biển của KBTB Phú Quốc) trong khi đó vùng biển Phú Quốc bao quanh đảo rất rộng, với nhiều bến bãi nên tàu bè có thể tổ chức dịch vụ tham quan biển, lặn ngắm san hô ở quanh đảo đều được mà không cần phải vào khu vực bảo tồn biển. Trong khi đó, việc sát nhập về Chi cục Thủy sản nên phải gián đoạn một thời gian khá dài ngưng thu phí bảo tồn biển.
+ BQL khu bảo tồn biển chưa được trang bị tàu tuần tra và chưa có đội tuần tra nên việc tuần tra, kiểm soát không thường xuyên vì thế các tàu chở khách du lịch trốn tránh không mua vé cho du khách hoặc chỉ mua cho có lệ. Thời gian gần đây khi tuần tra có phát hiện việc không mua vé tham quan thì cũng không có chế tài xử phạt, cho nên các tàu du lịch thường xuyên vi phạm, khi trình xuất bến họ viện cớ không đi vào khu bảo tồn biển nên không mua vé.
+ Sự h trợ, kết hợp của Biên phòng không tích cực chặt chẽ, còn nể nang, né tránh trong việc xử lý những trường hợp vi phạm.
2.2.2.3.Về hệ thống cơ sở vật ch t k thuật du lịch
Tổng số cơ sở lưu trú hiện tại Phú Quốc hiện là 403 cơ sở với tổng số phòng là
10.048 buồng. Trong đó có 313/403 cơ sở được xếp hạng 1 sao: 82 cơ sở; 2 sao: 35 cơ sở; 3 sao: 4 cơ sở; 4 sao: 8 cơ sở; 5 sao: 3 cơ sở, còn lại là nhà nghỉ. Nhìn chung cơ sở lưu trú có chất lượng khá tốt, đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch ngay trong mùa cao điểm hoặc những ngày diễn ra các sự kiện lớn.
Hoạt động lữ hành có bước phát triển, 6 tháng đầu năm 2017 có 04 đơn vị thành lập mới, tổng số cơ sở kinh doanh lữ hành hiện tại là 91 cơ sở, trong đó có 6 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
Do những khó khăn về vốn đầu tư, chưa có dự án du lịch được phê duyệt nên hạ tầng cơ sở DLCĐ ở phạm vi KBTB Phú Quốc còn rất hạn chế. Khách du lịch chỉ đến KBTB tham quan còn nghỉ và sử dụng các dịch vụ tại hệ thống cơ sở lưu trú ngoài.
59
Bảng 2.4: Báo cáo tình hình hoạt động du lịch giai đoạn 2006-2015
ĐVT | Thực hiện | TĐTTBQ % 2006-2015 | ||||||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |||
I.Tổng số lượt khách | Lượt | 1.897.008 | 2.374.433 | 2.415.512 | 2.583.245 | 2.980.941 | 3.422.187 | 3.559.089 | 3.587.994 | 3.733.327 | 4.364.666 | 9,0% |
1. Khách của các khu du lịch | " | 1.391.070 | 1.786.398 | 1.767.585 | 1.910.802 | 2.100.559 | 2.471.592 | 2.492.197 | 2.391.907 | 2.140.190 | 2.396.965 | 5,5% |
2. Khách của các cơ sở kinh doanh du lịch | " | 505.938 | 588.035 | 647.927 | 672.443 | 880.382 | 950.595 | 1.066.892 | 1.196.087 | 1.593.137 | 1.967.701 | 15,9% |
Trong đó: - Khách trong nước | " | 441.334 | 514.138 | 553.731 | 598.901 | 759.078 | 800.144 | 904.399 | 1.043.248 | 1.394.012 | 1.724.833 | 16,4% |
- Khách quốc tế | " | 64.604 | 73.897 | 94.196 | 73.542 | 121.304 | 150.451 | 162.493 | 152.839 | 199.125 | 242.868 | 12,4% |
II.Tổng ngày khách của các cơ s KDDL | Ngày | 849.484 | 966.049 | 1.088.929 | 1.068.966 | 1.404.178 | 1.569.130 | 1.704.554 | 2.119.097 | 2.779.095 | 3.601.814 | 17,7% |
Trong đó: - Khách trong nước | " | 714.706 | 833.503 | 868.195 | 903.286 | 1.141.731 | 1.245.833 | 1.364.068 | 1.751.956 | 2.365.081 | 2.970.807 | 17,8% |
- Khách quốc tế | " | 134.778 | 132.546 | 220.734 | 165.680 | 262.447 | 323.297 | 340.486 | 367.141 | 414.014 | 631.007 | 17,2% |
