- Tăng trưởng tín dụng hàng năm thường rất cao, nhưng kể từ năm 2010 đến năm 2012 tăng trưởng tín dụng giảm xuống và thậm chí chuyển sang âm, đi kèm theo đó là tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh như đã phân tích trên đây.
- Vấn đề “chênh lệch cơ cấu kỳ hạn” (dư nợ cho vay trung dài hạn toàn hệ thống chiếm tỷ lệ cao trong khi nguồn vốn huy động hầu hết là ngắn hạn). Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động và cho vay, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gây nên tình trạng thường xuyên căng thẳng thanh khoản cho các NHTM.
- Vốn điều lệ của các NHTM tăng lên, chủ yếu từ năm 2008 đến năm 2011 theo quy định của Nghị định 141/2006/NĐ - CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đằng sau của việc tăng vốn là sở hữu chéo, đã làm cho quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản của các NHTM bị tăng ảo. Bên cạnh tình trạng sở hữu chéo vốn, là “cho vay nhóm khách hàng liên quan” vượt xa tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định - đây là kênh chủ yếu để dẫn vốn tín dụng đến với các dự án nhiều rủi ro (bao gồm các dự án bất động sản, kinh doanh chứng khoán…).
- Chất lượng tài sản có của không ít NHTM giảm xuống, nhưng mức trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro còn thấp. Điều này biểu hiện mức độ an toàn của hệ thống NHTM sẽ bị đe dọa khi rủi ro bộc phát.
- Các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định thực chất không bảo đảm. Tình trạng cho vay quá mức dẫn đến hệ số sử dụng vốn (tỷ lệ cho vay trên huy động) của các NHTM cao và vượt mức an toàn. Một số NHTM luôn trong trạng thái mất cân đối cả về kỳ hạn lẫn đồng tiền, giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Các tỷ lệ an toàn chi trả đạt mức thấp và hệ số an toàn vốn (CAR) thực chất cũng ở mức dưới thông lệ và cả so với yêu cầu.
- Kết quả kinh doanh không thực chất; lợi nhuận ngành ngân hàng có khả năng sẽ suy giảm nhanh trong thời gian tới. Cơ cấu thu nhập của hệ thống NHTM chỉ ra, lãi của hầu hết các ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Thế nhưng, trong bối cảnh nợ xấu gia tăng và tín dụng tăng trưởng âm thì nhiều ngân hàng chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ. Đó là chưa kể, nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR đúng, đủ và/hoặc tuân thủ thông lệ
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Năng Lực Quản Trị Điều Hành Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Tốc Độ Tăng Cho Vay Của Hệ Thống Nhtm Việt Nam Và Tốc Độ Tăng Gdp Của Việt Nam 2005 - 2013
- Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Định Hướng Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Điều Kiện Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Điều Kiện Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Nhóm Giải Pháp Phát Triển Hạ Tầng Công Nghệ Thông Tin
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
quốc tế, đồng thời hạch toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế, thì hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam còn thấp hơn nữa.
- Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM. Trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế với thế giới, khu vực nói chung và trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thì cạnh tranh là tất yếu khách quan. Nếu hệ thống các NHTM hợp tác và cạnh tranh lành mạnh sẽ giảm chi phí cho nền kinh tế; quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ giảm lãi suất trong cho vay, tăng cường các dịch vụ và tiện ích có chất lượng, chi phí giảm nhằm thu hút khách hàng.
Thời gian qua sự cạnh tranh không theo chiều hướng tích cực, mà xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM, tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức tiêu cực. Mặc dù đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Hiệp hội Ngân hàng không ngừng phát huy vai trò của mình, trong việc thỏa thuận, cam kết giữa các thành viên... Nhưng tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM vẫn chưa được đẩy lùi. Không ít NHTM cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu hút, lôi kéo khách hàng bằng việc: hạ thấp điều kiện cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ; nâng lãi suất huy động nhưng không tính toán đầy đủ hiệu quả sử dụng; dèm pha đối thủ của mình… Tình trạng trên không chỉ gây ra hậu quả xấu cho các NHTM mà còn gây ra hình ảnh không tốt của dân chúng đối với NHTM, hạn chế sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động của hệ thống các NHTM ở Việt Nam.
