Huyện Ba Chẽ Giai Đoạn 2017-2019
- Đánh Giá Chung Về Thuận Lợi, Khó Khăn Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Ba Chẽ Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch
- Cơ Sở Dịch Vụ Lưu Trú Huyện Ba Chẽ Qua Các Năm
- Hiện Trạng Khách Du Lịch Nội Địa Đến Ba Chẽ Giai Đoạn 2017 - 2019
- Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh - 11
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 4/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Quyết định số 1032/QĐ-UBND ngày 20/5/2013 của UBND huyện Ba Chẽ V/v phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị di tích, danh thắng huyện Ba Chẽ giai đoạn (2013 - 2015), định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 28/3/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh Về việc công nhận tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh;
Phương án số 132/PA-UBND ngày 31/10/2016 “ Phương án quản lý khai thác tuyến điểm du lịch trên địa bàn huyện. Năm 2017 huyện Ba Chẽ đã tiến hành khai thác, xây dựng, tu sửa các tuyến, điểm du lịch trên cơ sở phát huy đầy đủ tiềm năng, lợi thế và có đủ sức hấp dẫn đối với du khách; đảm bảo các tuyến, điểm trên địa bàn được quản lý theo đúng chức năng, thẩm quyền và phát huy được đặc trưng của địa phương cũng như sự tham gia của cộng đồng dân cư đối với công tác quản lý.
3.1.2. Các tuyến điểm và loại hình chính đang được khai thác ở Ba Chẽ
3.1.2.1. Các điểm du lịch
Khách du lịch ở tập trung tại các khu du lịch như di tích lịch sử Miếu Ông – Miếu Bà, di tích lịch sử Đình Làng Dạ, Chợ Trung tâm.
3.1.2.2. Các tuyến du lịch
1. Tuyến du lịch tâm linh:
Là điểm du lịch cách đường Quốc lộ 18A 300 mét là nơi nối giữa huyện Tiên Yên và Ba Chẽ với chiếc cầu bắc hai bờ sông Cửa Cái từ Hạ Long đi Móng Cái. Đây là tuyến du lịch kết hợp giữa đường bộ và đường thủy.
Bằng đường nhựa rộng 8m du khách có thể đi bằng phương tiện xe máy, ô tô (24, 34 chỗ) để đến điểm thăm quan. Là tuyến du lịch gồm tâm linh, di tích lịch sử, ngắm cảnh thiên nhiên thơ mộng với các điểm đến như di tích lịch sử Miếu Ông – Miếu Bà, Lò Sứ Cổ, Dòng sông Cổ Ngựa.
Điểm di tích Miếu Ông -Miếu Bà với tổng diện tích 12,048 ha.
Đến Miếu Ông bằng đường bộ, khi muốn sang Miếu Bà vẫn phải đi bằng thuyền, vì ngôi Miếu nằm bên kia bờ sông. Cả 2 ngôi Miếu này có thời gian rất khó tiếp cận vì phải đi thuyền mới đến được, nhưng quanh năm khói hương nghi ngút bởi những người ngư dân khi đi qua khúc sông này đều đến thắp hương tại Miếu để có được những chuyến vượt sông, vượt biển may mắn và làm ăn thuận lợi. Theo tài liệu thì Miếu Ông là nơi thờ Đức thánh phù Trần, tả tướng quân Lê Bá Đức (tên thường gọi là Lê Tự Đức). Ông đã có công lớn
trong việc phò vua Trần Nhân Tông, Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và Quốc Công Tiết chế Trần Quốc Tuấn khi họ tạm lánh ở sông Ba Chẽ đầu năm 1285 để chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Miếu Ông được xây mới và đưa vào sử dụng năm 2015 khang trang và bề thế trên nền của Miếu Ông cổ theo hướng Đông Nam, cách Miếu Ông cũ về phía Tây Bắc khoảng 50m có diện tích trên 500m2, tổng kinh phí trùng tu 6,5 tỷ đồng trong đó diện tích xây miếu là 175m2, còn lại là diện tích sân vườn và hạ tầng kỹ thuật khác. Công trình có kiến trúc truyền thống mặt bằng hình chữ đinh, đầu đao lá mái, gồm 3 gian 2 chái, hệ thống cột, hoành phi, rui, kèo được làm bằng gỗ lim; tường bao xây gạch chỉ miết mạch; nền lát gạch bát tràng màu nâu đỏ phù hợp với truyền thống người Việt.
Trước cửa Miếu Ông có 04 chữ: “TỪ THẦN TRĨ TAM”
(Miếu thờ 03 thần được nhân dân kính trọng đã có công lớn trong chiến dịch đánh quân Mông năm 1285 tại Ba Chẽ: Thờ vua Trần Nhân Tông, Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và tả tướng quân Lê Bá Đức).