III. Thời gian lưu trú bình quân | Ngày | 1,7 | 1,6 | 1,7 | 1,6 | 1,59 | 1,65 | 1,60 | 1,77 | 1,74 | 1,83 | 1,5% |
- Khách quốc tế | " | 2,1 | 1,8 | 2,3 | 2,3 | 2,16 | 2,15 | 2,10 | 2,40 | 2,08 | 2,60 | 4,2% |
- Khách trong nước | " | 1,6 | 1,6 | 1,6 | 1,5 | 1,50 | 1,56 | 1,51 | 1,68 | 1,70 | 1,72 | 1,1% |
IV. Tổng doanh thu: | Tr.đồng | 360.577 | 361.239 | 372.297 | 465.303 | 575.000 | 752.068 | 877.469 | 1.132.723 | 1.538.676 | 2.489.373 | 28,3% |
1. Các khu du lịch | " | 4.895 | 6.424 | 8.556 | 10.505 | 17.831 | 16.421 | 17.648 | 19.597 | 19.964 | 142.793 | 42,6% |
2. Các cơ sở kinh doanh du lịch | " | 355.682 | 354.815 | 363.741 | 454.798 | 557.169 | 735.647 | 859.821 | 1.113.126 | 1.518.712 | 2.346.580 | 27,8% |
V. Cơ s vật chất phục vụ du lịch | ||||||||||||
- Tổng số cơ s lưu trú du lịch | cơ s | 173 | 179 | 205 | 221 | 224 | 243 | 269 | 303 | 342 | 384 | 9,9% |
- Tổng số phòng | Phòng | 3.200 | 3.275 | 3.682 | 3.897 | 4.529 | 4.611 | 5.293 | 5.873 | 7.238 | 9.561 | 14,1% |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Bảo Tồn Biển Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
- Đặc Điểm Về Hạ T Ng Và Cơ Sở Vật Ch T K Thuật
- Báo Cáo Nguồn Vốn Ngân Sách Cấp Cho Hoạt Động Bảo Tồn Biển Giai Đoạn 2006 - 2010 (Đvt: Đồng)
- Mối Đe Dọa Và Nguyên Nhân Gây Nên Mối Đe Dọa Đối Với Thảm Cỏ Biển
- Loại Hình Sản Phẩm Du Lịch Biển Đảo Được Du Khách Ưa Thích
- Định Hướng V Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Bảo Tồn Biển Phú Quốc
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, 2016
2.2.2.4.Về nguồn nhân lực du lịch
Nhìn chung, số lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn và đào tạo ngắn hạn, số lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ cao, trình độ ngoại ngữ còn rất thấp, chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu dựa vào các kinh nghiệm thực tiễn do đó chưa thể đảm bảo phục vụ khách theo đúng tiêu chuẩn, đặc biệt phục vụ khách quốc tế.
Ngoài ra, lao động mùa vụ chiếm tỷ lệ khá cao hầu hết chưa qua đào tạo về du lịch, thậm chí trình độ lao động còn thấp, lao động quản lý giỏi còn thiếu và đa số số lao động giỏi chủ yếu từ nơi khác đến.
Đây là một trong những khó khăn lớn của KBTB Phú Quốc trong định hướng phát triển du lịch rất nhanh của toàn huyện đảo trong những năm đến.
2.2.2.5.Về sinh kế của cộng đồng
Hiện nay, phần lớn người dân sống ở các xã nằm trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc luôn gặp khó khăn về sinh kế. Một đặc điểm chung dễ nhận thấy đó là: đa số là hộ nghèo, ít vốn, phương tiện khai thác nhỏ, ít đất sản xuất, đông con, phụ nữ không hoặc ít có cơ hội làm việc, nghề biển là nghề truyền thống khó có thể thay đổi. Đặc biệt là xã Hòn Thơm (đảo Hòn Thơm và Hòn Rỏi), gần 90% hộ dân không có đất ở (thường thuê đất ở tạm, cư trú không ổn định). Người dân khai thác thuỷ sản bằng các nghề truyền thống, lạc hậu, hoạt động ven bờ dẫn đến nguồn lợi thuỷ sản bị cạn kiệt, hệ sinh thái thảm cỏ biển bị xáo động làm gây ô nhiễm môi trường nước, tác động lớn đến nơi cư trú của các loài thuỷ sản, đặc biệt một số loài động vật biển quí hiếm như dugong, rùa biển đang có nguy cơ tiệt chủng. Do đó, chiến lược giải quyết, h trợ sinh kế thay thế cho người dân là một chiến lược vô cùng quan trọng, cần được sự quan tâm, n lực của các bên liên quan và nhiều thành phần tham gia.