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Việt Nam
2.3.3.1. Do chiến lược tăng trưởng nóng
Do chiến lược tăng trưởng nóng để thực hiện cuộc đua tìm kiếm lợi nhuận. Trong nhiều năm trở lại đây, do áp lực tăng lợi nhuận để chi trả cổ tức cho cổ đông khi qui mô vốn chủ sở hữu tăng mạnh sau thời kỳ 2006 - 2007. Điều này đã khiến nhiều NHTM theo đuổi chiến lược tăng trưởng nóng và tập trung tài sản vào các lĩnh vực có độ rủi ro cao. Tăng trưởng nóng, trong khi năng lực quản trị hạn chế đặc biệt là năng lực quản trị điều hành và quản trị rủi ro. Chính vì vậy, nhiều NHTM Việt Nam đã rơi vào tình trạng nợ xấu tăng
mạnh, thậm chí nhiều NHTM Việt Nam đã rơi vào “vòng nguy hiểm”, buộc những ngân hàng này phải thực hiện tái cơ cấu bắt buộc theo yêu cầu của ngân hàng Nhà nước.
2.3.3.2. Do xuất phát điểm thấp
Do “ xuất phát điểm thấp” cùng với hạn chế về kinh nghiệm thương trường. Ra đời phần lớn trong những năm đầu của thập niên 90, hầu hết các NHTM Việt Nam được cấp phép hoạt động với mức vốn khá khiêm tốn. Với mức vốn điều lệ ban đầu chỉ vài chục tỷ đồng nên cho dù sau hơn 25 năm hoạt động, các NHTM Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để tăng quy mô vốn chủ sở hữu, nhưng phần lớn các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn có quy mô vừa và nhỏ. Hạn chế về nguồn lực tài chính khiến không ít ngân hàng gặp khó khăn trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cũng như mức độ chống đỡ rủi ro. Điều này khiến cho nhiều NHTM Việt Nam bị hạn chế về khả năng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Nguồn thu của nhiều ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng, hoạt động chứa đựng mức rủi ro cao. Hơn nữa, so với các NHTM nước ngoài, NHTM Việt Nam có nhiều bất lợi về thị trường khách hàng và điều kiện hoạt động do yếu tố lịch sử ra đời. Do vậy, đã ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.
2.3.3.3. Yếu tố cổ đông lớn chi phối
Yếu tố cổ đông lớn chi phối và việc “gia đình trị” trong nhiều NHTM Việt Nam đã kéo theo những hạn chế về nguồn nhân lực điều hành cũng như chiến lược hoạt động.
Thực tế hiện nay ở nhiều NHTM Việt Nam, những cổ đông lớn có tiếng nói quyền lực và có các đại diện nằm trong hội đồng điều hành thiếu kinh nghiệm điều hành cũng như kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Chính vì vậy, không ít các ngân hàng khi đưa ra chiến lược kinh doanh người ta mới chỉ nhắm tới mục tiêu vì lợi nhuận mà không thể lường hết những rủi ro có thể phải gánh chịu.
Mặt khác việc tồn tại sở hữu chéo (Sở hữu chéo là việc các cổ đông, nhóm cổ đông chi phối một hay nhiều ngân hàng bị sở hữu bởi các tập đoàn tư nhân) không được minh bạch. Khi đó, mọi tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động tín dụng sẽ bị phá vỡ, ngân hàng “bơm” vốn cho “sân sau”, cho nhóm khách hàng có
quan hệ thân thiết với các cổ đông chi phối. Điều này khiến mọi hệ số an toàn của ngân hàng bị lệch chuẩn, con số phản ánh chỉ là số ảo.
2.3.3.4. Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô kém thuận lợi đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam. Năng lực cạnh tranh ở các NHTM Việt Nam bị hạn chế trong những năm gần đây một phần xuất phát từ những yếu tố khách quan của môi trường kinh tế vĩ mô. Tình trạng lạm phát cao năm 2008, 2011 và những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đến suy thoái kinh tế trong nước đã làm các NHTM Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Do bối cảnh kinh tế không mấy khả quan nên làm nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp cho ngân hàng. Với quy mô tài chính nhỏ bé nhưng lại phải chống đỡ “sức ép” khó khăn của toàn bộ nền kinh tế, điều đó khiến nhiều NHTM Việt Nam không thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình.
