Giải Pháp Về Đào Tạo Phát Triển Nguồn Nhân Lực Cho Dl Đ


thật sự, sâu rộng và hiệu quả, có tính cạnh tranh cao vào thị trường các sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc.

* Nội dung thực hiện:

Trong hoạt động du lịch, công tác quảng bá và xúc tiến là cung cấp những thông tin về sản phẩm giúp khách du lịch có sự lựa chọn và thực hiện chuyến đi của mình được thuận tiện và có hiệu quả nhất. Hình thức DLCĐ không chỉ khơi dậy niềm tự hào về các giá trị văn hóa vùng miền mà còn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cộng đồng cư dân và của khách tham quan đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Việc tiến hành quảng bá xúc tiến là công việc kéo dài, cần sự phối hợp nguồn lực của nhiều cơ quan đơn vị trong và ngoài nước. Nội dung thực hiện sẽ tập trung vào các vấn đề dưới đây:

- Việc đầu tiên để triển khai xúc tiến quảng bá DLCĐ một cách bài bản, chuyên nghiệp, các kế hoạch cụ thể cần được xác định thông qua các nghiên cứu thị trường để tạo ra các sản phẩm cho các thị trường mục tiêu.

- Tổ chức hoạt động xúc tiến quảng bá cần huy động các nguồn lực xã hội và tổ chức thực hiện theo cách liên kết, hợp tác giữa các thành phần như nhà nước, tư nhân, từ các cấp quản lý cấp cao đến các hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp, các cộng đồng cư dân sở tại, phối hợp với công ty du lịch tổ chức tour của tỉnh hoàn thành các chương trình hấp dẫn gởi đến các công ty lữ hành ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh thành khác … xây dựng chu i liên kết phát triển du lịch sinh thái cộng đồng với các doanh nghiệp du lịch lữ hành, kiểm soát 100% lượng du khách tham quan, lặn biển trong khu vực tiểu khu; nâng cao giá trị sản phẩm Ghẹ xanh thông qua liên kết chu i giá trị Ghẹ xanh từ ngư dân đến người tiêu dùng ...

- Tham gia các tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên đề về du lịch nói chung hằng năm trong các dịp lễ hội tại chính địa phương và các tỉnh thành khác để cung cấp thường xuyên và kịp thời đến du khách các thông tin về sản phẩm DLCĐ vùng ven biển của Phú Quốc.

- Tạo điều kiện để các đoàn FAMTRIP cho các nhà báo, các hãng du lịch lữ hành, các doanh nghiệp liên quan đến khảo sát, làm quen tiếp cận với các tuyến điểm du


lịch và mô hình làm DLCĐ của Phú Quốc. Đây là một hình thức quảng bá rất hiệu quả mà các nước thường áp dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

- Có thể phối hợp nhiều hình thức quảng bá về hình ảnh du lịch cộng đồng tại KBTB Phú Quốc đến khách du lịch. Theo phương thức truyền thống như: in ấn tập gấp, tờ rơi, các loại đĩa VCD có vai trò như một hướng dẫn tour; hay qua phương tiện truyền thông đại chúng như: truyền hình, báo mạng điện tử, hay thông qua việc lồng ghép trong các phim tài liệu, phóng sự giới thiệu về Phú Quốc.

- Thiết kế chương trình du lịch mang tính đặc thù cộng đồng Kiên Giang khác hẳn các tour trước đó, mang tính đột phá … Để đánh giá mức độ thành công của các tour này cơ quan đầu ngành của Tỉnh phải mời các chuyên gia, nhà điều hành tour tham dự đóng góp ý kiến. Chuyển sang giai đoạn thử nghiệm phục vụ du khách lấy ý kiến để chỉnh đổi.

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 15

- Có chiến lược hoạt động marketing theo từng thời điểm. Đẩy mạnh các hoạt động marketing, chương trình du lịch đặc thù phù hợp với đối tượng học sinh cùng gia đình vào mùa hè.

3.2.5. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho DL Đ

* Mục tiêu giải pháp: tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức, cơ quan để đào tạo các khóa ngắn và dài hạn cho các thành viên trong cộng đồng ven biển đảo nơi tổ chức mô hình DLCĐ. Thúc đẩy trình độ dân trí chung của cộng đồng nhằm tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tri thức tốt, đủ khả năng phục vụ đáp ứng các nhu cầu cho du khách.