Thực hiện chiến lược sinh kế bền vững; tập trung vào việc giảm mức độ dễ bị tổn thương và tạo điều kiện phát triển các hoạt động khác nhằm tăng thêm thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho cộng đồng sống bên trong và xung quanh Khu bảo
tồn biển. Trong 5 năm (2007 - 2011), Hợp phần LMPA đã h trợ triển khai nhiều hoạt động sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng của Khu bảo tồn biển Phú Quốc như:
H trợ đầu tư mô hình nuôi Ếch thương phẩm cho 3 hộ gia đình tại xã Hòn Thơm.
H trợ 5 thuyền thúng cho Tổ tình nguyện cộng đồng xã Hòn Thơm kinh doanh dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên của Tổ.
H trợ 6 con em ngư dân học lái xe ô tô hạng B2 và 1 thuyền trưởng tàu vận chuyển rác của xã Hòn Thơm.
H trợ đào tạo 8 thanh niên ở xã Hòn Thơm học nghiệp vụ du lịch (nấu ăn, phục vụ bàn, lễ tân, hướng dẫn viên du lịch …) tại Trường Trung học Kinh tế Du lịch Hoa Sữa - Hà Nội. Hiện nay các em đã có việc làm và thu nhập ổn định.
H trợ xây dựng 182 nhà vệ sinh hộ gia đình cho các hộ ngư dân nghèo, hộ thuộc diện chính sách, trường học nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn.
H trợ 99 suất học bổng cho các em học sinh nghèo học giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong năm học 2010 – 2011, ở các xã Hòn Thơm, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Gành Dầu.
Khoan 3 giếng nước ở xã đảo Hòn Thơm và Hòn Rỏi phục vụ cho cộng đồng sống trong Khu bảo tồn rạn san hô.
H trợ xã Hòn Thơm xây dựng và triển khai chương trình quản lý rác thải (trang bị tàu vận chuyển rác, chất liệu bằng Composite với công suất 30 CV, thành lập tổ thu gom rác, h trợ kinh phí hoạt động trong 8 tháng, tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường)
Nhìn chung các hoạt động h trợ sinh kế trên đã góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo việc làm giúp chuyển đổi nghề cho một bộ phận ngư dân trong Khu bảo tồn biển. Các hoạt động sinh kế nêu
trên đã được sự đồng thuận và ủng hộ rất cao của chính quyền địa phương và cộng đồng ở các xã.
Vấn đề đầu tư dịch vụ du lịch trên các đảo trong KBTB cũng phải hết sức thận trọng và khôn khéo khi sử dụng tài nguyên này vốn rất nhạy cảm với môi trường. Cần phải có chiến lược cụ thể cho người dân tham gia phát triển kinh tế bằng các hoạt động dịch vụ du lịch, đặc biệt là ngư dân khai thác thuỷ sản bằng nghề truyền thống trong Khu bảo tồn biển.
2.2.2.6.Về hoạt động đ u tư phát triển du lịch
Về đầu tư du lịch, đến nay toàn tỉnh đã thu hút được 271 dự án đang còn hiệu lực triển khai thực hiện tại 04 vùng du lịch trọng điểm, với tổng diện tích 7.561 ha, vốn đầu tư 231.965 tỷ đồng; trong đó, 179 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với diện tích 4.271 ha, vốn đầu tư đăng ký 131.582 tỷ đồng; 92 dự án có chủ trương đầu tư, đang triển khai các thủ tục đầu tư theo quy định, với diện tích
3.343 ha và vốn đăng ký đầu tư là 100.383 tỷ đồng.
Riêng Phú Quốc có 215 dự án với diện tích 6.316 ha, tổng vốn đầu tư 222.478 tỷ đồng; trong đó: 157 dự án được cấp GCNĐT với diện tích 3.721 ha, vốn đầu tư đăng ký 126.022 tỷ đồng; 30 dự án đã đi vào hoạt động, với diện tích 914 ha, vốn đầu tư 31.073 tỷ đồng; 58 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, với diện tích
2.595 ha.
Tại vùng đệm của KBTB có một số dự án phát triển các khu nghỉ dưỡng biển mà điển hình là khu nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí Vinpearl Phú Quốc, và khu nuôi thú bán hoang dã Vinpearl Safari Phú Quốc.