2.3.3.5. Thiếu khuôn khổ pháp lý
Thiếu khuôn khổ pháp lý cũng như vai trò giám sát của ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Đến nay hầu như Pháp luật ngân hàng ở nước ta không đề cập đủ rõ những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm thực hiện mà chỉ liệt kê một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình trong lĩnh vực ngân hàng, dưới một cách gọi khác là “hành vi cạnh tranh bất hợp pháp” (luật các tổ chức tín dụng 1997) và/hoặc “giao Chính phủ qui định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý vi phạm này” (Luật các tổ chức tín dụng 2010). Hiện tượng này tuy không cản trở việc áp dụng trực tiếp các quy định của Luật cạnh tranh chung về những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm, nhưng lại không nói rõ những tính đặc thù của ngân hàng khiến cho luật cạnh tranh chung cần phải qui chiếu về luật chuyên ngành, trong khi đó, luật chuyên ngành lại “giao Chính Phủ” qui định. Tính cụ thể của Luật quá yếu, làm cho Luật phải chờ văn bản qui định cụ thể của Chính Phủ là cấp thực thi Pháp luật! Nếu cứ làm Luật theo qui trình ngược này thì không ít nội dung của Luật sẽ biến Luật thành “Luật ống”. Sự mập mờ đó có thể tạo nguyên cớ cho một số tổ chức tín dụng tìm cách liên kết với nhau thông qua hình thức “độc quyền nhóm” (mà thực tế đã có một cách tự nhiên và cả có tổ
chức) gây thiệt hại cho các tổ chức tín dụng khác. Hiện nay, khuôn khổ pháp lý của Việt Nam áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng chủ yếu được điều chỉnh bằng 2 Luật gồm: Luật Cạnh tranh chung số 27/2004/QH11 (ngày9-11-2004); và Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (ngày 16-6-2010). Tuy nhiên, thực tế cho thấy vấn đề cạnh tranh mang tính độc quyền đang tồn tại ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh của ngành ngân hàng. Trong đó, có thể nói, nổi cộm nhất là Pháp lý đang ủng hộ các Ngân hàng có sở hữu Nhà nước và/hoặc Nhà nước sở hữu chi phối: Theo đó, những Ngân hàng này hầu như được mặc nhiên giữ vai trò chủ đạo, chủ lực nhờ được cấp vốn từ Ngân sách Nhà nước, được ưu ái nơi đầu tư, được chỉ định tín dụng, ủy thác đầu tư và không bị hạn chế giới hạn sở hữu - Thuật ngữ “Nhà nước” tuy không hiện hữu về người chủ, nhưng lại cụ thể hóa bởi những cá nhân nhân đầy quyền năng, không một đồng vốn trong tay, thậm chí không ít người còn rất hạn chế kiến thức về ngân hàng, nhưng lại có quyền sử dụng mọi phương tiện hoạt động có sẵn của một ngân hàng để “kinh doanh” trong lĩnh vực ngân hàng - Lĩnh vực dùng vốn xã hội gián tiếp đầu tư vào nền kinh tế qua đối tượng do mình chọn lựa… Trong khi tất cả các điều kiện trên đối với NHTM cổ phần phi sở hữu Nhà nước hay phi quốc tịch Việt đều không có những điều ưu ái ấy và vẫn phải cạnh tranh trong cùng “sân chơi” bằng đầy đủ vốn liếng, tài nghệ đích thực nhưng lại bị yếu thế về địa vị, tiền bạc và thị trường so với các tổ chức tín dụng Nhà nước và/hoặc coi như Nhà nước.
Bất cập lớn nhất trong vai trò giám sát của ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng chính là ngân hàng Nhà nước đang đóng vai trò “Bộ chủ quản” và vai trò đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước tại các tổ chức tín dụng Nhà nước/coi như Nhà nước… hơn là vai trò làm NHTW. Chính vì vậy, việc “cầm còi” với tư cách là trọng tài trên sân chơi rất khó có thể tròn vai. Thực tế, trên thị trường dịch vụ ngân hàng hiện nay chỉ bằng những quan sát thông thường cũng nhìn thấy rõ hiện tượng “trọng tài” có vấn đề: Việc cạnh tranh ở cả hai đầu của hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng đều còn nhiều hoạt động phải diễn ra trong điều kiện bị chặn bằng các mệnh lệnh hành chính như: “trần” huy động, đối tượng ưu tiên, tín dụng chỉ định, các loại lãi suất chính sách, hạn mức tín dụng theo nhóm… khiến nguồn vốn và “cầu” tín
dụng trong xã hội chỉ chảy về ngân hàng lớn - Đặc biệt là những ngân hàng sở hữu Nhà nước hoặc Nhà nước nắm tỷ trọng vốn lớn. Đó cũng có thể xem như là tình trạng “Nhà nước vừa đá bóng, vừa thổi còi” trên sân dịch vụ ngân hàng, vô hình dung đẩy nhiều ngân hàng phi sở hữu Nhà nước vào tình thế đói vốn, kéo theo đói thanh khoản, tìm cách lách lệnh (chứ không phải lách luật) biến tướng dưới rất nhiều biểu hiện cực chẳng đã, như: khuyến mại, tìm vốn tiền đồng qua huy động vàng, ngoại tệ, huy động các “mối quan hệ”, qua các Công ty sân sau để thấu đến các ông chủ quyền lực đích thực… và rút cuộc không giảm được lãi suất cho vay ngay cả khi lạm phát đã dịu bớt. Hiện hữu nhất là việc “phân nhóm” để áp dụng công cụ hạn mức tín dụng trực tiếp mà không căn bản dựa theo nguyên tắc thị trường cũng gây ra những “dồn nén”, sức ép đối với các tổ chức tín dụng yếu thế càng trở nên yếu thế hơn. Kết cục có thể dẫn đến tình hình là lẽ ra có một số tổ chức tín dụng thua cuộc thực sự trong cạnh tranh thì nay họ có quyền “oán trách” trọng tài vì bị ép buộc bất bình đẳng, rằng cái “chết được định trước” mà không thừa nhận bị thua cuộc trong cạnh tranh gây ra, có thể dẫn đến những cú sốc nhân tạo không đáng có.