* Nội dung thực hiện:


Con người là nhân tố quyết định của mọi sự phát triển, có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch vì suy cho cùng thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Không thể có sản phẩm du lịch chất lượng cao nếu không có được đội ngũ cán bộ, các nhà quản lý và những người lao động có kiến thức quản lý, am hiểu chuyển môn nghiệp vụ, có tay nghề cao. Vì vậy, cần phải có những giải pháp để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Việc đào tạo và nâng cao nhận thức được xem là một yếu tố then chốt để cải thiện


chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động kinh doanh của loại hình du lịch cộng đồng. Đối với từng đối tượng cần phải xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp thông qua việc điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo tại địa phương.

- Đối với cán bộ phư ng và cán bộ Ban quản lý du lịch cộng đồng


Cán bộ phường và cán bộ Ban quản lý du lịch cộng đồng là những người trực tiếp nhất tham gia vào công tác quản lý hoạt động du lịch cộng đồng và sự phát triển của loại hình du lịch này tại địa phương. Do đó cần triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ngoại ngữ cho cán bộ. Tập trung vào các hình thức đào tạo ngắn hạn và tham quan nghiên cứu mô hình hoạt động du lịch cộng đồng trong cả nước cũng như nước ngoài, phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các tổ chức quôc tế để tổ chức các khóa đào tạo với những nội dung có tính thực tiễn và chuyện môn cao. Đồng thời Ban quản lý có thể liên hệ với một số trường đào tạo về du lịch để phối hợp với họ mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuộc ban quản lý. Ngân sách đào tạo lấy từ ngân sách tỉnh, địa phương và từ qu du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó cũng cần tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi những kinh nghiệm trong công tác quản lý mô hình DLCĐ với nhau.

- Đối với cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng


Qua khảo sát cho thấy trình độ dân trí của người dân tại các vùng ven biển vẫn đang còn khá thấp do điều kiện về thu nhập và giáo dục còn hạn chế. Chính vì vậy, cần có những chính sách đào tạo các nghề trực tiếp về du lịch như: nghề buồng, bếp, phục vụ du lịch, đặc biệt là ngoại ngữ. Hình thức chủ yếu là đào tạo các khóa ngắn hạn, phối hợp với các trường trung cấp, cao đẳng nghiệp vụ và các trung tâm dạy nghề, đồng thời cũng có kế hoạch kiểm tra chất lượng phục vụ của các hộ tham gia đón khách để rút ra những kinh nghiệm và bổ sung nghiệp vụ mới trong công tác phục vụ khách du lịch.


Ngoài ra cũng cần tập trung chủ yếu vào các hoạt động nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan tới các hoạt động du lịch như hiểu biết về giá trị của tài nguyên và môi trường, hiểu biết xã hội, những kiến thức có liên quan đến pháp luật có liên quan, mục đích của du lịch cộng đồng, du lịch bền vững. Trong chiến lược đào tạo cần từng bước đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên là người bản địa tinh thông về nghiệp vụ du lịch, am hiểu về văn hóa dân tộc, giỏi về ngoại ngữ để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh việc tổ chức các khóa đào tạo k năng nghiệp vụ cho người dân, ban quản lý cũng khuyến khích các hộ tự học tập lẫn nhau, những hộ mới nên tham khảo kinh nghiệm của các hộ chuyên phục vụ khách từ các mô hình ở nơi khác, tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ dân với nhau.

3.2.6. Giải pháp cho việc chia sẻ công bằng lợi ích giữa các bên tham gia

* Mục tiêu giải pháp: Tạo ra sự minh bạch và công bằng tối đa trong phân chia các lợi ích cho các bên tham gia khi hoạt động du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc.

* Nội dung thực hiện:


Trong hoạt động du lịch, việc chia sẻ lợi ích một cách thỏa đáng cho tất cả các bên tham gia là một nhiệm vụ khó khăn khi mà các bên đều mong muốn nhận những lợi ích tối đa. Vì vậy, để phân chia được công bằng cần phải nhìn nhận một cách khách quan và tổng quát về những đóng góp cũng như những hệ quả cả tích cực lẫn tiêu cực của tất cả các bên.