Ngày 23/2/2017, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ra quyết định số: 378/QĐ- UBND phê duyệt “Đề án thí điểm thành lập mô hình đồng quản lý tiểu khu bảo tồn biển ấp Bãi Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia cùng với Nhà nước trong công tác quản lý khai thác tài nguyên, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản, môi trường biển và các giá trị văn hoá - lịch sử; đảm bảo chia sẻ lợi ích hài hoà giữa các bên liên quan trên cơ sở
lợi ích lớn nhất của cộng đồng; đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường trước mắt và lâu dài cho cộng đồng địa phương cũng như của toàn tỉnh trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý, bền vững các giá trị tài nguyên biển.
Và, hiện tại chưa có dự án đầu tư nào phát triển du lịch cộng đồng ở KBTB Phú Quốc được phê duyệt.
2.2.2.7.Về sự suy giảm tài nguyên, m i trư ng du lịch
Hiện nay nhiều loài sinh vật biển tại Phú Quốc đang có nguy cơ bị đe dọa hoặc biến mất do các hoạt động của con người. Mặc dù các loài quan trọng như rùa biển, bò biển đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thảm cỏ biển, nhưng trong những năm gần đây hầu như ít khi xuất hiện. Các loài như trai điệp, bào ngư, hải sâm, cá ngựa, ghẹ, ốc nhảy, cá mú là những đối tượng có giá trị kinh tế, mang lại thu nhập cho cộng đồng cư dân địa phương cũng bị khai thác quá mức. Từ các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài điều tra khảo sát của các cơ quan nghiên cứu về môi trường biển cho thấy một thực trạng đáng lo ngại về sự suy giảm của các rạn san hô, suy thoái thảm cỏ biển trong KBTB Phú Quốc mặc dù mức độ xâm hại chưa ở mức đe dọa cao. Hầu hết các rạn san hô, thảm cỏ biển bị đe dọa là do hoạt động của con người từ các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản như nghề lưới bao rạn, nghề lặn bắt cá và các loài nhuyễn thể trong rạn san hô, nghề giã cào ven bờ trong vùng cỏ biển … hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động neo tàu, bơi lặn giải trí của khách du lịch, ô nhiểm trên biển.
Ngoài ra, một số loài động vật biển quý hiếm như: Dugong (bò biển), cá heo, rùa biển là những loài nằm trong sách đỏ, có đời sống quan hệ mật thiết với rạn san hô, thảm cỏ biển thường xuyên bị đe dọa bởi hoạt động khai thác, đánh bắt của người dân. Qua các nguồn thông tin nắm được, hàng năm đều ghi nhận xảy ra các vụ việc người dân địa phương giết hại các loài động vật biển quý hiếm xảy ra trong Khu bảo tồn biển.
Bảng 2.5: Hiện trạng của các đối tượng tài nguyên
Đối tượng | Hiện trạng | |
Sinh cảnh | Rạn san hô | Bị gãy |
Chết | ||
Diện tích suy giảm | ||
Thảm cỏ biển | Giảm độ phủ | |
Bị cày xới | ||
Loài | Rùa biển | Số lượng giảm |
Kích thước giảm | ||
Dugong | Số lượng giảm (ít thấy xuất hiện) | |
Kích thước giảm | ||
Cá ngựa | Trữ lượng giảm | |
Kích thước khai thác được nhỏ dần | ||
Ghẹ | Sản lượng khai thác tăng nhưng năng suất giảm | |
Kích ghẹ được khai thác nhỏ dần | ||
Ốc nhảy | Sản lượng khai thác giảm | |
Kích thước khai thác giảm |
Nguồn: Đề án xây dựng mô hình Đồng quản lý của Tập đoàn Đông Dương, 2014
Cư dân trên đảo
Ô nhiễm môi trường nước
San hô bị
hư hại
Tàu DL neo đậu
Thợ lặn sử dụng lưới bao Rạn san hô
Bị hư hại do hoạt động lặn, đánh bắt trong Rạn san hô bằng chất độc
Ngư dân đánh bắt bằng chất độc
KDL lặn ngắm san hô
Tàu du lịch xả rác thải, dầu thải
Tàu đánh cá xả rác thải, dầu thải
Bị gẫy do hoạt động du lịch
Sơ đồ 2.1: Mối đe dọa và nguyên nhân gây nên mối đe dọa đối với Rạn san hô
Nguồn: Đề án xây dựng mô hình Đồng quản lý của Tập đoàn Đông Dương, 2014