Đối diện với Miếu Ông bên kia sông là Miếu Bà, là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn tức bà chúa của rừng xanh. Theo truyền thuyết Mẫu là con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương (con gái vua Hùng thứ 18). Khi còn trẻ bà là cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, bà được cha mẹ đặt tên là La Bình và được cha yêu chiều đưa đi khắp mọi nơi, từ vùng sơn cước đến miền trung du đồi bãi trập trùng. Do luôn được theo cha, lại thông minh sáng dạ nên La Bình đã học hỏi được nhiều điều. Bà đã có công dạy những người dân miền núi cách trồng cây ăn quả, trồng lúa nương, đắp ruộng bậc thang, dựng nhà cửa, hái cây thuốc chữa bệnh,…Bà được người dân tôn thờ lập lên miếu thờ. Miếu Bà được xây dựng trên bờ trái của sông Ba Chẽ, trên núi Cái Tăn, nằm gần đối diện với Miếu Ông. Miếu Bà được xây bằng gạch, lợp ngói đỏ, theo kiến trúc hiện đại một gian, hai mái, bít đốc, quay mặt hướng Tây Bắc. Mặt trước Miếu Bà có 3 cửa. Nội thất thờ cúng bố trí theo chiều ngang, vuông góc với cây đòn nóc. Di tích
Miếu Ông - Miếu Bà đã được nhân dân trong vùng giữ gìn tôn tạo từ những năm 1990. Năm 2012 di tích được công nhận là di tích cấp Tỉnh. Hàng năm vào ngày 1/3 âm lịch, BQL di tích xã Nam Sơn tổ chức Lễ hội với lễ dâng hương, hoạt động VHVN, TDTT, cầu mong cho dân có cuộc sống yên bình, hạnh phúc, mùa màng tốt tươi.
Vơi đường thủy du khách thực hiện di chuyển bằng phương tiện Thuyền (khoảng 30 chỗ) để thăm dòng sông Ba Chẽ.
Sông Ba Chẽ uốn quanh suốt chiều dài của huyện Ba Chẽ với hơn 80km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam chảy qua nhiều xã rồi đổ ra biển. Đầu nguồn con sông có 3 nhánh; nhánh 1 bắt ngồn từ xã Lương Mông - huyện Ba Chẽ, nơi có Khu bảo tồn thiên nhiên Đèo Giang; nhánh 2 bắt nguồn từ xã Đồng Sơn - Hoành Bồ; nhánh 3 bắt nguồn từ Đình Lập - Lạng Sơn. Hai bên bờ sông là những dãy núi, cánh rừng trải dài, dòng sông cũng chính là nguồn nuôi sống các các loại gỗ lâm sản (như rừng keo và các khu rừng tre nứa,…. làm nên những đặc sản của địa phương như: mía Đồn Đạc, đậu lạc Thanh Lâm,…. Và cũng tại nơi đây trên dòng sông Ba Chẽ, năm 1951 đã diễn ra một cuộc thủy chiến oanh liệt trên khúc sông Cổ Ngựa. Di tích đoạn sông Cổ Ngựa cách cầu Ba Chẽ trên đường quốc lộ 18A khoảng 2.500m theo đường sông, cách trung tâm huyện Ba Chẽ khoảng 7 km theo đường sông và 15 km theo đường bộ tiểu mạch. Di tích nằm ở phía Đông Nam của trung tâm huyện Ba Chẽ. Chính nơi đây Đảng bộ, chính quyền cách mạng đã phát động toàn dân sử dụng các thứ vũ khí có trong tay, không phân biệt nam nữ, dân tộc tiến hành đánh phỉ diệt Tây; Đồng thời kết hợp giữa bộ đội địa phương, dân quân du kích đánh chìm 04 tàu trở lương thực vào chi viện tiếp tế cho quân lính Pháp đóng trên địa bàn Ba Chẽ. Chiến tích mặc dù đã lùi xa cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng âm vang chiến thắng đã nâng cao nhận thức cách mạng cho thế hệ trẻ huyện nhà, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tiếp bước trang sử hào hùng của cha ông ta để lại. Đây là di tích kiểm kê cấp tỉnh.
Du khách tiếp cuộc hành trình di chuyển bằng thuyền 500m về đến di tích lò Sứ cổ với hình ảnh lò Sứ của người dân xây dựng ở thế kỷ XIX.Đường đến lò Sứ cổ thật đẹp, thơ mộng, hai bên sông là những cánh rừng sú vẹt, đước xanh ngắt in bóng xuống dòng sông. Chỉ mất khoảng hơn 20 phút, là đến bến thuyền, du khách đến thôn Làng Mới – Xã Nam Sơn nơi có di tích lò Sứ. Đây là thôn của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y, nhà ở của người dân trong thôn thưa thớt. Đi bộ khoảng 700m là tới khu di tích.