Các phương pháp phân chia lợi nhuận cho các thành viên cá nhân trong cộng đồng cần chú ý cẩn thận. Để đạt được điều này, cần thành lập một BQL du lịch cộng đồng như một cơ quan đại diện. Lãnh đạo, chính quyền địa phương, cũng như các tổ chức cộng đồng (ví dụ như hội phụ nữ và đoàn thanh niên, nhóm thủ công m nghệ) phải có đại diện trong BQL này. Ban quản lý phải quản lý tài chính thu nhập từ du lịch cộng đồng và các vấn đề quản lý khác như đại diện cho cộng đồng


trong các cuộc họp và thảo luận với các bên liên quan, giám sát phát triển du lịch để đảm bảo rằng nó đáp ứng các mục tiêu chính sách trong chương trình hoạt động.

Một hệ thống lưu giữ hồ sơ tài chính tốt sẽ cung cấp thông tin quan trọng để quản lý tài chính hiệu quả. Đồng thời cũng giúp đỡ để tạo ra sự minh bạch giữa các thành viên cộng đồng và, do đó, tránh được sự mất lòng tin khi xảy ra những vấn đề liên quan đến doanh thu du lịch cộng đồng.

Một trong những mục tiêu chính của du lịch cộng đồng là cùng nhau tạo thu nhập và phân chia công bằng. Thu nhập chung có thể được sử dụng cho đầu tư sản xuất trong cộng đồng (ví dụ như giếng nước, năng lượng mặt trời, cung cấp nước, y tế hoặc các chương trình giáo dục) hoặc cho các hộ gia đình nghèo nhất của làng.

3.2.7. Giải pháp cơ chế, chính sách quản lý phù hợp

* Mục tiêu giải pháp: Tạo khung về pháp lý về cơ chế quản lý và những chính sách khuyến khích đầu tư và mở rộng hoạt động phát triển DLCĐ nhằm huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho sự phát triển DLCĐ vừa theo chiều rộng lẫn chiều sâu.

* Nội dung thực hiện:


Du lịch cộng đồng nói riêng và du lịch nói chung là một lĩnh vực kinh tế xã hội mang tính liên vùng, liên ngành. Hơn nữa, du lịch cộng đồng là hình thức du lịch mang tính bền vững, vì vậy, việc cơ chế chính sách quản lý hợp lý đóng vai trò quan trọng không chỉ đem lại hiệu quả cho du lịch cộng đồng mà còn cho nhiều lĩnh vực khác.

Tạo lập cơ chế chính sách quản lý phù hợp:


Việc lên kế hoạch và xây dựng cơ chế quản lý cần đảm bảo các yếu tố: hệ thống quản lý đúng đắn, mối quan hệ liên kết giữa chủ thể và năng lực quản lý phù hợp và mô hình quản lý cần phải phân cấp rõ ràng, tránh sự chồng chéo, đan xen:

+ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch

+ Tổng cục du lịch

+ Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang

+ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang


+ Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang

+ UBND xã Hàm Ninh, xã Hòn Thơm, xã Bãi Thơm

+ Ban quản lý DLCĐ

+ Cộng đồng địa phương.


Tuy nhiên, đối tượng quản lý chủ yếu của hoạt động DLCĐ vẫn là cơ quan quản lý du lịch tại địa phương, cấp UBND các xã và Ban quản lý điều hành.

Xây dựng chính sách đầu tư phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển đảo


Đầu tiên cần gắn kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng ven biển đảo vào chính sách phát triển du lịch chung của tỉnh nhằm tận dụng tối đa những cơ hội thông qua các gói kích cầu du lịch mà tỉnh triển khai.

Do du lịch cộng đồng là cách thức làm du lịch hướng đến sự bền vững, góp phần bảo tồn các giá trị tài nguyên và xóa đói giảm nghèo nên việc tạo điều kiện thuận lợi là việc cần làm cũng như trách nhiệm của những nhà quản lý du lịch và chính quyền địa phương.