2.3.3.6. Về quản trị, điều hành
Công tác quản trị, điều hành tại một số NHTM còn nhiều tồn tại, hiệu quả thấp: việc ban hành chính sách, quy định nội bộ còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn và quy định của Ngân hàng Nhà nước; sự phân cấp, phân quyền giữa các cấp lãnh đạo chưa phù hợp, vẫn xảy ra tình trạng chồng chéo trong điều hành và tác nghiệp giữa các bộ phận, giữa cấp quản lý và cấp điều hành; chưa cân đối được giữa nguồn lực, khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường với quy mô và mạng lưới hoạt động; chính sách khen thưởng, kỷ luật và giao chỉ tiêu kế hoạch chưa sát với thực tế cơ sở và chưa đi kèm công tác kiểm tra, kiểm soát đúng mức…
2.3.3.7. Về hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ của các ngân hàng thương mại
Mặc dù các NHTM đã triển khai thực hiện các quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ được ban hành kèm theo Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (thay
thế các quyết định trước đây đã hết hiệu lực kể từ ngày 12/12/2012: Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng), nhưng công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại các NHTM vẫn còn các tồn tại, hạn chế như: môi trường kiểm soát còn nhiều yếu tố không thuận lợi cho công tác kiểm soát nội bộ; hệ thống cập nhật, theo dõi, đầu ra thông tin, những vấn đề tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động của NHTM chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về quản lý và xử lý rủi ro; hoạt động kiểm toán nội bộ chưa kiểm toán được hết các mặt hoạt động có độ rủi ro cao, những đơn vị có nợ xấu cao; trình độ chuyên môn của kiểm toán viên còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc; quy trình, quy chế, quy định nội bộ của NHTM vẫn còn một số chưa bổ sung, sửa đổi kịp thời; Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách còn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn nghiệp vụ không đảm bảo tính độc lập, phân tách chức năng, nhiệm vụ để quản lý, kiểm soát rủi ro; thành phần Ban xử lý rủi ro chưa phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2.3.3.8. Ý thức tuân thủ của các Ngân hàng thương mại
Đối với hoạt động cấp tín dụng, tồn tại sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM tập trung vào vi phạm về nguyên tắc vay vốn, điều kiện vay vốn, về hồ sơ vay vốn, về thẩm định và quyết định cho vay, về kiểm tra, giám sát việc vay vốn; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; điều kiện, nguyên tắc bảo lãnh; quản lý tín dụng trực tuyến còn ở mức thấp; quản lý hạn mức tín dụng chưa chặt chẽ.
Việc tập trung cấp tín dụng cho một số ít khách hàng và nhóm khách hàng có mức độ rủi ro lớn; tập trung cấp tín dụng rất lớn liên quan đến bất động sản (dư nợ cấp tín dụng có tài sản bảo đảm là bất động sản chiếm tới 53% tổng dư nợ cấp tín dụng); cấp tín dụng cho một số khách hàng, nhóm khách hàng với dư nợ lớn, tình hình hoạt động xấu; cấp tín dụng khá lớn cho nhiều khách hàng có tình hình tài chính không lành mạnh (thua lỗ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn,…) gây rủi ro lớn cho các tổ chức tín dụng trong nước.
Nợ xấu phát sinh thời gian qua, nguyên nhân chủ quan là do một số NHTM chất lượng công tác thẩm định chưa cao, tài sản thế chấp không bảo đảm tính pháp lý, giá trị phát mại chuyển nhượng thấp; đạo đức, kinh nghiệm của nhân viên tín dụng suy giảm; nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế khó khăn, lạm phát tăng, lãi suất cho vay cao làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng; khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, bị chiếm dụng vốn, làm ăn không hiệu quả, đầu tư sai mục đích…
Kết luận chương 2
Từ nền tảng lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NCS đã soi vào thực tiễn năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam để phân tích đánh giá thực. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp trong chương 3 của luận án.