Lò sứ cổ nằm bên bờ sông Ba Chẽ. Khu bao gồm đầy đủ hệ thống chế tác đồ sứ như: khu chế biến nguyên liệu, dãy bể ngâm nguyên liệu, sân tập kết nguyên liệu, xưởng chế tác sản phẩm, bãi chứa sản phẩm phế thải,….Đặc biệt tại khu chế tác đã phát hiện lò nung sứ cổ có quy mô lớn dài gần 60m, rộng khoảng 15m. Lò được xây dựng theo kiểu lò rồng, gồm 16 đầu lò xếp liên tiếp. Đây được coi là loại hình lò có trình độ vào loại tiên tiến vì tiết kiệm được nguyên liệu và thời gian nung.Tại nơi đây còn phát hiện nhiều bát đĩa, cốt tráng men ngọc xanh nhạt, một loại sứ quý hiếm trong lịch sử. Lò sứ có chiều dày vỉa khoảng 60m, dài 20km, trữ lượng lớn. Theo các chuyên gia địa chất thì đất sét nơi đây có thể dùng cho công nghiệp mỹ phẩm hoặc nghiền làm chất tắm bùn phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng và du lịch.Lò sứ cổ xã Nam Sơn có niên đại khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.Ngày 07/7/2010 UBND tỉnh quyết định đưa Lò sứ cổ là đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh và đạt loại khá.Di tích được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là khu di tích lịch sử cấp Tỉnh năm 2013.
Sau khi thăm quan chiêm ngướng những cảnh đẹp của các điểm di tích trên du khách tiếp cuộc hành trình về bến thuyền và thực hiện cung đường sông nước về lại bến xe đậu nơi di tích Miếu Ông để thực hiện tiếp cuộc hành trình du lịch tại các tuyến điểm khác.
2. Tuyến du lịch tổng hợp
Cách đường trục chính quốc lộ 18A từ Hạ Long đi Móng Cái với 15km là vào đến Trung tâm Thị Trấn Ba Chẽ. Bằng đường nhựa rộng 8m du khách có thể đi bằng phương tiện xe máy, ô tô (24, 34 chỗ) để đến điểm thăm quan của tuyến gồm Chợ Trung tâm thị trấn Ba Chẽ; Quảng Trường 4/10; Thác Khe Lạnh; Thác Khe Lùng; Di tích căn cứ địa cách mạng lịch sử văn hóa (Đình Làng Dạ); Trang trại Trà hoa vàng,…
Du khách đến với Ba Chẽ sẽ được ngắm và đắm mình vào cuộc sống sinh hoạt đời thường giản dị, mộc mạp của người dân nơi đây. Trung tâm thị trấn Ba Chẽ tuy không rộng nhưng bao gồm nhiều hình thái kinh tế, văn hóa, xã hội, là nơi trao đổi hàng hóa của các dân tộc trong huyện và là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, chính trị lớn của huyện. Du khách đến đây có thể được biết về bản sắc của 09 dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ, Cao Lan, Mường, Hoa, Nùng, Sán Dìu, Kinh,….qua các món ăn ẩm thực, trang phục.
Chợ trung tâm Ba Chẽ có diện tích: 2.500 m2, nằm bên bờ sông Ba Chẽ, được sửa chữa mở rộng năm 2013. Đây là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Sán chỉ, Hoa, Dao, Mường,…Chợ xây theo kiến trúc 02 tầng, gồm 138 gian hàng các loại (quần áo, thực phẩm, đồ dùng,….). Chợ thường đông và sôi động trong các ngày Mùng một, Rằm hàng tháng âm lịch, vào các ngày này phiên chợ chính là nơi để gặp gỡ, giao lưu, mua sắm của đồng bào vùng cao và cũng là nơi để những đôi trai gái yêu nhau có điều kiện hẹn hò, trao duyên. Chợ Trung tâm Thị Trấn Ba Chẽ có nhiều sản phẩm từ núi rừng đặc sắc như măng nứa, măng mai, mật ong, sâm cau, chuối, ngoài ra còn có nhiều món ẩm thực phong phú đặc trưng của vùng như Cá Suối, Khau Nhộc, Cà ra,…và một số bài thuốc lá chữa bệnh của đồng bào dân tộc vùng cao.
Ngoài chợ với các đặc sản văn hóa người vùng cao, du khách được thả mình vào các trò vui chơi giải trí tại Trung tâm tổ chức hoạt động văn hóa các
dân tộc huyện Ba Chẽ (Quảng trường 04/10) với các trò trượt ba tanh, đi xe đạp đôi, xích lô,….Đây là khu vui chơi trung tâm mới được huyện đầu tư xây dựng đầu năm 2015 nhằm phục vụ người dân tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe, phục vụ nhu cầu giải trí.