- Tạo môi trường thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư:

+ Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng k thuật cơ bản du lịch bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, ưu tiên tập trung h trợ đầu tư tại các vùng ven biển đảo có tiềm năng phát triển DLCĐ như: làng chài Hàm Ninh, làng chài Hòn Thơm, …

+ Ngoài các chính sách ưu đãi đầu tư được ghi theo luật định (Nghị định 108/2006/NĐ-CP) cần có chính sách ưu đãi linh hoạt hơn như miễn tiền thuê đất, miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian ban đầu, giảm thuế đối với việc khai thác tài nguyên ở địa phương để phục vụ xây dựng khu du lịch như: khai thác vật liệu xây dựng, khai thác rừng, khai thác nước, mặt nước, kinh doanh khai thác các làng nghề, các sự kiện văn hóa thể thao.

+ Thực hiện chính sách khuyến khích miễn thuế nhập khẩu thiết bị, vật tư, phương tiện máy móc, tàu thuyền nhằm thúc đẩy sự cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất k thuật du lịch.


- Tập trung huy động các nguồn vốn xã hội vào đầu tư phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển đảo:

+ Khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế, mọi người dân tham gia đầu tư, đóng góp vào các chương trình, dự án DLCĐ ở địa phương xem như là phần đóng góp trách nhiệm đối với cộng đồng.

+ Tăng cường các nguồn vốn ngân sách, vốn vay, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế khác vào việc tạo nguồn sinh kế bền vững và bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn cho cư dân vùng ven biển.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

- Cần sớm ban hành các chính sách, cơ chế quản lý và cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại các vùng biển đảo xa bờ.

- Xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động quốc gia có gắn với du lịch cộng đồng tại các vùng ven biển đảo.

- Quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch tại tỉnh Kiên Giang trong đó có xác định vùng ưu tiên cho phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

- Ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích mọi thành phần tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng.

- Coi trọng đầu tư cho công tác giáo dục, nâng cao dân trí cho cộng đồng cư dân ven biển và hải đảo.

- Tuyên truyền và giáo dục người dân, cán bộ quản lý về vai trò của họ đối với việc phát triển du lịch cộng đồng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, về xã hội và bảo vệ môi trường.

- Vấn đề nước ngọt luôn là vấn đề có tính sống còn trên đảo Phú Quốc. Cần có chính sách đầu tư khôi phục và xây mới các hồ chứa; xây thêm các bồn và bể chứa nước mưa. Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước để cung cấp nước sạch cho người dân trên đảo. Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải đảm bảo yêu cầu k thuật.


- Giải quyết vấn đề năng lượng cũng là yêu cầu cấp thiết. Đầu tư xây dựng trạm phát điện nhỏ, cho người dân vay vốn mua máy phát điện. Tiến tới kêu gọi đầu tư, liên kết xây dựng nhà máy phát điện sử dụng năng lượng sạch trong tương lai như năng lượng mặt trời, năng lượng sóng, gió ...

- Căn cứ và các chính sách chung của nhà nước, ban hành các quy định trong việc khai thác DLCĐ gắn liền với việc bảo vệ môi trường-cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn các di sản văn hóa. Đối với những vùng ven biển nơi có nhiều dự án về khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đang triển khai cần quản lý giám sát nghiêm ngặt việc xả thải, chiều cao xây dựng công trình, thay đổi cảnh quan, san lấp đồi cát, …

3.3.2. Đối với các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch

- Cần phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương, với chính quyền, với Ban quản lý du lịch cộng đồng ven biển đảo, các khu bảo tồn thiên nhiên, tổ chức khai thác hợp lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn.

- Để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ nhu cầu của du khách, gắn với việc khai thác cần có sự phối hợp đào tạo huấn luyện các nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng cư dân theo mục tiêu phát triển bền vững.

- Đóng vai trò quảng bá, xúc tiến cho hoạt động du lịch cộng đồng tại KBTB Phú Quốc thông qua những tờ rơi, tập gấp, trang web công ty với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

3.3. . Đối với cộng đồng dân cư vùng ven biển và hải đảo

- Cộng đồng cần tích cực mạnh dạn tham gia vào các hoạt động du lịch để chia sẻ lợi ích với các doanh nghiệp.

- Tạo ra một môi trường an ninh, an toàn và vệ sinh cho khách du lịch

- Luôn thể hiện lòng hiếu khách và nhiệt tình khi tham gia phục vụ cho khách du lịch

- Tăng cường học tập, nâng cao trình độ về nghiệp vụ du lịch, các kĩ năng giao tiếp và ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu của họat động du lịch tại địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2022