Sau khi kết thúc cuộc hành trình tại Trung tâm thị trấn Ba Chẽ du khách tiếp cuộc hành trình về các bản làng thân yêu vùng cao để chiêm ngưỡng núi rừng thơ mộng, sông nước hiền hòa. Từ Trung tâm thị trấn Ba Chẽ 5km, bằng đường nhựa rộng 6m, với phương tiện bằng xe máy, ô tô (24, 34 chỗ). Đường đến các điểm du lịch của tuyến vùng cao nơi đây chủ yếu là vượt qua các dốc, đèo cua.
Khoảng 10 phút du khách đến với Thác Khe Lạnh (thuộc xã Thanh Sơn). Đây là thác có độ dốc cao khoảng 10m, nước trong, chảy xiết, nơi đây nhiệt độ ôn hòa, là điểm thích hợp cho du khách tắm, ngắm cảnh đẹp của núi đồi với sắc hoa lan rừng rực rỡ, thảm thực vật nhiều tầng phong phú. Thác có mặt hồ rộng khoảng 20m2 có nhiều thảm thực vật vây quanh, các tảng đá ở đây lớn xếp thành tầng tạo nên độ kỳ vĩ, đây là một trong các thác nước có sự ôn hòa về nhiệt độ tạo cảm giác thư thái cho du khách khi ghé thăm
Tiếp tục cuộc hành trình 10km theo đường tỉnh lộ 330 du khách đến với thác Khe Lùng thuộc xã Thanh Sơn, đây là thác có độ cao khoảng 20m chia thành hai dòng chảy và thích hợp cho tắm mát mùa hè. Do thác nằm trong khu rừng bảo vệ của phòng hộ nên cây rừng che phủ lớn, thảm cỏ cây nhiều, nhiệt độ ở đây thấp hơn so với khu vực ngoài thác khoảng 020; địa danh này có thể kết hợp cắm trại, dã ngoại, trải nghiệm tại bản làng văn hóa dân tộc Sán Chỉ thôn Bắc Văn để thưởng thức các làn điệu Soóng Cọ, các món ẩm thực truyền thống rau rừng, rượu ngô, cá suối, xôi 5 màu cùng với hình ảnh các nhà trình mái ngói âm dương san sát nhau tạo không khí đầm ấm, tình cảm của gia đình. Đây là điểm thích hợp cho du lịch homesay.
Rời Thanh Sơn du khách tiếp cuộc hành trình theo đường tỉnh lộ 330 để đến với căn cứ địa cách mạng Hải Chi (Đình Làng Dạ) – xã Thanh Lâm, là nơi 100% dân tộc tày sinh sống, với các lễ hội, phong tục tập quán phong phú. Để đến với địa danh này du khách phải thực hiện bằng cuộc hành trình với các đoạn đường dốc khúc khửu, nếu du khách thích cảm giác trinh phục thì thực hiện qua cây cầu treo bằng những tấm gỗ lát, rộng 2m, cao trên 20m so với mặt nước, nếu du khách đi bằng ô tô thì thực hiện qua con đường nhựa cách đường trục chính 330 khoảng 2,5km là đến với đình Làng Dạ.
Đình Làng Dạ được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, trải qua thời gian bị thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, đến năm 1954 đình bị phá hủy hoàn toàn. Tại địa điểm này, ngày 22/8/1946 đã diễn ra một cuộc mít tinh lớn, tuyên truyền chính sách của Việt Minh và giải thích chủ trương kháng chiến chống Pháp của Đảng và Chính phủ Việt Nam cho nhân dân các dân tộc huyện Hải Chi. Ngày 4/10/1946, chính tại nơi đây, trước sự chứng kiến của hàng trăm đồng bào, đại biểu đại diện cho nhân dân các xã, các dân tộc huyện Hải Chi về dự mít tinh. Tại mít tinh đã công bố quyết định của Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hải Ninh về việc thành lập Ủy ban hành chính kháng chiến huyện Hải Chi (tiền thân huyện Ba Chẽ ngày nay).
Ngày 23/7/2009 tỉnh Quảng Ninh và nhân dân các dân tộc huyện Ba Chẽ đã khởi công khôi phục đình Làng Dạ, nhằm bày tỏ lòng tri ân đối với các thế hệ cách mạng, góp phần giáo dục truyền thống và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Hàng năm vào dịp đầu xuân năm mới mùng 9 - 10 tháng riêng (âm lịch), nhân dân các dân tộc lại đổ về đình Làng Dạ tổ chức lễ hội để cầu trời đất, cầu thần sông, thần núi, thần Thổ công, Thổ địa, thần Thành Hoàng Làng,… phù hộ độ trì cho dân làng một năm mới mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, chăn nuôi gia súc, gia cầm sinh sôi nẩy nở đầy đàn, mọi người dân từ già trẻ, gái trai đều mạnh khoẻ, dân làng bình yên, no ấm, mùa màng bội thu…